Quy định bổ nhiệm lại viên chức quản lý như thế nào?

04/12/2023
Quy định bổ nhiệm lại viên chức quản lý
218
Views

Theo quy định pháp luật, bổ nhiệm là người đứng đầu một cơ quan, tổ chức, đơn vị cử một cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ trong một thời gian hay còn gọi là một nhiệm kỳ. Viên chức được bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý có thể được bổ nhiệm lại. Theo đó, một viên chức có thể được bổ nhiệm lại không quá hai nhiệm kỳ liên tiếp, mỗi nhiệm kỳ có thời hạn là 05 năm. Vậy quy định bổ nhiệm lại viên chức quản lý được quy định như thế nào? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư 247 để biết thêm quy định pháp luật về vấn đề này nhé!

Căn cứ pháp lý

  • Nghị định 115/2020/NĐ-CP 

Quy định bổ nhiệm lại viên chức quản lý

Viên chức quản lý là những cá nhân được người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập cử giữ chức vụ quản lý trong một thời hạn nhất định. Mỗi viên chức quản lý sẽ giữ chức vụ một nhiệm kỳ là 05 năm, không quá hai nhiệm kỳ liên tiếp. Dưới đây là quy định pháp luật về trình tự, thủ tục bổ nhiệm lại viên chức quản lý.

Tại Điều 51 Nghị định 115/2020/NĐ-CP có quy định:

Điều 51. Thủ tục bổ nhiệm lại

1. Chậm nhất 90 ngày trước ngày hết thời hạn bổ nhiệm, cơ quan, đơn vị có thẩm quyền bổ nhiệm phải ra thông báo thực hiện quy trình xem xét bổ nhiệm lại đối với viên chức.

2. Viên chức làm báo cáo tự nhận xét, đánh giá việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ trong thời hạn giữ chức vụ gửi người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền bổ nhiệm.

3. Tổ chức hội nghị cán bộ chủ chốt lấy ý kiến về việc bổ nhiệm lại

Thành phần: Thực hiện như quy định tại bước 4 quy trình bổ nhiệm viên chức quản lý.

Trình tự thực hiện: Viên chức được xem xét để bổ nhiệm lại báo cáo tự nhận xét, đánh giá việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ trong thời hạn giữ chức vụ; hội nghị tham gia góp ý kiến và bỏ phiếu tín nhiệm bằng phiếu kín đối với viên chức được xem xét bổ nhiệm lại.

Biên bản hội nghị, biên bản kiểm phiếu tín nhiệm được gửi lên người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền bổ nhiệm. Kết quả kiểm phiếu không công bố tại hội nghị này.

4. Tập thể lãnh đạo đơn vị thảo luận và biểu quyết nhân sự

Thành phần: Thực hiện như quy định tại bước 5 quy trình bổ nhiệm viên chức quản lý.

Trình tự thực hiện:

Phân tích kết quả lấy phiếu ở hội nghị cán bộ chủ chốt. Viên chức được đề nghị bổ nhiệm lại phải đạt tỷ lệ trên 50% tính trên tổng số người được triệu tập tham gia hội nghị cán bộ chủ chốt giới thiệu;

Xác minh, kết luận những vấn đề mới nảy sinh (nếu có);

Lấy ý kiến bằng văn bản của ban thường vụ đảng ủy hoặc đảng ủy đơn vị (những nơi không có ban thường vụ) về nhân sự được đề nghị bổ nhiệm lại;

Tập thể lãnh đạo thảo luận, nhận xét, đánh giá và biểu quyết nhân sự bằng phiếu kín. Nhân sự được đề nghị bổ nhiệm lại phải đạt tỷ lệ trên 50% tổng số thành viên tập thể lãnh đạo đồng ý; trường hợp nhân sự đạt tỷ lệ 50% thì do người đứng đầu quyết định; đồng thời báo cáo đầy đủ các ý kiến khác nhau để cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập ra quyết định bổ nhiệm lại theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xem xét, quyết định.”

Như vậy, việc bổ nhiệm lại viên chức quản lý được thực hiện theo quy trình nêu trên.

Khi nào viên chức quản lý được bổ nhiệm lại?

