Chào Luật sư, tôi vừa đưa đơn ly hôn với chồng tôi. Tôi đã nộp đơn được 7 ngày tuy nhiên Tòa án vẫn chưa gọi cho tôi để giải quyết. Tôi cần làm gì để thủ tục này được diễn ra nhanh chóng. Nộp đơn ly hôn đơn phương bao lâu Toà gọi theo quy định mới? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Căn cứ pháp lý
Luật hôn nhân và gia đình 2014
Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015
Ly hôn là gì?
Theo khoản 14, Điều 1, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014:
14. Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
Tại Điều 55, Luật này, ly hôn thuận tình được hiểu là khi vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu hai bên thực sự tự nguyện ly hôn và đã thoả thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con.
Bên cạnh đó, nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.
Các phương thức nộp đơn khởi kiện
Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Do đó, việc ly hôn cần phải được tiến hành theo trình tự, thủ tục luật định. Tòa án thụ lý đơn yêu cầu ly hôn theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự. Vụ việc ly hôn có thể được giải quyết qua 2 con đường: nếu có tranh chấp thì giải quyết theo thủ tục giải quyết vụ án dân sự; nếu là thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn, không có bất kì tranh chấp nào thì giải quyết theo thủ tục giải quyết việc dân sự. Tùy trường hợp mà có cách giải quyết tương ứng.
Về các phương thức nộp đơn ly hôn được quy định tại điều 190, điều 363 BLTTDS 2015, theo đó người khởi kiện/ người có yêu cầu gửi đơn ly hôn kèm theo tài liệu, chứng cứ (nếu có) đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án bằng các phương thức sau đây:
- Nộp trực tiếp tại Tòa án;
- Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;
- Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).
Nộp đơn ly hôn đơn phương ở đâu?
Theo quy định tại Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS) năm 2015; khi yêu cầu ly hôn đơn phương, người có yêu cầu phải nộp đơn đến Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc.
Đồng thời; tại khoản 1 Điều 35 BLTTDS, những tranh chấp về hôn nhân và gia đình sẽ do Tòa án nhân dân cấp huyện giải quyết theo thủ tục sơ thẩm.
Tuy nhiên; nếu những vụ án ly hôn này có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài thì Tòa án cấp huyện không có thẩm quyền mà thuộc về thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh(Căn cứ Điều 37 BLTTDS).
Do đó; nếu hai công dân Việt Nam ly hôn trong nước thì nộp đơn ly hôn đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người bị yêu cầu ly hôn đơn phương cư trú hoặc làm việc. Nếu có yếu tố nước ngoài sẽ do Tòa án nhân dân cấp tỉnh thực hiện.
Ly hôn đơn phương mất bao nhiêu tiền theo quy định mới?
Trong vụ án ly hôn đơn phương; ngoài yêu cầu về quan hệ hôn nhân; thông thường hai vợ chồng sẽ yêu cầu chia tài sản chung vợ chồng. Do đó; theo quy định của Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14, nếu một vụ ly hôn không có giá ngạch thì mức án phí là 300.000 đồng.
Ngược lại; nếu vụ án ly hôn có giá ngạch thì căn cứ vào giá trị của tài sản được phân chia; án phí ly hôn sẽ từ 300.000 đồng trở lên. Trong đó; cao nhất với tài sản trên 04 tỷ đồng thì án phí là 112 triệu đồng cộng với 0,1% của phần giá trị tài sản vượt 04 tỷ đồng.
Trình tự, thủ tục đơn phương ly hôn mới nhất
Trình tự thủ tục ly hôn đơn phương bao gồm các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ
Vợ hoặc chồng phải chuẩn bị các loại giấy tờ đã nêu ở trên. Ngoài ra; nếu có chứng cứ chứng minh vợ hoặc chồng có hành vi bạo lực gia đình, không thực hiện nghĩa vụ… thì cũng phải cung cấp cho Tòa án.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ cần thiết thì người yêu cầu nộp tại Tòa án có thẩm quyền đã nêu ở trên.
Bước 2: Tòa án xem xét và giải quyết
– Sau khi nhận được đơn từ nguyên đơn; Tòa án phải xem xét có thụ lý đơn hay không sau 05 ngày làm việc.
– Nếu hồ sơ hợp lệ thì Tòa án gửi thông báo cho nguyên đơn đóng tiền tạm ứng án phí; Tòa án ra quyết định thụ lý đơn ly hôn đơn phương từ thời điểm nguyên đơn nộp biên lai đã đóng tiền tạm ứng án phí (Điều 191 và Điều 195 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015).
– Hòa giải: Thủ tục hòa giải tại Tòa án là thủ tục bắt buộc trước khi đưa vụ án ra xét xử trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được hoặc vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn.
- Nếu hòa giải thành: Tòa án lập biên bản hòa giải thành và sau 07 ngày mà các đương sự không thay đổi về ý kiến thì Tòa án ra quyết định công nhận hòa giải thành và quyết định này có hiệu lực ngay và không được kháng cáo kháng nghị.
- Nếu hòa giải không thành: Tòa án cũng phải lập biên bản hòa giải không thành sau đó ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.
– Phiên tòa sơ thẩm: Sau khi ra quyết định đưa vụ án ra xét xử các bên được Tòa án gửi giấy triệu tập và được thông báo rõ về thời gian, địa điểm mở phiên Tòa sơ thẩm.
Bước 3: Ra bản án ly hôn
Nếu không hòa giải thành và xét thấy đủ điều kiện để giải quyết ly hôn thì Tòa án sẽ ra bản án chấm dứt quan hệ hôn nhân của hai vợ chồng…
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư về vấn đề; “Nộp đơn ly hôn đơn phương bao lâu Toà gọi theo quy định mới“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty; giải thể công ty TNHH 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty; giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, …. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833 102 102.
Hoặc qua các kênh sau:
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Có thể bạn quan tâm
- Mua đất 2 tỷ có nên ghi 200 triệu để nộp thuế ít đi hay không?
- Fake biển số màu xanh bị phạt như thế nào?
- Xem phim 18+ có bị phạt hay không?
- Đất nông nghiệp bỏ hoang có được chuyển thành đất thổ cư ?
- Của hồi môn là tài sản chung hay tài sản riêng ?
Câu hỏi thường gặp
Bởi ly hôn không thể ủy quyền cho người khác tham gia tố tụng nhưng theo Điều 228 Bộ luật Tố tụng dân sự, nếu vợ hoặc chồng vắng mặt, Tòa án vẫn sẽ giải quyết ly hôn trong ba trường hợp:
– Người vắng mặt có đơn đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt.
– Có người đại diện tham gia phiên tòa.
– Vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan.
Trong đó, nếu người bị ly hôn vắng mặt lần đầu thì Tòa án sẽ hoãn nhưng nếu vắng mặt đến lần thứ hai thì Tòa án sẽ xét xử vắng mặt.
Khi tham gia vào quá trình tố tụng; một trong những quyền đặc trưng của đương sự là quyền quyết định và tự định đoạt yêu cầu của mình.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 29 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015; vợ chồng phải chuẩn bị các loại giấy tờ; hồ sơ như sau:
–Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính). Nếu không giữ hoặc không còn thì có thể liên hệ với cơ quan hộ tịch nơi đã đăng ký kết hôn trước đó để cấp bản sao;
-Chứng minh nhân dân/ hộ chiếu/căn cước công dân của vợ và chồng (bản sao có chứng thực);