Nhận quà quê từ nhân viên cấp dưới có phạm tội nhận hối lộ không?

18/11/2021
858
Views

Xin chào Luật sư, hiện tại tôi đang là trưởng phòng của một cơ quan Nhà nước. Cơ quan tôi có trụ sở tại Hà Nội. Cán bộ nhân viên trong cơ quan đa số là người quê quán khác nhau. Mỗi lần có dịp nghỉ lẽ hay cuối tuần, mọi người lên Hà Nội làm việc có mang quà đến tặng cho tôi; nói rằng quà quê và mong tôi nhận. Sẽ không có chuyện gì nếu như có một số bạn tặng cho tôi cả những món quà khá đắt tiền. Tôi muốn hỏi Luật sư, việc tôi nhận quà quê từ nhân viên cấp dưới có phạm tội nhận hối lộ không?

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Căn cứ pháp lý

Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017

Nội dung tư vấn

Hiện nay việc những người đứng đầu cơ quan, đơn vị nhận quà từ nhân viên của mình đã không còn xa lạ gì với chúng ta. Điều đó thể hiện tấm lòng của nhân viên. Tuy nhiên, có những người đã mượn điều này để thực hiện hành vi hối lộ. Vậy việc nhận quà từ nhân viên cấp dưới có phạm tội hối lộ không? Hãy cùng Luật sư 247 giải đáp ngay sau đây:

Tội nhận hối lộ theo quy định của pháp luật hiện hành?

Theo quy định tại Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định như sau:

Điều 354. Tội nhận hối lộ

1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp; hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây cho chính bản thân người đó; hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích; hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng; hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm; hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

b) Lợi ích phi vật chất.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Có tổ chức;

b) Lạm dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Của hối lộ là tiền, tài sản; hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng;

đ) Phạm tội 02 lần trở lên;

e) Biết rõ của hối lộ là tài sản của Nhà nước;

g) Đòi hối lộ, sách nhiễu hoặc dùng thủ đoạn xảo quyệt.

6. Người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước mà nhận hối lộ; thì bị xử lý theo quy định tại Điều này.

Các yếu tố cấu thành tội phạm?

Khách thể của tội phạm:

Hối lộ là hoạt động đúng đắn, bình thường, tính chuẩn mực trong công tác của cơ quan, tổ chức do nhà nước quy định.

Đối tượng của tội nhận hối lộ phải là tiền của, tài sản hoặc những giấy tờ có giá trị tài sản. Trường hợp người có chức vụ không nhận tiền của, tài sản mà nhận tình cảm của người khác giới thì không coi là nhận hối lộ.

Mặt khách quan của tội phạm:

Mặt khách quan của tội phạm thể hiện ở hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn nhận tiền của; hoặc lợi ích vật chất khác dưới vất kỳ hình thức nào để làm; hoặc không làm một việc theo yêu cầu hoặc vì lợi ích của người đưa hối lộ.

Hành vi nhận hối lộ được thực hiện trực tiếp; hoặc qua trung gian đã nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác nhau. Trong trường hợp sẽ nhận là trường hợp người có chức vụ chưa nhận tiền của hối lộ nhưng có căn cứ cho rằng đã có sự thỏa thuận về việc nhận hối lộ sau khi thực hiện xong một việc theo yêu cầu của người đưa hối lộ. Trường hợp được coi là đã nhận tiền của hối lộ là trường hợp người có chức vụ đã nhận tiền của mặc dù người có chức vụ chỉ mới nhận một phần tiền của ấy.

Mặt chủ quan của tội phạm:

Tội nhận hối lộ được thể hiện do hình thức lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội thấy trước họ là người có chức vụ, việc nhận tiền của là do lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nhận tiền của hối lộ là trái pháp luật, trái với quy định của cơ quan, tổ chức. Tuy nhiên, người phạm tội đã mong muốn nhận được tiền của hối lộ.

Chủ thể của tội phạm:

Tội nhận hối lộ phải là người có chức vụ, quyền hạn. Chức vụ, quyền hạn ấy liên quan trực tiếp đến việc giải quyết công việc của người đưa hối lộ. Trường hợp người có chức vụ nhưng chức vụ, quyền hạn của họ không liên quan đến việc giải quyết công việc theo yêu cầu của người đưa hối lộ thì không coi là tội nhận hối lộ mà phạm vào tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi.

Như vậy, theo quy định nêu trên, căn cứ để xác định hành vi của bạn có phải hành vi nhận hối lộ hay không phụ thuộc vào việc xác định bạn có lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để làm khó nhân viên hay không. Có buộc họ phải tặng quà cho bạn để được làm việc dễ dàng tại cơ quan của bạn hay không.

Nhận quà sau khi đã làm đúng chức trách, nhiệm vụ có phạm tội nhận hối lộ không?

Về vấn đề này đã có những quan niệm sau:

Thứ nhất, giữa người có chức vụ và người đưa quà biếu không có bất kỳ thỏa thuận nào về việc tặng quà biếu, người nhận quà biếu thực hiện công việc của mình đúng chức năng, quyền hạn, vô tư thì quà biếu được như sự biết ơn, có trước có sau, là tấm lòng, đạo đức của người Việt nam.

Thứ hai, nếu nhận quà biếu thường xuyên, có hệ thống, tuy không có thỏa thuận giữa người tặng quà và người nhận quà, giá tri quà biếu lớn người đưa quà biếu ngầm hiểu quà biếu ấy là của hối lộ thì coi là phạm tội nhận hối lộ.

Thứ ba, đối với những công việc, những ngành có quy định cấm nhận quà dưới bất kỳ hình thức nào; giá trị nào thì việc nhận quà biếu coi như nhận hối lộ.

Hình phạt đối với tội nhận hối lộ?

Điều 354 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định như sau:

“Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận; hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây cho chính bản thân người đó; hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích; hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng; hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm; hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

b) Lợi ích phi vật chất.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:

a) Của hối lộ là tiền, tài sản; hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

b) Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây; thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;

b) Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.

5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm; có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

6. Người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước mà nhận hối lộ; thì bị xử lý theo quy định tại Điều này”.

Điều kiện để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội nhận hối lộ?

Theo khoản 1 điều 279 quy định: tiền của hối lộ phải có giá trị từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng. Nếu tiền của hối lộ có giá trị dưới 2.000.000 đồng thì truy cứu trách nhiệm hình sự khi đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm; hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này; chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Mời bạn xem thêm

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Nhận quà quê từ nhân viên cấp dưới có phạm tội nhận hối lộ không?”. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Bác sĩ nhận hoa hồng để làm theo yêu cầu của người yêu cầu có phạm tội nhận hối lộ không?

Theo Điều 354 Bộ luật Hình sự, người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn, trực tiếp hoặc qua trung gian đã nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ hình thức nào có giá trị từ 2 triệu đồng đến dưới 10 triệu đồng để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ có thể bị xử lý hình sự về tội nhận hối lộ. Như vậy, bác sĩ sẽ phạm tội nhận hối lộ.

Tội môi giới hối lộ được miễn trách nhiệm hình sự khi nào?

Theo quy định tại khoản 6 điều 365 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017:
Người môi giới hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.
Do đó, người môi giới hối lộ có sự thành khẩn khai báo trước khi bị phát giác thì có thể được xem xét để miễn trách nhiệm hình sự.

Đánh giá bài viết
Chuyên mục:
Hình sự

Trả lời