Phụ cấp trách nhiệm có đóng BHXH không?

21/12/2023
Phụ cấp trách nhiệm có đóng BHXH không
255
Views

Để đảm bảo quyền lợi của người lao động thì trong quá trình hoạt động lao động sản xuất thì sẽ có một số vị trí việc làm thì ngài mức lương cơ bản ra thì sẽ còn có một số khoản phụ cấp khác tùy thuộc vào điều kiện lao động, điều kiện sinh hoạt làm việc hay do tính chất phức tạp của công việc. Ngoài ra những khoản phụ cấp này còn thể hiện mức độ thu hút lao động của công ty. Trong đó thì có một khoản trợ cấp khá mới và chưa thực sự được áp dụng phổ biến, đó chính là phụ cấp trách nhiệm. Vậy thì “Phụ cấp trách nhiệm có đóng BHXH không”?. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Luật sư 247 nhé.

Phụ cấp trách nhiệm là gì?

Hiện nay trong trường hợp người lao động khi  làm một số công việc thuộc công tác quản lý hoặc công việc hiện đang làm đòi hỏi mức độ trách nhiệm cao hơn so với vị trí việc làm đã được thỏa thuận và trả lương trước đó thì sẽ được hưởng trợ cấp trách nhiệm. Thông thường mức phụ cấp này sẽ được chi trả cho những người có trình độ chuyên môn, kĩ thuật cao hay bằng cấp chứng chỉ cao…

Mức phụ cấp tiền lương trên khác nhau giữa các doanh nghiệp khác nhau, khác nhau giữa các lao động khác nhau. Mức phụ cấp nhiều hay ít sẽ tùy vào đặc điểm của doanh nghiệp, tùy thuộc vào vị trí làm việc, khu vực làm việc của người lao động…. 

Phụ cấp trách nhiệm có thể được hiểu là phụ cấp nhằm bù đắp cho những người vừa trực tiếp sản xuất hoặc làm công tác chuyên môn nghiệp vụ vừa kiêm nhiệm công tác quản lý không thuộc chức vụ lãnh đạo;

Hoặc những người làm công việc đòi hỏi trách nhiệm cao mà điều kiện này chưa được xác định trong mức lương. 

 Điều kiện được hưởng phụ cấp trách nhiệm:

– Người lao động làm một số công việc thuộc công tác quản lý (như tổ trưởng, tổ phó, đội trưởng, đội phó, quản đốc, đốc công, trưởng ca, phó trưởng ca, trưởng kíp, phó trưởng kíp và chức danh tương tự)

– Hoặc công việc đòi hỏi trách nhiệm cao hơn so với trách nhiệm đã tính trong mức lương của thang lương, bảng lương (như thủ quỹ, thủ kho, kiểm ngân và chức danh tương tự).

– Phụ cấp trách nhiệm được tính trả cùng kỳ trả lương hàng tháng.

– Khi không làm công việc được hưởng phụ cấp trách nhiệm từ 01 tháng trở lên thì không hưởng phụ cấp trách nhiệm.

Cách chi trả phụ cấp trách nhiệm công việc với cán bộ, công chức, viên chức theo tiểu mục 2 Mục II Thông tư 05/2005/TT-BNV như sau:

– Phụ cấp trách nhiệm công việc được chi trả cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội;

– Khi không làm công việc có quy định hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc từ một tháng trở lên thì không được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc.

Căn cứ tiểu mục 1 Mục 2 Thông tư 05/2005/TT-BNV quy định mức phụ cấp trách nhiệm công việc của cán bộ, công chức, viên chức:

Phụ cấp trách nhiệm công việc gồm 4 mức: 0,5; 0,3; 0,2 và 0,1 so với mức lương tối thiểu chung.

Mức lương tối thiểu chung hiện nay là mức lương cơ sở. Từ ngày 01/7/2023, mức lương cơ sở được áp dụng là 1.800.000 đồng/tháng (quy định tại Nghị định 24/2023/NĐ-CP)

Như vậy, mức phụ cấp trách nhiệm công việc của cán bộ, công chức, viên chức hiện nay như sau:

– Mức 1: Phụ cấp trách nhiệm công việc = 0.5 x Mức lương cơ sở = 900.000 đồng.

– Mức 2: Phụ cấp trách nhiệm công việc = 0.3 x Mức lương cơ sở = 540.000 đồng

– Mức 3: Phụ cấp trách nhiệm công việc = 0.2 x Mức lương cơ sở = 360.000 đồng

– Mức 4: Phụ cấp trách nhiệm công việc = 0.1 x Mức lương cơ sở = 180.000 đồng.