Viên chức quản lý giữ chức vụ không quá hai nhiệm kỳ liên tiếp. Do đó, khi hết nhiệm kỳ đầu tiên thì viên chức đó có thể được tái bổ nhiệm. Tuy nhiên, để được bổ nhiệm lại, viên chức quản lý phải đáp ứng một số điều kiện luật định. Dưới đây là quy định pháp luật về điều kiện bổ nhiệm lại viên chức quản lý tại đơn vị sự nghiệp công lập.

Theo quy định tại Điều 50 Nghị định 115/2020/NĐ-CP, viên chức quản lý đáp ứng đủ các điều kiện sau đây sẽ được xem xét bổ nhiệm lại chức danh quản lý:

  • Viên chức hoàn thành nhiệm vụ trong thời hạn giữ chức vụ quản lý.
  • Viên chức đáp ứng đủ tiêu chuẩn về chức danh quản lý theo quy định của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tại thời điểm bổ nhiệm lại.
  • Đơn vị có nhu cầu về vị trí việc làm viên chức quản lý.
  • Viên chức đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ và chức trách được giao.
  • Viên chức không thuộc các trường hợp bị cấm đảm nhiệm chức vụ theo quy định của Đảng và của pháp luật; không đang trong thời hạn xử lý kỷ luật, không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật viên chức quy định tại Điều 56 Luật Viên chức 2010 được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 2 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 .
Quy định bổ nhiệm lại viên chức quản lý
Quy định bổ nhiệm lại viên chức quản lý

Hồ sơ bổ nhiệm lại viên chức quản lý bao gồm những giấy tờ gì?

Sau khi viên chức hết nhiệm kỳ lần thứ nhất, viên chức quản lý nếu đã đáp ứng những điều kiện do pháp luật quy định để được bổ nhiệm lại thì viên chức đó sẽ được người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập chuẩn bị hồ sơ. Viên chức quản lý phải hợp tác trong việc hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.

Theo khoản 1 Điều 53 Nghị định 115/2020/NĐ-CP, hồ sơ bổ nhiệm lại viên chức quản lý như quy định đối với hồ sơ bổ nhiệm viên chức giữ chức vụ quản lý quy định tại Điều 48 Nghị định 115/2020/NĐ-CP, cụ thể bao gồm những giấy tờ như sau:

Dẫn chiếu đến quy định tại Điều 48 Nghị định 115/2020/NĐ-CP:

Điều 48. Hồ sơ bổ nhiệm

Hồ sơ nhân sự bổ nhiệm phải được kê khai trung thực, chính xác, đầy đủ nội dung nêu tại các mục và phải được cấp có thẩm quyền xác nhận hoặc chứng thực theo quy định, bao gồm:

1. Tờ trình về việc bổ nhiệm do người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập ký (đối với trường hợp trình cấp trên có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm) hoặc do người đứng đầu bộ phận phụ trách về công tác tổ chức cán bộ ký (đối với trường hợp người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quyết định);

2. Bản tổng hợp kết quả kiểm phiếu kèm theo biên bản kiểm phiếu ở các bước trong quy trình bổ nhiệm;

3. Sơ yếu lý lịch viên chức do cá nhân tự khai theo mẫu quy định, được đơn vị sự nghiệp công lập trực tiếp quản lý xác nhận, có dán ảnh màu khổ 4×6, chụp trong thời gian không quá 06 tháng;

4. Bản tự kiểm điểm 3 năm công tác gần nhất;

5. Nhận xét, đánh giá của tập thể lãnh đạo đơn vị về phẩm chất đạo đức, lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật, đoàn kết nội bộ, về năng lực công tác, kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ trong 3 năm gần nhất;

6. Nhận xét của chi ủy nơi cư trú đối với bản thân và gia đình. Trường hợp nơi cư trú của bản thân khác với nơi cư trú của gia đình thì phải lấy nhận xét của chi ủy nơi bản thân cư trú và nơi gia đình cư trú;

7. Kết luận của cấp ủy có thẩm quyền về tiêu chuẩn chính trị;

8. Bản kê khai tài sản, thu nhập theo mẫu quy định;

9. Bản sao các văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của tiêu chuẩn chức danh bổ nhiệm;

Trường hợp có văn bằng do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp hoặc cơ sở đào tạo trong nước liên kết với nước ngoài cấp phải được Bộ Giáo dục và Đào tạo chứng nhận;

10. Giấy chứng nhận sức khỏe của cơ sở y tế có thẩm quyền cấp trong thời hạn 06 tháng.”

Như vậy, hồ sơ bổ nhiệm lại viên chức quản lý bao gồm 10 loại giấy tờ nêu trên.

