Nhóm du khách nữ cởi áo chơi team building phản cảm ở Cửa Lò có bị xử phạt không?

31/08/2022
391
Views

Gần đây trên các trang mạng xã hội xuất hiện một đoạn clip có một nhóm du khách nữ cở áo dã cởi áo ở Cửa Lò. Đoạn clip có nội dung phản cảm gây nhiều tranh cãi đó là: Một số nữ du khách cởi áo ngực dùng làm vật dụng tiếp nước cho trò chơi, đã có rất nhiều ý kiến trái chiều xoay quanh vụ việc đó. Xin mời các bạn độc giả cùng Luật sư 247 tìm hiểu qua bài viết “Nhóm du khách nữ cởi áo chơi team building phản cảm ở Cửa Lò có bị xử phạt không?” dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Mặc phản cảm là gì?

Thuần phong mỹ tục là khái niệm để chỉ toàn bộ những phong tục, truyền thống, quan niệm đạo đức, lối sống tốt đẹp, lành mạnh của một dân tóc, trong đó bao gồm hai khái niệm tương ứng là “thuần phong” (phong tục thuần hậu, chất phác) và “mỹ tục” (tục lệ tốt đẹp). Ngoài ra, còn có nhiều từ khác có ý nghĩa tương tự, như là bản sắc dân tộc, tinh hoa văn hóa dân tộc hay gia phong tổ tiên.

Trái ngược với thuần phong mỹ tục là đem đến cho mọi người những phong tục tập quan tốt đẹp với mọi người thì đó lại là phản cảm. Hiện nay pháp luật chưa có định nghĩa rõ ràng ràng về mặc phản cảm là gì, nhưng từ xưa đến nay mặc phản cảm có thể hiểu là mặc trái với những gì vốn đã xây dựng từ bao đời nay. Như vậy, đây là một khái niệm chỉ tồn tại trong suy nghĩ của mỗi người, không nằm trong văn bản quy phạm pháp luật.

Nhóm du khách nữ cởi áo chơi team building phản cảm ở Cửa Lò có bị xử phạt không?

Đã có một nhóm nữ chới team bulding họ đã cởi quấn áo ra để làm dùng cụ đựng nước. Điều này đã gây nên một làn sóng du luận phản đối chỉ trích họ về hành vi này. Mọi người cho rằng hành động đó của họ là hành vi ăn mặc phản cảm ở nơi công cộng.

Nhóm du khách nữ cởi áo chơi team building phản cảm ở Cửa Lò có bị xử phạt không?
Hình ảnh phản cảm của nhóm du khách nữ trên bãi biển Cửa Lò

Căn cứ Khoản 4 Khoản 5 Điều 14 Nghị định 45/2019/NĐ-CP quy định:

“Điều 14. Vi phạm quy định về nghĩa vụ của khách du lịch

4. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi ứng xử không văn minh hoặc không tôn trọng phong tục, tập quán, bản sắc văn hóa địa phương nơi đến du lịch.

5. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi gây phương hại đến hình ảnh quốc gia, truyền thống văn hóa dân tộc của Việt Nam.

Căn cứ theo Điểm c Khoản 1 Điều 14 Nghị định 38/2021/NĐ/CP có quy định về quy định tổ chức lễ hội có liên quan đến trang phục

“Điều 14. Vi phạm quy định về tổ chức lễ hội

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Thắp hương hoặc đốt vàng mã không đúng nơi quy định;

b) Nói tục, chửi thề, xúc phạm tâm linh gây ảnh hưởng đến không khí trang nghiêm của lễ hội;

c) Mặc trang phục không lịch sự hoặc không phù hợp với truyền thống văn hóa Việt Nam.”

Khi ở tổ chức lễ hội mà có mặc những trang phục không lịch sự sẽ bị xử phạt hành chính cụ thể là phạt tiền từ 200.000 đồng hoặc nặng hơn là 500.000 đồng

Trước kia, đã có Nghị định 73/2010 sẽ hết hiệu lực kể từ ngày 28.12.2013 và được thay thế bởi Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12.11.2013: “Người tham gia lễ hội  không mặc áo, quần hoặc mặc quần áo lót ở những nơi như hội họp đông người, nơi làm việc của các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, tổ chức xã hội ở các địa điểm văn hóa, tín ngưỡng sẽ bị xử phạt hành chính với mức tiền từ 60.000 đồng – 100.000 đồng.”.