Đối tượng áp dụng phụ cấp trách nhiệm với cán bộ công chức viên chức

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì chế độ phụ cấp trách nhiệm sẽ được áp dụng không chỉ với các doanh nghiệp mà còn được áp dụng với nhóm đối tượng là cán bộ công chức hay viên chức. Theo đó thì tùy theo nhóm đối tượng cụ thể mà sẽ áp dụng mức phụ cấp trách nhiệm khác nhau, cụ thể như sau:

Căn cứ tiểu mục 2 Mục 2 Thông tư 05/2005/TT-BNV quy định đối tượng áp dụng các mức phụ cấp trách nhiệm công việc như sau:

– Mức 1, hệ số 0,5 áp dụng đối với:

+ Cán bộ, công chức, viên chức thuộc biên chế trả lương của các phòng Bảo vệ sức khoẻ Trung ương 2, Bảo vệ sức khoẻ Trung ương 3, Bảo vệ sức khoẻ Trung ương 5 thuộc Bệnh viện Hữu nghị và phòng Bảo vệ sức khoẻ cán bộ Trung ương phía Nam thuộc Bệnh viện Thống nhất;

+ Lái xe phục vụ các chức danh từ Phó Thủ tướng Chính phủ và tương đương trở lên.

– Mức 2, hệ số 0,3 áp dụng đối với:

+ Trạm trưởng, Trại trưởng các trạm, trại nghiên cứu ứng dụng, thực nghiệm khoa học kỹ thuật của các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản;

+ Trạm trưởng, Trại trưởng các trạm, trại nuôi trồng cây con, thuốc quý hiếm để nghiên cứu trong phòng thí nghiệm y, dược khoa và làm thuốc;

+ Cán bộ, viên chức trực tiếp vận hành, bảo dưỡng máy gia tốc điện tử MT-17, máy phát nơtron NA-3C, người xử lý mẫu và nguồn phóng xạ kín, hở, an toàn phóng xạ;

+ Cán bộ, công chức, viên chức thuộc biên chế trả lương của Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

+ Cán bộ, viên chức thuộc biên chế trả lương của các khoa, bộ phận hồi sức cấp cứu và trực tiếp phục vụ cấp cứu bệnh nhân tại trạm cấp cứu 05;

+ Giáo viên và cán bộ quảnlý giáo dục thuộc biên chế trả lương của các trường chuyên biệt;

+ Giáo viên được cử làm Tổng phụ trách (chuyên trách và bán chuyên trách) Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh ở trường phổ thông hạng 1

+ Huấn luyện viên trưởng đội tuyển thể dục, thể thao Quốc gia;

+ Lái xe phục vụ chức danh Bộ trưởng và tương đương;

+ Trưởng kho vật liệu nổ, nhân viên cung ứng vật liệu nổ.

– Mức 3, hệ số 0,2 áp dụng đối với:

+ Phó trạm trưởng, Phó trại trưởng các trạm, trại nghiên cứu ứng dụng, thực nghiệm khoa học kỹ thuật của các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản;

+ Phó trạm trưởng, Phó trại trưởng các trạm, trại nuôi trồng cây con, thuốc quý hiếm để nghiên cứu trong phòng thí nghiệm y, dược khoa và làm thuốc;

+ Cán bộ, viên chức bảo vệ, vận chuyển, làm việc với các mẫu và nguồn phóng xạ kín và hở; kiểm tra độ phóng xạ khu vực máy gia tốc điện tử MT-17, máy phát nơtron NA-3C và trung tâm đo phóng xạ; phục vụ công tác an toàn máy gia tốc điện tử MT-17, máy phát nơtron NA-3C, vệ sinh khu vực máy, kho nguồn và trung tâm đo phóng xạ;

+ Tổ trưởng các ngành địa chất, khí tượng thuỷ văn, khảo sát, đo đạc, trồng rừng và điều tra rừng;

+ Trưởng kho lưu trữ tài liệu, thư viện, Trưởng kho lưu trữ bảo quản, phục chế hiện vật trong các bảo tàng hạng II trở lên, kho khu di tích Phủ Chủ tịch;

+ Trưởng kho lưu trữ tài liệu thuộc Cục Văn thư Lưu trữ Nhà nước;

+ Trưởng kho thuộc Cục Dự trữ Quốc gia;

+ Trưởng kho, Trưởng quỹ tiền, vàng bạc, đá quý Ngân hàng Nhà nước và Kho bạc Nhà nước từ Trung ương đến cấp huyện;

+ Cán bộ, viên chức thuộc biên chế trả lương của các trại điều dưỡng thương binh nặng, bệnh viện điều trị, trại nuôi dưỡng người tâm thần, bệnh phong;

+ Giáo viên được cử làm Tổng phụ trách (chuyên trách và bán chuyên trách) Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh ở trường phổ thông hạng II;

+ Cán bộ, viên chức thuộc biên chế trả lương của Bệnh viện Hữu nghị;

+ Huấn luyện viên trưởng đội tuyển thể dục, thể thao tỉnh, ngành, thành phố trực thuộc Trung ương;

+ Bác sĩ, kỹ thuật viên y học thể dục, thể thao ở đội tuyển Quốc gia làm công tác kiểm tra, theo dõi, chăm sóc, phục hồi sức khoẻ cho các vận động viên;

+ Lái xe phục vụ các chức danh Thứ trưởng, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tương đương;

+ Phó trưởng kho vật liệu nổ.

