Lỗi lấn làn, đè vạch ô tô bị phạt bao nhiêu tiền?

20/04/2022
Lỗi lấn làn, đè vạch ô tô
1136
Views

Chào Luật sư X, tôi bị CGST yêu cầu dừng xe và báo lỗi lấn làn; nhưng tôi cho rằng đó là đè vạch. Vậy Luật sư có thể giải đáp cho tôi biết về lỗi lấn làn, đè vạch ô tô? Thế nào là lấn làn? Và trường hợp nào là đè vạch được không ạ?

Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi về cho chúng tôi; để hiểu rõ hơn quy định về lỗi lấn làn đè vạch ô tô; mời bạn tham khảo lời giải đáp của Luật sư X qua bài viết dưới đây nhé!

Cơ sở pháp lý

Lỗi lấn làn, đè vạch ô tô

Vi phạm hành chính được hiểu là hành vi có lỗi do cá nhân; tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước; mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.

Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính được quy định tại; Điều 3 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 như sau:

  • Việc quyết định thời hạn áp dụng biện pháp xử lý hành chính phải căn cứ vào; tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm; nhân thân người vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng;
  • Người có thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý hành chính có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính có quyền tự mình; hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính.

Như vậy khi bị CSGT dừng xe và báo lỗi vi phạm; Cá nhân cũng có quyền chứng minh mình không vi phạm hành chính.

Lỗi lấn làn, đè vạch ô tô bị phạt bao nhiêu tiền?
Lỗi lấn làn đè vạch ô tô

Lỗi lấn làn đối với ô tô

Lấn làn đối với ô tô trong khi tham gia giao thông đường bộ được hiểu là; trường hợp người tham gia giao thông chạy không đúng làn đường dành cho phương tiện đó; trên đoạn đường đã được chia thành nhiều làn và có phân biệt bằng vạch kẻ đường. Trong đó, mỗi làn đường chỉ dành cho một hoặc một số loại phương tiện nhất định.

Điều 13 của Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định về việc sử dụng làn đường như sau:

  • Khi trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều; được phân biệt bằng các vạch kẻ phân làn đường; người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ khi được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi phương tiện chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn.
  • Trên đường chỉ có một chiều có vạch kẻ phân làn đường thì; xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải phần đường trong cùng; xe cơ giới, xe máy chuyên dụng đi trên làn đường bên trái.
  • Phương tiện tham gia giao thông đường bộ đi với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải.

Như vậy, khi người tham gia giao thông đường bộ vi phạm quy định về việc sử dụng làn đường; thì sẽ bị áp dụng biện pháp xử phạt vi phạm hành chính được quy định tại; Điều 5 Mục 1 Chương II Nghị định 100/2019 về xử lý vi phạm hành chính, theo đó:

  • Điểm a Khoản 2 Điều 5; Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi; “Chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước,”.
  • Điểm đ Khoản 5 Điều 5; Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi; “Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định; điều khiển xe đi qua dải phân cách cố định ở giữa hai phần đường xe chạy”

Ngoài ra người vi phạm quy;yi định tại Điểm đ Khoản 5 còn bị áp dụng hình phạt bổ sung đó là; Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 – 03 tháng.

Lỗi đè vạch đối với ô tô

Vạch kẻ đường có thể hiểu là một dạng báo hiệu, có thể dùng độc lập hoặc kết hợp với các loại biển báo, đèn tín hiệu để hướng dẫn, điều khiển giao thông nhằm nâng cao an toàn và khả năng lưu thông xe.

Vạch kẻ đường nằm trong hệ thống báo hiệu của đường bộ; chỉ sự phân chia làn đường hướng đi hay vị trí dừng lại. Khi vạch kẻ đường sử dụng độc lập thì người điều khiển xe phải tuân thủ theo ý nghĩa của vạch kẻ đường.

Ở tại các ngã tư thường có cách vạch kẻ đường dừng lại, các phương tiện chú ý không được đè vào vạch kẻ đường đó. Trên các tuyến đường hai chiều cũng có vác vạch liền để ngăn các hai làn đường, các phương tiện nếu đè lên vạch thì được coi là vi phạm.

