NLĐ nước ngoài có phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp không?

24/09/2022
NLĐ nước ngoài có phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp không ?
416
Views

Xin chào mọi người và Luật Sư. Công ty tôi hiện đang có một số người lao động nước ngoài. Tôi có thắc mắc như sau. Người lao động nước ngoài có thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp hay không? Rất mong nhận được sự giúp đỡ từ mọi người và Luật Sư. Xin chân thành cảm ơn. Xin chào bạn! Để giải đáp những thắc mắc trên mời quý bạn đọc cùng Luật Sư X tìm hiểu vấn đề trên qua bài viết ” NLĐ nước ngoài có phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp không? ” sau đây.

Căn cứ pháp lý

Đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp

Theo quy định tại Điều 43 Luật Việc làm 2013:

Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động. Hoặc hợp đồng làm việc như sau:

– Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;

– Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;

– Hợp đồng lao động theo mùa vụ. Hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.

Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động quy định tại khoản này thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

NLĐ nước ngoài có phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp không?

NLĐ nước ngoài có phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp không ?
NLĐ nước ngoài có phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp không ?

Theo quy định Điều 2 Luật Việc làm 2013 thì đối tượng điều chỉnh của Luật Việc làm 2013 là người lao động, người sử dụng lao động và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc làm.

Trong đó, người lao động là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động và có nhu cầu làm việc (khoản 1 Điều 3 Luật Việc làm 2013).

Căn cứ vào quy định trên, người lao động nước ngoài không thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Việc làm 2013 nên người lao động nước ngoài không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

NLĐ nước ngoài được tham gia những loại bảo hiểm nào?

Người lao động nước ngoài không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Nhưng sẽ tham gia 02 loại bảo hiểm gồm: BHXH bắt buộc và BHYT.

Đối với bảo hiểm xã hội bắt buộc

Căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Nghị định 143/2018/NĐ-CP thì người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc khi có điều kiện sau:

– Giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.

 – Có hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam.

Lưu ý, người lao động nước ngoài không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc khi thuộc một trong các trường hợp sau:

– Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp theo quy định.

Trong đó, người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam, di chuyển tạm thời trong nội bộ doanh nghiệp sang hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam và đã được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng trước đó ít nhất 12 tháng liên tục. (theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 152/2020/NĐ-CP)

– Người lao động đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại khoản 1 Điều 187 của Bộ luật Lao động.

Ngoài ra quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 143/2018/NĐ-CP thì người lao động nước ngoài đủ điều kiện sẽ được thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc sau đây: ốm đau; thai sản; bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hưu trí và tử tuất.

Đối với bảo hiểm y tế

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế 2008 (sửa đổi 2014) thì Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam có liên quan đến bảo hiểm y tế.

Ngoài ra theo Điều 12 Luật bảo hiểm y tế 2008 (sửa đổi 2014) quy định các đối tượng tham gia bảo hiểm y tế người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi chung là người lao động).

Từ các căn cứ trên có thể xác định người lao động nước ngoài thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế và phải thỏa điều kiện hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên.

NLĐ nước ngoài có được chi trả trợ cấp thôi việc hay không?

Tại Điều 48 Bộ luật Lao động 2012 quy định về trợ cấp thôi việc như sau:

1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.

2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật BHXH và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.

Theo đó, theo quy định tại Điều 36 Bộ luật Lao động thì các trường hợp người lao động có thể được chi trả trợ cấp thôi việc bao gồm:

1. Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 192 của Bộ luật này;

2. Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;

3. Hai bên thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động;

Căn cứ các quy định đã trích dẫn ở trên, NLĐ nước ngoài có thể sẽ được hưởng trợ cấp thôi việc do người sử dụng lao động chi trả.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề. “ NLĐ nước ngoài có phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp không? “. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên. Nhằm để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thành lập công ty; tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty; giấy phép bay flycam, thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất, đăng ký hóa đơn điện tử…. của luật sư X. Hãy liên hệ: 0833 102 102.

Hoặc qua các kênh sau:

Có thể bạn quan tâm:

Câu hỏi thường gặp

Người lao động nước ngoài có phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc không?

Theo quy định của pháp luật, thì NLĐ là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam mà thuộc đối tượng có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp thì sẽ thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc từ ngày 01/01/2018. Trước ngày 01/01/2018 thì không thuộc đối tượng bắt buộc tham gia.

NLĐ nước ngoài được chi trả trợ cấp thôi việc khi nào?

Lao động nước ngoài đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên mà chấm dứt hợp đồng lao động theo một trong các trường hợp pháp luật quy định sẽ được hưởng trợ cấp thôi việc do người sử dụng lao động chi trả.

Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc

Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Lao động

Comments are closed.