Phụ cấp trách nhiệm có đóng BHXH không
tim viec lam, tim viec lam them, tim viec nhanh va hieu qua

– Mức 4, hệ số 0.1 áp dụng đối với:

+ Phó trưởng kho lưu trữ tài liệu, thư viện, Phó trưởng kho lưu trữ bảo quản, phục chế hiện vật trong các bảo tàng hạng II trở lên, kho khu di tích Phủ Chủ tịch;

+ Trưởng kho lưu trữ tài liệu, thư viện Trưởng kho lưu trữ bảo quản, phục chế và giới thiệu hiện vật trong các bảo tàng;

+ Phó trưởng kho, Phó trưởng quỹ tiền, vàng bạc, đá quý Ngân hàng Nhà nước và Kho bạc Nhà nước từ Trung ương đến cấp huyện;

+ Giáo viên được cử làm Tổng phụ trách (chuyên trách và bán chuyên trách) Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh ở trường phổ thông hạng III;

+ Cán bộ, viên chức y tế chuyên trách đỡ đẻ ở các trạm, bệnh viện, viện phụ sản, các khoa sản ở bệnh viện đa khoa và ở trung tâm y tế;

+ Cán bộ, viên chức y tế trực tiếp làm kiểm nghiệm thuốc;

+ Bác sĩ, kỹ thuật viên y học thể dục, thể thao ở đội tuyển cấp ngành, tỉnh làm công tác kiểm tra, theo dõi, chăm sóc, phục hồi sức khoẻ cho các vận động viên;

+ Nhân viên bảo vệ, thủ kho vật liệu nổ;

+ Thủ quỹ cơ quan, đơn vị;

+ Tổ trưởng các ngành còn lại.

Phụ cấp trách nhiệm có đóng BHXH không?

Bảo hiểm xã hội luôn là vân đề được nhiều người lao động quan tâm cho dù là làm việc tại các doanh nghiệp hay làm việc tại khối cơ quan hành chính. Theo quy định hiện hành thì mức tiền lương tháng để đóng bảo hiểm xã hội sẽ bao gồm mức lương cơ sở, một số loại phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định…..

Cụ thể, 08 khoản phụ cấp lương sau đây sẽ phải tính đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc:

– Phụ cấp chức vụ, chức danh;

– Phụ cấp trách nhiệm;

– Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

– Phụ cấp thâm niên;

– Phụ cấp khu vực;

– Phụ cấp lưu động;

– Phụ cấp thu hút;

– Các phụ cấp khác có tính chất tương tự (khoản phụ cấp để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ).

Khuyến nghị

Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư 247, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề luật bảo hiểm đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Phụ cấp trách nhiệm có đóng BHXH không” đã được Luật sư 247 giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư 247 chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc hay nhu cầu dịch vụ của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về đơn phương ly hôn với người nước ngoài. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Đối tượng nào được hưởng phụ cấp trách nhiệm?

– Người lao động làm công tác quản lý:
+ Quản đốc
+ Đốc công
+ Trưởng ca – Phó trưởng ca
+ Trưởng kíp – Phó trưởng kíp
+ Tổ trưởng – Tổ phó
+ Đội trưởng – Đội phó…
– Người lao động làm công việc cần tinh thần trách nhiệm cao hơn so với mức đã tính trong thang – bảng lương:
 + Kiểm ngân
+ Thủ quỹ
+ Thủ kho…

Cách tính và mức hưởng phụ cấp trách nhiệm ra sao?

– Với khối doanh nghiệp ngoài nhà nước
Theo đó, với các doanh nghiệp ngoài nhà nước, mức phụ cấp trách nhiệm hàng tháng chi trả cho người lao động được tính dựa theo thỏa thuận đã ký trong hợp đồng lao động và phải phù hợp Thỏa ước lao động tập thể.
Về mức hưởng phụ cấp trách nhiệm hiện nay áp dụng cho khối doanh nghiệp này cần tuân theo nguyên tắc xây dựng thang lương – bảng lương.
– Với các doanh nghiệp nhà nước
Cách tính phụ cấp trách nhiệm:
Mức hưởng phụ cấp = Mức lương cơ sở x hệ số phụ cấp trách nhiệm

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.