Lỗi lấn làn đè vạch ô tô

Về mức phạt với lỗi đè vạch đối với ô tô; được quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 5 Nghị định 123/2021/NĐ-CP như sau:

  • Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi: “Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường”

Như vậy nếu như xe ô tô của bạn đè vạch thì sẽ có thể bị phạt từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng. Khi tham gia giao thông mặc dù xe ô tô của bạn đi đúng phần đường của mình; nhưng bánh xe của bạn đè lên vạch kẻ đường thì bạn có thể bị xử phạt về lỗi đè vạch theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 5 Nghị định 123/2021/NĐ-CP

Lỗi lấn làn ô tô phạt bao nhiêu?

Hành vi điều khiển xe ô tô lấn làn có thể bị xử phạt hành chính lên đến 5.000.000 đồng theo quy định tại khoản 5.

Trường hợp gây tai nạn giao thông do đi sai làn đường thì người điều khiển ô tô còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng và tước Bằng lái xe từ 02 – 04 tháng theo quy định tại Khoản 7.

Đối với trường hợp gây tai nạn, người điều khiển xe ô tô gây tai nạn còn phải chịu trách nhiệm dân sự; đó là bồi thường cho người bị thiệt hại theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015.

Đặc biệt, hành vi vi phạm khi lái xe ô tô lấn làn còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Bộ luật hình sự 2015 về tội; vi phạm quy định trong lĩnh vực giao thông đường bộ được quy định tại Điều 260 mức hình phạt cao nhất tại Điều này có thể lên tới 15 năm tù.

Phân biệt lỗi lấn làn và lỗi đè vạch

Đây là hai lỗi mà các tài xế thường xuyên dễ bị nhầm lẫn với nhau. Có thể phân biệt hai lỗi này đơn giản như sau:

  • Lấn làn là việc phương tiện đi không đúng làn đường dành cho phương tiên đó trên đoạn đường được chia thành nhiều làn và phân biệt bằng vạch kẻ đường hoặc biển chỉ dẫn; mỗi làn chỉ dành cho một hoặc một số loại phương tiện nhất định.
  • Đè vạch là việc phương tiện đè lên vạch kẻ đường tại những nơi có vạch kẻ đường chia làn đường hướng đi hay vị trí dừng lại. Khi vạch kẻ đường sử dụng độc lập thì người điều khiển xe phải tuân thủ theo ý nghĩa của vạch kẻ đường.

Như vậy khi tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện cần tuân thủ đúng các quy định về luật an toàn giao thông đường bộ, tránh mắc các lỗi vi phạm nêu trên.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ Luật sư X

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Lỗi lấn làn, đè vạch ô tô“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên;` trong tham gia giao thông để an toàn cho bản thân và mọi người.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến xác nhận tình trạng độc thân, xác nhận tình trạng hôn nhân, thanh lập công ty,.. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102.

Câu hỏi liên quan

Lấn làn, đè vạch gây tai nạn có phải bồi thường hay không?

Người điều khiển xe ô tô gây tai nạn ngoài việc bị xử phạt hành chính thì người điều khiển xe còn có thể phải bồi thường thiệt hại nếu người bị thiệt hại yêu cầu theo quy định của Bộ luật dân sự 2015.

Lấn làn, đè vạch nếu gây tai nạn có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

Người điều khiển xe ô tô nếu vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây tai nạn, trong đó nếu hành vi đủ yếu tố cấu thành tội phạm quy định tại Điều 260 Bộ luật hình sự 2015 thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Người điều khiển xe ô tô thường đè vạch ở những đường như thế nào?

Ở những nơi như ngã tư, đường hai chiều thường có những vạch kẻ đường yêu cầu dừng lại hoặc vạch phân chia đường ngược chiều với nhau. Người điều khiển xe cần chú ý quan sát và không đè vào vạch kẻ đường.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Giao thông

Comments are closed.