Phụ cấp trách nhiệm kế toán có đóng BHXH không?

21/12/2023
Phụ cấp trách nhiệm kế toán có đóng BHXH không
319
Views

Câu hỏi: Chào luật sư, tôi hiện nay đang làm kế toán cho khối cơ quan của ủy ban nhân dân tỉnh, thời gian côgn tác của tôi đã được 10 năm và nay vừa được bổ nhiệm lên làm kế toán trưởng. Theo tôi được biết thì làm kế toán trưởng sẽ được nhận một khoản phụ cấp trách nhiệm của công việc phụ trách kế toán là 0,2 mức lương cơ sở. Tuy nhiên tôi hiện nay có một thắc mắc đó chính là mức “Phụ cấp trách nhiệm kế toán có đóng BHXH không” ạ?. Mong luật sư giải đáp. Tôi xin cảm ơn.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi, để giải đáp thắc mắc của mình cũng như tìm hiểu các vấn đề khác liên quan đến mức phụ cấp trách nhiệm của kế toán thì mời bạn hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu qua bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.

Phụ trách kế toán là gì?

Kế toán là một chức danh cong chức không thể thiếu tại các khối cơ quan nhà nước hay tại các đơn vị sự nghiệp, tại các doanh nghiệp….Với chức năng và nhiệm vụ như quản lý chi tiêu, quản lý kinh tế của các cơ quan hay doanh nghiệp…. Khi đảm nhiệm vị trí này thì người kế toán sẽ luôn gắn với những con số, giấy tờ, sổ sách…

Theo Điều 20 Nghị định 174/2016/NĐ-CP quy định về phụ trách kế toán như sau:

– Đơn vị kế toán phải bố trí kế toán trưởng trừ các đơn vị quy định tại khoản 2 Điều này. Trường hợp đơn vị chưa bổ nhiệm được ngay kế toán trưởng thì bố trí người phụ trách kế toán hoặc thuê dịch vụ làm kế toán trưởng theo quy định. Thời gian bố trí người phụ trách kế toán tối đa là 12 tháng, sau thời gian này đơn vị kế toán phải bố trí người làm kế toán trưởng.

– Phụ trách kế toán:

+ Các đơn vị kế toán trong lĩnh vực nhà nước bao gồm: Đơn vị kế toán chỉ có một người làm kế toán hoặc một người làm kế toán kiêm nhiệm; đơn vị kế toán ngân sách và tài chính xã, phường, thị trấn thì không thực hiện bổ nhiệm kế toán trưởng mà chỉ bổ nhiệm phụ trách kế toán.

+ Các doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa được bố trí phụ trách kế toán mà không bắt buộc phải bố trí kế toán trưởng.

– Thời hạn bổ nhiệm kế toán trưởng của các đơn vị kế toán trong lĩnh vực kế toán nhà nước, thời hạn bổ nhiệm phụ trách kế toán của các đơn vị quy định tại điểm a khoản 2 Điều này là 5 năm sau đó phải thực hiện các quy trình về bổ nhiệm lại kế toán trưởng, phụ trách kế toán.

– Khi thay đổi kế toán trưởng, phụ trách kế toán, người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán hoặc người quản lý, điều hành đơn vị kế toán phải tổ chức bàn giao công việc và tài liệu kế toán giữa kế toán trưởng, phụ trách kế toán cũ và kế toán trưởng, phụ trách kế toán mới, đồng thời thông báo cho các bộ phận có liên quan trong đơn vị và cho các cơ quan nơi đơn vị mở tài khoản giao dịch biết họ tên và mẫu chữ ký của kế toán trưởng, phụ trách kế toán mới. Kế toán trưởng, phụ trách kế toán mới chịu trách nhiệm về công việc kế toán của mình kể từ ngày nhận bàn giao công việc. Kế toán trưởng, phụ trách kế toán cũ vẫn phải chịu trách nhiệm về công việc kế toán trong thời gian mình phụ trách.

– Bộ Nội vụ hướng dẫn phụ cấp trách nhiệm công việc, thẩm quyền, thủ tục bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, thay thế kế toán trưởng và phụ trách kế toán của các đơn vị kế toán trong lĩnh vực kế toán nhà nước.

Theo Điều 21 Nghị định 174/2016/NĐ-CP quy định về tiêu chuẩn và điều kiện của kế toán trưởng, phụ trách kế toán như sau:

– Kế toán trưởng, phụ trách kế toán phải có các tiêu chuẩn quy định tại điểm a, c, d khoản 1 Điều 54 Luật kế toán và không thuộc các trường hợp không được làm kế toán theo quy định tại Điều 19 Nghị định này. Bộ Tài chính quy định về việc tổ chức, bồi dưỡng và cấp chứng chỉ kế toán trưởng.

