Mẫu đơn đề nghị đăng ký hành nghề luật sư với tư cách cá nhân mới năm 2022

31/08/2022
Mẫu đơn đề nghị đăng ký hành nghề luật sư với tư cách cá nhân mới năm 2022
427
Views

Theo quy định pháp luật hiện hành, hình thức hành nghề luật sư sẽ bao gồm hành nghề trong tổ chức hành nghề luật sư và hành nghề với tư cách cá nhân. Luật sư sẽ được lựa chọn hành nghề theo một trong hai hình thức này. Vậy để hành nghề với tư cách cá nhân thì cần tiến hành những thủ tục gì? Mẫu đơn đề nghị đăng ký hành nghề luật sư với tư cách cá nhân soạn thảo ra sao? Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây của Luật sư 247 để được giải đáp thắc mắc nêu trên.

Căn cứ pháp lý

Hình thức hành nghề của Luật sư là gì?

Theo quy định tại Điều 23 Luật luật sư năm 2006 (sửa đổi năm 2012) về hình thức hành nghề của luật sư như sau:

”Luật sư được lựa chọn một trong hai hình thức hành nghề sau đây:

1. Hành nghề trong tổ chức hành nghề luật sư được thực hiện bằng việc thành lập hoặc tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư; làm việc theo hợp đồng lao động cho tổ chức hành nghề luật sư;

2. Hành nghề với tư cách cá nhân theo quy định tại Điều 49 của Luật này.”

Hành nghề luật sư với tư cách cá nhân là gì?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 49 Luật luật sư năm 2006 (sửa đổi năm 2012) Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân là luật sư làm việc theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức không phải là tổ chức hành nghề luật sư.

Tại khoản 2 điều 49 Luật luật sư năm 2006 (sửa đổi năm 2012) quy định về luật sư hành nghề với tư cách cá nhân, theo đó, trường hợp hợp đồng lao động có thỏa thuận thì luật sư hành nghề với tư cách cá nhân phải mua bảo hiểm trách nhiệm cho hoạt động hành nghề của mình theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.

Bên cạnh đó, luật sư hành nghề với tư cách cá nhân không được cung cấp dịch vụ pháp lý cho cá nhân, cơ quan, tổ chức khác ngoài cơ quan, tổ chức mình đã ký hợp đồng lao động, trừ trường hợp được cơ quan nhà nước yêu cầu hoặc tham gia tố tụng trong vụ án hình sự theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng và thực hiện trợ giúp pháp lý theo sự phân công của Đoàn luật sư mà luật sư là thành viên.

Mẫu đơn đề nghị đăng ký hành nghề luật sư với tư cách cá nhân
Mẫu đơn đề nghị đăng ký hành nghề luật sư với tư cách cá nhân

Thủ tục đăng ký hành nghề luật sư với tư cách cá nhân năm 2022

Theo quy định tại Điều 50 Luật luật sư năm 2006 (sửa đổi năm 2012) về việc đăng ký hành nghề luật sư với tư cách cá nhân. Theo đó:

Thứ nhất, luật sư hành nghề với tư cách cá nhân đăng ký hành nghề tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi có Đoàn luật sư mà luật sư đó là thành viên.

Thứ hai, hồ sơ đăng ký hành nghề luật sư với tư cách cá nhân:

Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân phải nộp hồ sơ tới Sở Tư pháp. Hồ sơ gồm có:

– Đơn đề nghị hành nghề luật sư theo mẫu quy định của Bộ tư pháp

– Bản sao Chứng chỉ hành nghề luật sư, bản sao Thẻ luật sư;

– Bản sao Hợp đồng lao động ký kết với cơ quan, tổ chức.

Thứ ba, thời hạn giải quyết:

Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Tư pháp cấp Giấy đăng ký hành nghề luật sư; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do. Người bị từ chối có quyền khiếu nại, khiếu kiện theo quy định của pháp luật.

Thứ tư, gửi thông báo bằng văn bản kèm theo Giấy đăng ký hành nghề luật sư cho Đoàn luật sư mà mình là thành viên:

Kể từ ngày được cấp giấy đăng ký hành nghề luật sư thì Luật sư được hành nghề với tư cách cá nhân. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hành nghề luật sư, luật sư hành nghề với tư cách cá nhân phải gửi thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao Giấy đăng ký hành nghề luật sư cho Đoàn luật sư mà mình là thành viên.