Tuy nhiên, Nghị định 167/2013 đã bãi bỏ điều khoản về hành vi vi phạm quy định về nếp sống văn minh (trong đó có quy định phạt đối với hành vi không mặc quần, áo hoặc mặc quần áo lót ở nơi hội họp đông người, các địa điểm văn hóa, tín ngưỡng, nơi làm việc của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội). Sở dĩ pháp luật bãi bỏ quy định xử phạt đối với hành vi này vì vấn đề này liên quan tới chuẩn mực đạo đức và cách ứng xử của con người nên các nhà làm luật tin rằng ý thức của người dân cũng sẽ được nâng cao theo thời gian.

Làm xấu hình ảnh Việt Nam sẽ bị xử phạt như nào?

Ngày nay, các nước đều tham gia giao lưu với nhau nên việc mang những hình ảnh tốt đẹp của Việt Nam sang các nước bạn lại càng được chú trọng hơn. Nhưng vẫn còn một số người dân vẫn đang làm xấu hình ảnh của Việt Nam bằng nhiều cách khác, điển hình là như bài phân tích bên trên đó là những người phụ nữ đã cởi đồ ra để làm đồ hứng nước, hay cũng có thể những người Việt Nam sang nước ngoài học tập và làm việc phong tục tập quán của người Việt Nam trước người dân nước sở tại. Ấn tượng từ hành xử của du khách Việt sẽ tác động tới nhận thức, đánh giá của bạn bè quốc tế về đất nước, con người Việt Nam.

Trong Nghị định 45/2019 (quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch) vừa được Chính phủ ban hành. Theo đó, đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính từ cảnh cáo đến phạt tiền. Mức phạt tiền cao nhất đối với cá nhân là 50 triệu đồng, đối với tổ chức là 100 triệu đồng. Đối với khách du lịch, nếu có hành vi gây phương hại đến hình ảnh quốc gia, truyền thống văn hóa dân tộc của Việt Nam thì bị phạt tiền 3-5 triệu đồng. Ngoài ra, trong nghị định còn quy định trường hợp nếu tranh giành khách du lịch hoặc nài ép khách du lịch mua hàng hóa, dịch vụ; phân biệt đối xử với khách du lịch; không thực hiện đúng chế độ báo cáo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ bị phạt tiền 1-3 triệu đồng.

Bên cạnh việc phạt tiền, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung như tước giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành, tước thẻ hướng dẫn viên du lịch 1-24 tháng, đình chỉ hoạt động 1-6 tháng, tịch thu tang vật vi phạm hành chính…

Các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực du lịch vi phạm ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt trên còn có thể bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả như buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được, thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế, tháo dỡ biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch và phải nộp đủ số tiền phí, lệ phí, các khoản phải nộp theo quy định.

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Nhóm du khách nữ cởi áo chơi team building phản cảm ở Cửa Lò có bị xử phạt không?”. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, về những vấn đề về thương mại điện tử, thủ tục xin giấy phép, giấy phép sàn thương mại điện tử giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến những quy định pháp luật quý khách vui lòng liên hệ Luật sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp. 

Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Xử lý tổ chức dịch vụ karaoke vi phạm kinh doanh dịch vụ ngoài khoảng thời gian từ 8 giờ đến 24 giờ mỗi ngày?

Căn cứ Điểm b Khoản 5 Điều 15 Nghị định 38/2021/ NĐ-CP có quy định:
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh dịch vụ karaoke ngoài khoảng thời gian từ 8 giờ đến 24 giờ mỗi ngày.
Như vậy, hành vi kinh doanh dịch vụ karaoke ngoài khoảng thời gian từ 8 giờ đến 24 giờ mỗi ngày thì sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng. Và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được (Điểm b Khoản 10).

Đăng tải hình ảnh phản cảm của cá nhân lên mạng có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?

Trường hợp đăng tải hình ảnh nhạy cảm của cá nhân, kèm theo những dòng trạng thái sỉ nhục, lăng mạ hoặc chửi bới, có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi làm nhục người khác theo quy định tại Điều 155 Bộ luật Hình sự năm 2015; hành vi vu không theo quy định tại Điều 156 Bộ luật Hình sự năm 2015…
Theo quy định này, có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm. Nguy hiểm hơn, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật hành chính

Comments are closed.