– Kế toán trưởng, phụ trách kế toán của các đơn vị kế toán sau đây phải có chuyên môn nghiệp vụ về kế toán từ trình độ đại học trở lên….

– Đối với các tổ chức, đơn vị khác ngoài các đối tượng quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này, tiêu chuẩn về trình độ, chuyên môn nghiệp vụ của kế toán trưởng, phụ trách kế toán do người đại diện theo pháp luật của đơn vị quyết định phù hợp với quy định của Luật kế toán và các quy định khác của pháp luật liên quan.

Phụ cấp trách nhiệm kế toán có đóng BHXH không

Mức phụ cấp trách nhiệm công việc của kế toán

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì kế toán có các nhiệm vụ quan trọng như thu thập và xử lý các loại thông tin, số liệu, tiến hành kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, ngoài ra khi có yêu cầu còn cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định…Đây là những công việc khá phức tạp, vậy nên nước ta đã đưa ra chính sách hỗ trợ phụ cấp trách nhiệm công việc của kế toán.

Người phụ trách kế toán được hưởng phụ cấp trách nhiệm trong thời gian công tác với vị trí kế toán. Căn cứ theo Điều 11 Thông tư 04/2018/TT-BNV quy định như sau:

“Điều 11. Phụ cấp trách nhiệm công việc phụ trách kế toán

1. Người được bổ nhiệm phụ trách kế toán quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 6 hoặc người được bố trí làm phụ trách kế toán quy định tại Khoản 3 Điều 6 của Thông tư này (trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này) được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc hằng tháng 0,1 so với mức lương cơ sở.

2. Người được bố trí phụ trách kế toán ở các đơn vị quy định tại Khoản 6 và Khoản 7 Điều 2 của Thông tư này được hưởng mức phụ cấp trách nhiệm công việc phụ trách kế toán theo quyết định của cấp có thẩm quyền trên cơ sở vận dụng mức phụ cấp trách nhiệm công việc phụ trách kế toán quy định tại Khoản 1 Điều này phù hợp với hoạt động của đơn vị mình.”

Và tại Mục 6 Công văn 9810/BNN-TCCB năm 2014 hướng dẫn về phụ cấp trách nhiệm như sau:

6. Phụ cấp trách nhiệm công việc kế toán trưởng, phụ trách kế toán
a) Đối với các đơn vị kế toán trực thuộc Bộ, kế toán trưởng được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc là 0,2 so với mức lương cơ sở; phụ trách kế toán được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc là 0,1 so với mức lương cơ sở.
b) Đối với các đơn vị kế toán cấp II, cấp IIl, kế toán trưởng và phụ trách kế toán được hưởng mức phụ cấp trách nhiệm công việc theo quyết định của cấp có thẩm quyền nhưng mức tối đa không vượt quá mức 0,2 đối với kế toán trưởng và mức 0,1 đối với phụ trách kế toán để phù hợp với hoạt động của đơn vị.
c) Kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán có thể đồng thời giữ chức vụ trưởng phòng, phó trưởng phòng hoặc tương đương, trường hợp này được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán cộng thêm phụ cấp chức vụ của chức danh đảm nhận.
d) Kế toán trưởng được bổ nhiệm theo quy định tại Thông tư liên tịch số 50/2005/TTLT/BTC-BNV ngày 15/6/2005, tính đến ngày 01/01/2014 chưa đến thời hạn xem xét bổ nhiệm lại được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc kế toán trưởng theo quy định tại Thông tư liên tịch số 163/2013/TTLT-BTC-BNV và tại Hướng dẫn này kể từ ngày 01/01/2014. Cấp có thẩm quyền căn cứ nhu cầu công tác, tiêu chuẩn và điều kiện của chức danh bổ nhiệm để xem xét việc bổ nhiệm kế toán trưởng giữ chức trưởng phòng, phó trưởng phòng hoặc tương đương.”

Như vậy kế toán viên của các đơn vị kế toán trong lĩnh vực kế toán nhà nước được phụ cấp trách nhiệm được quy định như trên.

Như vậy, theo quy định nêu trên thì hiện nay, mức phụ cấp trách nhiệm công việc của kế toán trưởng là 0,2 so với mức lương cơ sở.

Theo đó, mức lương cơ sở hiện nay là 1,490,000 đồng/tháng theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP. Đến ngày 01/7/2023, chính thức tăng lên 1,800,000 đồng/tháng theo Nghị định 24/2023/NĐ-CP.