Khuyến nghị

Luật sư 247 là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Quy định bổ nhiệm lại viên chức quản lý chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự Công ty Luật sư 247 luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.

Thông tin liên hệ

Vấn đề Quy định bổ nhiệm lại viên chức quản lý đã được Luật sư 247 giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư 247 chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc cũng như nhu cầu dịch vụ của quý khách hàng liên quan tới soạn thảo công văn xác minh đăng ký lại khai sinh. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Thời hạn giữ chức vụ quản lý đối với viên chức là bao lâu?

Theo Điều 43 Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định thời hạn giữ chức vụ quản lý đối với viên chức như sau:
– Thời hạn giữ chức vụ quản lý cho mỗi lần bổ nhiệm là 05 năm, tính từ thời điểm quyết định bổ nhiệm có hiệu lực, trừ trường hợp thời hạn dưới 05 năm theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
– Thời hạn viên chức giữ một chức vụ quản lý không quá hai nhiệm kỳ liên tiếp được thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

Tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm viên chức quản lý là gì?

Căn cứ theo Điều 44 Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định bổ nhiệm viên chức quản lý phải đáp ứng tiêu chuẩn và điều kiện sau:
– Bảo đảm tiêu chuẩn chung theo quy định của Đảng, Nhà nước và tiêu chuẩn cụ thể của chức vụ bổ nhiệm theo quy định của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền.
– Phải được quy hoạch chức vụ bổ nhiệm nếu là nguồn nhân sự tại chỗ hoặc được quy hoạch chức vụ tương đương nếu là nguồn nhân sự từ nơi khác. Trường hợp đơn vị mới thành lập chưa thực hiện việc phê duyệt quy hoạch thì do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
– Có hồ sơ, lý lịch cá nhân được xác minh, có bản kê khai tài sản, thu nhập theo quy định.
– Điều kiện về tuổi bổ nhiệm:
+ Viên chức được đề nghị bổ nhiệm lần đầu giữ chức vụ quản lý hoặc đề nghị bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý cao hơn thì tuổi bổ nhiệm phải còn đủ 05 năm công tác tính từ khi thực hiện quy trình bổ nhiệm; trường hợp đặc biệt báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định;
+ Viên chức được đề nghị bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý mà thời hạn giữ chức vụ dưới 05 năm theo quy định của pháp luật chuyên ngành thì tuổi công tác phải đủ một nhiệm kỳ;
+ Viên chức được bổ nhiệm giữ chức vụ mới tương đương hoặc thấp hơn chức vụ đang giữ thì không tính tuổi bổ nhiệm theo quy định tại điểm a khoản này.
– Có đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ và chức trách được giao.
– Không thuộc các trường hợp bị cấm đảm nhiệm chức vụ theo quy định của Đảng và của pháp luật; không đang trong thời hạn xử lý kỷ luật, không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật viên chức quy định tại Điều 56 Luật Viên chức (sửa đổi, bổ sung tại Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức)

Trường hợp nào kéo dài thời gian chữ chức vụ quản lý?

Các trường hợp chưa thực hiện quy trình bổ nhiệm lại hoặc kéo dài thời gian giữ chức vụ quản lý:
– Viên chức quản lý đang trong thời hạn xử lý kỷ luật, đang bị điều tra, truy tố, xét xử;
– Viên chức quản lý đang trong thời gian được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cử đi học tập, công tác ở nước ngoài 03 tháng trở lên;
– Viên chức quản lý đang trong thời gian điều trị nội trú từ 03 tháng trở lên tại các cơ sở y tế hoặc đang trong thời gian nghỉ chế độ thai sản.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.