Nhân viên spa chiếm đoạt 700 triệu của khách bị xử lý như nào?

09/11/2021
Nhân viên spa chiếm đoạt 700 triệu của khách bị xử lý như nào?
700
Views

Chiều 8/11/2021, Nguyễn Thị H. bị Công an tỉnh Đăk Nông tạm giữ hình sự để điều tra về hành vi chiếm đoạt tài sản của mình. Theo điều tra; hồi tháng 9; H quen người phụ nữ 38 tuổi là khách quen của tiệm spa đang làm việc. Biết chị này có nhiều tiền; còn bản thân mình đang nợ gần 600 triệu đồng; cô ta nảy sinh ý định chiếm đoạt. Lợi dụng lúc khách đang tắm trắng; H lén lấy điện thoại của khách; vào tài khoản Zalo đổi tên mình thành tên em gái của chị này. Những ngày tiếp theo; Hưng nhắn tin cho chị; mượn tiền mua đất. Tưởng là em gái mình; chị khách đã chuyển 700 triệu đồng đến các số tài khoản theo hướng dẫn của H.

Vậy hành vi trên cấu thành tội gì và bị xử lý như thế nào. Mời bạn đọc cùng Luật sư 247 tìm hiểu về Nhân viên spa chiếm đoạt 700 triệu của khách bị xử lý như nào?

Căn cứ pháp lý

Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung 2017)

Nội dung tư vấn

Để biết được Nhân viên spa chiếm đoạt 700 triệu của khách bị xử lý như nào? Ta cần xem xét tính chất mức độ hành vi bị xử phạt hành chính hay cấu thành tội phạm và bị xử lý hình sự. Theo đó; hành vi trên là hành vi gian dối nhằm lừa gạt khách hàng để chiếm đoạt 700 triệu đồng; là hành vi nguy hiểm cho xã hội; cấu thành tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 174 Bộ luật hình sự 2015.

Dấu hiệu pháp lý

Chủ thể

Điều luật quy định là “Người nào” cho nên chủ thể của tội phạm này không phải chủ thể đặc biệt; có thể là bất kỳ ai; có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi pháp luật hình sự quy định.

Khách thể

Hành vi nêu trên xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác

Mặt chủ quan

Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý. Lưu ý:

  • Về mặt ý chí: người phạm tội lừa đảo bao giờ cũng nảy sinh ý định chiếm đoạt tài sản trước khi thực hiện hành vi lừa đảo; đây là điểm phân biệt cấu thành tội lạm dụng tín nhiếm chiếm đoạt tài sản. Vì trong một số trường hợp phạm tội làm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản; thì bao giờ ý định chiếm đoạt tài sản cũng phát sinh sau khi nhận tài sản thông qua một hình thức giao dịch nhất định.
  • Ý thức chiếm đoạt phải có trước thủ đoạn gian dối và hành vi chiếm đoạt tài sản. Thủ đoạn gian dối bao giờ cũng phải có trước khi tiến hành giao tài sản giữa người bị hại với người phạm tội. Nếu sau khi có được tài sản hợp pháp mới phát sinh thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản; thì không coi là phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản; mà tuỳ từng trường hợp cụ thể người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về những tội danh khác.

Mặt khách quan

Hành vi khách quan:

Dấu hiệu bắt buộc của tội này là người phạm tội sử dụng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản. Nếu có hành vi gian dối mà không có hành vi chiếm đoạt; thì tuỳ từng trường hợp cụ thể mà bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chiếm giữ trái phép hoặc tội sử dụng trái phép tài sản; hoặc đó chỉ là quan hệ dân sự.

Dùng thủ đoạn gian dối là đưa ra thông tin giả (không đúng sự thật) nhưng làm cho người khác tin đó là thật và giao tài sản cho người phạm tội. Việc đưa ra thông tin giả có thể bằng nhiều cách khác nhau như bằng lời nói; chữ viết hay hành động … (ví dụ: kẻ phạm tội nói là mượn xe đi chợ nhưng sau khi lấy được xe đem bán lấy tiền tiêu xài không trả xe cho chủ sở hữu).

Chiếm đoạt tài sản; được hiểu là hành vi chuyển dịch một cách trái pháp luật tài sản của người khác thành của mình. Đặc điểm của việc chiếm đoạt này là nó gắn liền và có mối quan hệ nhân quả với hành vi dùng thủ đoạn gian dối.

Hậu quả:

Về giá trị tài sản chiếm đoạt: Giá trị tài sản bị chiếm đoạt phải từ hai triệu đồng trở lên.

Nếu dưới hai triệu đồng thì phải thuộc trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản chưa được xoá án tích; mà còn vi phạm thì người thực hiện hành vi nêu trên mới phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này. Đây là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này.

Nhân viên spa chiếm đoạt 700 triệu của khách bị xử lý như nào

Khung phạt thứ nhất

Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm; đối với các hành vi: bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng thuộc 01 trong các trường hợp sau:

  • Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm
  • Đã bị kết án về tội này hoặc về 01 trong các tội quy định tại các điều 168; 169; 170; 171; 172; 173; 175 và 290 của Bộ luật này; chưa được xóa án tích mà còn vi phạm
  • Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội
  • Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.

Khung phạt thứ hai

Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm; đối với các trường hợp:

  • Có tổ chức
  • Có tính chất chuyên nghiệp
  • Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng
  • Tái phạm nguy hiểm
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức
  • Dùng thủ đoạn xảo quyệt
  • Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 2 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng nhưng thuộc 01 trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 174.

Khung phạt thứ ba

Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm; đối với các trường hợp:

  • Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng
  • Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng nhưng thuộc 01 trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 174
  • Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

Khung phạt thứ tư

Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân; đối với các trường hợp:

  • Chiếm đoạt tài sản trị giá 500 triệu đồng trở lên
  • Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng nhưng thuộc 01 trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 174
  • Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

Hình phạt bổ sung

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng; cấm đảm nhiệm chức vụ; cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm; tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Có thể bạn cần biết:

Như vậy; đối với hành vi của nhân viên spa trên; đã lừa đảo và chiếm đoạt 01 số tiền lớn của khách hàng là 700 triệu đồng; đây là 01 hành vi đặc biệt nguy hiểm; sẽ bị xử lý theo quy định của Bộ luật hình sự. Hình phạt cao nhất có thể phải nhận là tù chung thân.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề Nhân viên spa chiếm đoạt 700 triệu của khách bị xử lý như nào? Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc! Nếu có vấn đề pháp lý cần giải đáp, vui lòng liên hệ Luật sư 247: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Phân biệt tội lạm dụng tín nhiệm và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như nào?

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là việc người phạm tội chiếm đoạt tài sản của người khác bằng thủ đoạn gian dối; để cho họ nhầm tưởng và tự nguyện giao tài sản của mình. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là việc người phạm tội chiếm đoạt tài sản của người khác bằng thủ đoạn lạm dụng tín nhiệm (trên cơ sở hợp đồng và sự tin tưởng nhân thân) của chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản.

Thế nào là hành vi cưỡng đoạt tài sản?

Hành vi cưỡng đoạt tài sản là hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhắm chiếm đoạt tài sản.

Trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền giải quyết đơn tố các về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng?

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố giác; tin báo về tội phạm; kiến nghị khởi tố có trách nhiệm thông báo kết quả giải quyết cho cơ quan; tổ chức đã tố giác; báo tin về tội phạm; kiến nghị khởi tố.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Để lại một bình luận