Nhắn tin dọa nạt giết người có phạm tội đe dọa giết người không?

25/10/2021
695
Views

Xin chào Luật sư, tôi có quen một người bạn qua mạng tên là H. Sau nhiều ngày nhắn tin trò chuyện qua lại thì chúng tôi quyết định gặp mặt. Lần đầu gặp mặt tôi thấy anh có những hành vi không đứng đắn nên đã bỏ về. Về nhà anh có nhắn tin gọi điên cho tôi rất nhiều lần hẹn gặp nhưng tôi từ chối. Anh H vẫn tiếp tục làm phiền, tôi có chặn số, Facebook, zalo thì anh dùng số khác nhắn tin, gọi điện cho tôi. Anh nói nếu không gặp anh thì anh sẽ giết tôi và gia đình. Hàng ngày đều có những dòng tin nhắn như vậy, khiến tôi rất sợ. Tôi muốn hỏi Luật sư là Nhắn tin dọa nạt giết người có phạm tội đe dọa giết người không?

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Căn cứ pháp lý

Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017

Nội dung tư vấn

Ngày nay, khi công nghệ ngày càng phát triển thì internet là phương tiện liên lạc, giao lưu và tìm kiếm bạn bè rất tiện lợi. Tuy nhiên nó cũng có những mặt trái nhất định. Như tình trạng người dùng thường xuyên nhận được những tin nhắn, cuộc gọi đe dọa, tống tiền thậm chí là đe dọa giết người. Vậy đe dọa qua tin nhắn có phạm tội đe dọa giết người không? Hãy cùng Luật sư 247 giải đáp ngay sau đây:

Thế nào là tội đe dọa giết người?

Đe dọa giết người bị coi là tội phạm là hành vi đe dọa giết người mà hành vi đó có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện.

Tội này được quy định tại Điều 133 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

Các dấu hiệu cấu thành tội phạm?

Mặt khách quan: Mặt khách quan của tội phạm này có các dấu hiệu sau:

Người bị coi là phạm tội là người có hành vi thể hiện sẽ tước đoạt tính mạng người khác. Hành vi này có thể là lời đe dọa với những hình thức khác nhau qua điện thoại, thư từ…hoặc có thể là những cử chỉ, việc làm cụ thể gián tiếp thể hiện sự đe dọa như đi tìm công cụ, phương tiện…

Hành vi đe dọa giết người sẽ không cấu thành tội này khi hành vi đó cùng với những mục đích nhất định cấu thành tội khác. Ví dụ: Đe dọa giết người nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản cấu thành tội cướp tài sản.

Khách thể:

Tội phạm này xâm phạm đến quyền được sống, quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng.

Mặt chủ quan:

Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý. Người phạm tội nhận thức được hành vi của mình có thể gây ra sự lo sợ cho người khác, có thể dẫn đến hậu quả như lời đe dọa nhưng vẫn thực hiện hành vi đó. phạm này với lỗi cố ý (cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp).

Chủ thể:

Chủ thể của tội đe doạ giết người là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.

Như vậy, dựa vào các yêu tố cấu thành tội đe dọa giết người cho thấy anh H đã phạm tội này.

Hình phạt đối với tội đe dọa giết người?

Theo Điều 133 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định như sau:

“1. Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Đối với 02 người trở lên;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

d) Đối với người dưới 16 tuổi;

đ) Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác.”

Trong trường hợp này, anh H có thể sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Tố cáo hành vi đe dọa giết người như thế nào?

Điều 144 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định như sau:

Điều 144. Tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố

1. Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền.

2. Tin báo về tội phạm là thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm do cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo với cơ quan có thẩm quyền hoặc thông tin về tội phạm trên phương tiện thông tin đại chúng.

3. Kiến nghị khởi tố là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiến nghị bằng văn bản và gửi kèm theo chứng cứ, tài liệu liên quan cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có thẩm quyền xem xét, xử lý vụ việc có dấu hiệu tội phạm.

4. Tố giác, tin báo về tội phạm có thể bằng lời hoặc bằng văn bản.

5. Người nào cố ý tố giác, báo tin về tội phạm sai sự thật thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật.”

Như vậy, bạn có thể gửi đơn tố giác về hành vi phạm tội của người bạn kia đến các cơ quan quy định tại Điều này. Sau đó, các cơ quan chức năng sẽ có nhiệm vụ điều tra, truy tố, khởi tố vụ án hình sự theo quy định tại Điều 145 Bộ luật tố tụng hình sự 2015.

Mời bạn xem thêm

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Nhắn tin dọa nạt giết người có phạm tội đe dọa giết người không?”. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Hồ sơ khởi kiện khi bị đe dọa tới tính mạng cần những gì?

– Đơn khởi kiện (Mẫu đơn)
– Các giấy tờ liên quan đến vụ kiện ( giấy tờ sở hữu nhà, đất, hợp đồng liên quan…)
– Đối với cá nhân: Giấy chứng minh nhân dân, hộ khẩu (bản sao có công chứng).
– Đối với pháp nhân: Giấy tờ về tư cách pháp lý của người khởi kiện, của các đương sự và người có liên quan khác như: giấy phép, quyết định thành lập doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; điều lệ hoạt động, quyết định bổ nhiệm hoặc ủy quyền đại diện doanh nghiệp (bản sao có công chứng).
– Bản kê các giấy tờ nộp kèm theo đơn kiện (ghi rõ số bản chính, bản sao).

Khi bị chồng đe dọa, chửi bới thì cần làm gì?

Nếu người chồng có hành vi đe dọa chửi bới bạn có thể trình báo đến chính quyền để đề nghị xử lý người kia về hành vi có lời nói thô tục xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của bạn theo Điều 155 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.

5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Để lại một bình luận