Những hành vi vi phạm về cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân

07/09/2021
534
Views

Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cũng đóng vai trò khá quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Nếu muốn đăng ký kết hôn; hay xác định tài sản thì cần phải có giấy tờ này. Vậy khi xử dụng loại giấy này không đúng mục đích thì bị xử lý thế nào? Hãy cùng với chúng giải đáp thắc mắc vi phạm cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân sẽ phải chịu hậu quả gì?

Căn cứ pháp lý

Luật hộ tịch năm 2014

Nghị định 123/2015/NĐ-CP

Nghị định 82/2020/NĐ-CP

Thông tư 04/2020/TT-BTP

Nội dung tư vấn

Giấy xác định tình trạng hôn nhân là gì?

Chưa có một văn bản nào định nghĩa cụ thể về giấy xác nhận tình trạng hôn nhân là gì? Tuy nhiên; đây là một trong những giấy tờ quan trọng khi muốn đăng ký kết hôn; khi muốn xác minh quan hệ hôn nhân tại một thời điểm nào đó để làm căn cứ xác định tài sản chung, tài sản riêng…

Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân là giấy tờ nhân thân dùng để xác nhận tại thời điểm xin cấp; người yêu cầu đang có tình trạng hôn nhân thế nào: Chưa đăng ký kết hôn với ai hay đã ly hôn; đang trong mối quan hệ hôn nhân với người khác…

Thẩm quyền cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân

Tại Điều 21 Nghị định 123/2015/NĐ-CP; quy định về thẩm quyền cấp như sau:

  • UBND cấp xã; nơi thường trú của công dân Việt Nam thực hiện việc cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.
  • Trường hợp công dân Việt Nam không có nơi thường trú; nhưng có đăng ký tạm trú theo quy định của pháp luật về cư trú thì UBND cấp xã; nơi người đó đăng ký tạm trú cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.

Như vậy; việc xác nhận độc thân có thể thực hiện tại nơi đăng ký thường trú (ghi trên giấy tờ chứng thực cá nhân); nơi tạm trú (nơi làm việc, học tập, công tác) gọi chung là nơi cư trú của người xin xác nhận độc thân.

Giá trị pháp lý của giấy xác nhận tình trạng hôn nhân

Tại Điều 23 Nghị định 123/2015/NĐ-CP và Khoản 2 Điều 12 Thông tư 04/2020/TT-BTP quy định:

  • Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân có giá trị 06 tháng kể từ ngày cấp, tùy theo thời điểm nào đến trước.
  • Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân được sử dụng để kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam; kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài; sử dụng vào mục đích khác.
  • Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân không có giá trị khi sử dụng vào mục đích khác với mục đích ghi trong Giấy xác nhận.

Những hành vi vi phạm cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân

Được coi là có vi phạm cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân khi có các hành vi sau đâu:

  • Sửa chữa, tẩy xó; làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền cấp để làm thủ tục cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.
  • Sử dụng giấy tờ của người khác để làm thủ tục cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân;
  • Cam đoan không đúng về tình trạng hôn nhân để làm thủ tục cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; 
  • Sử dụng giấy tờ giả để làm thủ tục cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân. 
  • Làm giả giấy tờ để làm thủ tục cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.

Hậu quả pháp lý khi có hành vi vi phạm cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân

Với các hành vi vi phạm như vi phạm trích lục kết hôn; vi phạm đăng ký khai sinh; vi phạm đăng ký giám hộ;… đề phải chịu những hậu quả pháp lý khác nhau với mỗi vi phạm. Theo đó; vi phạm về cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân phải chịu hậu quả sau:

  • Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp để làm thủ tục cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.
  • Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: Sử dụng giấy tờ của người khác để làm thủ tục cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; Cam đoan không đúng về tình trạng hôn nhân để làm thủ tục cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật để được cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; Sử dụng giấy xác nhận tình trạng hôn nhân không đúng mục đích ghi trong giấy xác nhận.
  • Ngoài ra còn tiến hành tịch thu giấy tờ trái quy định; khác phục hậu quả gây ra.

Mời bạn đọc xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề Những hành vi vi phạm về cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu tư vấn về các vấn đề liên quan của luật sư 247; hãy liên hệ: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Có được ủy quyền việc cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân không?

Khoản 1 Điều 2 Thông tư 04/2020 nêu rõ; chỉ 03 trường hợp không được ủy quyền đăng ký gồm đăng ký kết hôn; đăng ký lại việc kết hôn; đăng ký nhận cha, mẹ và con.
Do đó, việc xin xác nhận tình trạng hôn nhân không thuộc một trong ba trường hợp trên nên vẫn có thể được ủy quyền.
Để ủy quyền; thì người yêu cầu phải lập văn bản ủy quyền; được chứng thực ngoại trừ người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người yêu cầu.

Xin giấy xác nhận tình trạng hôn nhân có mất phí không?

Theo quy định thì UBND xã, phường, thị trấn căn cứ điều kiện thực tế của địa phương để quy định mức thu lệ phí phù hợp.
Trường hợp đăng ký hộ tịch cho người thuộc gia đình có công với cách mạng; người thuộc hộ nghèo; người khuyết tật thì được miễn lệ phí.

Hồ sơ để xin giấy xác nhận tình trạng hôn nhân?

Hồ sơ gồm có:
– Tờ khai theo mẫu.
– Các giấy tờ khác:
Bản án hoặc quyết định ly hôn (nếu trước đó đã ly hôn).
Giấy chứng tử của vợ/chồng (nếu vợ/chồng đã chết).
Ghi chú ly hôn, hủy việc kết hôn (công dân Việt Nam ly hôn, hủy kết hôn ở nước ngoài).
Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (đã cấp trước đó – nếu có). Nếu không nộp lại thì phải trình bày rõ lý do.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật hành chính

Trả lời