Như vậy, mức phụ cấp trách nhiệm công việc của kế toán trưởng từ 01/7/2023 là 360.000 đồng (=0,2 x 1.800.000đ).

Phụ cấp trách nhiệm kế toán có đóng BHXH không?

Bảo hiểm xã hội là một loại bảo hiểm mang tính chất bắt buộc đối với khá nhiều trường hợp là người lao động tại các doanh nghiệp hay cán bộ công chức, viên chức tại các cơ quan Nhà nước. Khi đó thì mức lương để đóng bảo hểm xã hội sẽ bao gồm mức lương hiện hưởng và một số loại phụ cấp khác. Vậy thì phụ cấp trách nhiệm kế toán có đóng BHXH không?, hãy cùng tìm hiểu nhé.

Theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và các quy định pháp luật khác hướng dẫn liên quan thì các khoản thu nhập tính đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm:

– Tiền lương;

– Phụ cấp chức vụ, chức danh;

Phụ cấp trách nhiệm;

– Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

– Phụ cấp thâm niên;

– Phụ cấp khu vực;

– Phụ cấp lưu động;

– Phụ cấp thu hút;

– Các phụ cấp có tính chất tương tự;

– Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thoả thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.

Như vậy: Căn cứ quy định được trích dẫn trên đây thì khoản phụ cấp trách nhiệm thuộc các khoản thu nhập phải tính đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Khuyến nghị

Luật sư 247 là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Phụ cấp trách nhiệm kế toán có đóng BHXH không chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự Công ty Luật sư 247 luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.

Thông tin liên hệ

Luật sư 247 đã tư vấn có liên quan đến vấn đề “Phụ cấp trách nhiệm kế toán có đóng BHXH không?”. Chúng tôi cung cấp các dịch vụ khác liên quan như là tư vấn pháp lý về phí ly hôn thuận tình. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Trường hợp kế toán trưởng được bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo trong đơn vị thì có được hưởng đồng thời phụ cấp trách nhiệm và phụ cấp chức vụ không?

Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 5 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 875/QĐ-BTC năm 2019 như sau:
Phụ cấp trách nhiệm công việc của kế toán trưởng, phụ trách kế toán, bố trí phụ trách kế toán:

3. Trường hợp kế toán trưởng, phụ trách kế toán đồng thời được bổ nhiệm các chức vụ lãnh đạo khác trong đơn vị thì ngoài hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc của kế toán trưởng, phụ trách kế toán còn được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo theo quy định của pháp luật hiện hành.
Theo đó, trường hợp kế toán trưởng được bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo trong đơn vị thì sẽ được hưởng đồng thời phụ cấp trách nhiệm và phụ cấp chức vụ lãnh đạo theo quy định của pháp luật hiện hành.

Nhiệm vụ của kế toán hành chính sự nghiệp là gì?

Kế toán trong đơn vị hành chính sự nghiệp đóng vai trò rất quan trọng đối với vai trò đó, công tác kế toán trong các đơn vị hành chính sự nghiệp phải có kế hoạch tổ chức hệ thống thông tin bằng số liệu để quản lý và để kiểm soát nguồn kinh phí, tình hình sử dụng quyết toán kinh phí, tình hình quản lý và sử dụng các loại vật tư tài sản công, tình hình chấp hành dự toán thu, chi và thực hiện các tiêu chuẩn định mức của Nhà nước ở đơn vị.
Đồng thời, kế toán hành chính sự nghiệp với chức năng thông tin mọi hoạt động kinh tế phát sinh trong quá trình chấp hành ngân sách nhà nước được Nhà nước sử dụng như một công cụ sắc bén trong việc quản lý ngân sách nhà nước, góp phần đắc lực vào việc sử dụng vốn một tiết kiệm và hiệu quả cao. Để thực sự có hiệu lực trong công tác quản lý kinh tế tài chính, kế toán trong các đơn vị hành chính sự nghiệp phải thực hiện những nhiệm vụ chủ yếu sau:
+ Ghi chép và phản ánh một cách chính xác, kịp thời, đầy đủ và có hệ thống tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn, quá trình hình thành kinh phí và sử dụng nguồn kinh phí, tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại đơn vị.
+ Thực hiện kiểm tra, kiểm soát tình hình chấp hành dự toán thu chi, tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế tài chính và các tiêu chuẩn, định mức của Nhà nước kiểm tra việc quản lý, sử dụng các loại vật tư tài sản ở đơn vị, kiểm tra việc chấp hành kỷ luật thu, nộp ngân sách, chấp hành kỷ luật thanh toán và chế độ chính sách của Nhà nước.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.