Trường hợp luật sư chuyển Đoàn luật sư thì phải thông báo cho Sở Tư pháp nơi đã đăng ký hành nghề, nộp lại Giấy đăng ký hành nghề luật sư đã được cấp trước đó và thực hiện thủ tục đăng ký hành nghề với Sở Tư pháp nơi có Đoàn luật sư mà mình chuyển đến. Thủ tục đăng ký thực hiện giống như khi đăng ký lần đầu.

Trường hợp luật sư chấm dứt việc hành nghề thì Sở Tư pháp thu hồi Giấy đăng ký hành nghề luật sư.

Điều kiện hành nghề của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài như thế nào?

Điều 68 Luật luật sư năm 2006 (sửa đổi năm 2012) quy định như sau:

Điều 68. Điều kiện hành nghề của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài

Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài đã được thành lập và đang hành nghề luật sư hợp pháp tại nước ngoài được phép hành nghề tại Việt Nam theo quy định của Luật này khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Cam kết và bảo đảm tuân thủ Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

2. Cam kết và bảo đảm có ít nhất hai luật sư nước ngoài, kể cả Trưởng chi nhánh, Giám đốc công ty luật nước ngoài có mặt và hành nghề tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên trong khoảng thời gian liên tục mười hai tháng;

3. Trưởng chi nhánh, Giám đốc công ty luật nước ngoài tại Việt Nam phải có ít nhất hai năm liên tục hành nghề luật sư.

Điều kiện hành nghề của luật sư nước ngoài như thế nào?

Theo quy định tại Điều 74 Luật luật sư năm 2006 (sửa đổi năm 2012) về điều kiện hành nghề của luật sư nước ngoài như sau:

Điều 74. Điều kiện hành nghề của luật sư nước ngoài

Luật sư nước ngoài đáp ứng đủ các điều kiện sau đây thì được cấp Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam:

1. Có Chứng chỉ hành nghề luật sư đang còn hiệu lực do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp;

2. Có kinh nghiệm tư vấn pháp luật nước ngoài, pháp luật quốc tế;

3. Cam kết tuân thủ Hiến pháp, pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam;

4. Được tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài cử vào hành nghề tại Việt Nam hoặc được chi nhánh, công ty luật nước ngoài tại Việt Nam, tổ chức hành nghề luật sư của Việt Nam đồng ý tuyển dụng vào làm việc tại các tổ chức đó.

Tải xuống mẫu đơn đề nghị đăng ký hành nghề luật sư với tư cách cá nhân

Theo Mẫu TP-LS-05 Ban hành kèm theo Thông tư 05/2021/TT-BTP quy định về Giấy đề nghị đăng ký hoạt động của chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư, cụ thể:

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [162.00 B]

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là tư vấn của Luật Sư 247 về vấn đề “Mẫu đơn đề nghị đăng ký hành nghề luật sư với tư cách cá nhân mới năm 2022“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thủ tục tạm ngừng kinh doanh; xác nhận tình trạng hôn nhân online tpHCM; thành lập công ty…. của Luật Sư 247, hãy liên hệ: 0833.102.102.

Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Cơ quan nào có thẩm quyền trong việc cấp giấy phép hành nghề luật sư cho luật hành nghề với tư cách cá nhân?

Thẩm quyền trong việc cấp giấy phép hành nghề luật sư cho luật hành nghề với tư cách cá nhân là Sở tư pháp

Thời hạn cấp Giấy phép hành nghề luật sư cho luật sư hành nghề với tư cách cá nhân là bao lâu?

Trong thời hạn là bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Tư pháp cấp Giấy đăng ký hành nghề luật sư. Đối với trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do. Người bị từ chối có quyền khiếu nại, khiếu kiện theo quy định của pháp luật.

Quyền, nghĩa vụ của luật sư hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng lao động như thế nào?

Theo Điều 53 Luật sửa đổi, bổ sung Luật Luật sư 2012 đã đưa ra quy định về quyền, nghĩa vụ của luật sư hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng lao động có nội dung như sau:
– Đối với các luật sư hành nghề với tư cách là cá nhân theo hợp đồng lao động đã ký với cơ quan, tổ chức có quyền được thực hiện dịch vụ pháp lý theo nội dung hợp đồng lao động đã giao kết với cơ quan, tổ chức đó.
– Ngoài ra, các quyền và nghĩa vụ của luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động, của cơ quan, tổ chức thuê luật sư được thực hiện theo quy định của pháp luật về lao động, luật Luật sư và quy định khác của pháp luật có liên quan.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Biểu mẫu

Comments are closed.