Nguyên tắc tính tiền nhuận bút, thù lao theo quy định?

18/12/2021
1050
Views

Xin chào luật sư, tôi có tham gia làm cộng tác viên viết bài cho một trang báo mạng. Vì thế luật sư cho tôi biết nguyên tắc tính tiền nhuận bút, thù lao theo quy định ra sao? Tôi xin chân thành cảm ơn!

Căn cứ pháp lý

Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009

Nghị định 105/2006/NĐ-CP

Nghị định 22/2018/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

Hiện nay, trường hợp viết bài cho các trang báo, sách đã không còn xa lạ với chúng ta. Vậy tiền nhuận bút của họ sẽ được tính theo nguyên tắc nào? Hãy cùng luật sư 247 giải đáp ngay sau đây:

Tiền nhuận bút, thù lao là gì?

Theo quy định tại khoản 13 Điều 3 Nghị định 22/2018/NĐ-CP; thì nhuận bút là khoản tiền do bên sử dụng tác phẩm trả cho tác giả; hoặc chủ sở hữu quyền tác giả trong trường hợp chủ sở hữu quyền tác giả không đồng thời là tác giả.

Theo khoản 14 Điều 3 Nghị định 22/2018/NĐ-CP; thì thù lao là khoản tiền do bên sử dụng tác phẩm trả cho chủ sở hữu quyền tác giả; bên sử dụng cuộc biểu diễn trả cho người biểu diễn hoặc chủ sở hữu cuộc biểu diễn.

Tóm lại, nhuận bút, thù lao là khoản tiền mà bên thứ ba phải trả khi sử dụng tác phẩm; cuộc biểu diễn.

Nguyên tắc tính tiền nhuận bút, thù lao theo quy định?

Tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất được xác định theo các nguyên tắc sau:

– Việc trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất phải bảo đảm lợi ích của người sáng tạo; tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng và công chúng hưởng thụ; phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của đất nước.

– Mức tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất được xác định căn cứ vào thể loại; hình thức, chất lượng, số lượng hoặc tần suất khai thác, sử dụng.

– Các đồng chủ sở hữu quyền tác giả, đồng chủ sở hữu quyền liên quan thỏa thuận về tỷ lệ phân chia tiền nhuận bút, thù lao theo mức độ sáng tạo, phù hợp với hình thức khai thác, sử dụng.

– Mức tiền nhuận bút, thù lao; quyền lợi vật chất được xác định trong hợp đồng bằng văn bản theo quy định pháp luật.

Căn cứ tính tiền nhuận bút, thù lao?

Hiện nay, có 02 căn cứ xác định tiền nhuận bút, thù lao:

Thứ nhất, theo Biểu mức tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất.

Biểu mức này được xây dựng bởi tổ chức đại diện quyền tác giả, quyền liên quan; trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 20, khoản 4 Điều 29, khoản 2 Điều 30; khoản 2 Điều 31 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi năm 2009. Cụ thể:

– Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;

– Làm tác phẩm phái sinh;

– Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;

Sao chép tác phẩm;

– Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;

– Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử; hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;

– Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính;

– Định hình cuộc biểu diễn trực tiếp của mình trên bản ghi âm, ghi hình;                

– Sao chép trực tiếp; hoặc gián tiếp cuộc biểu diễn của mình đã được định hình trên bản ghi âm, ghi hình;

– Phát sóng hoặc truyền theo cách khác đến công chúng cuộc biểu diễn của mình chưa được định hình mà công chúng có thể tiếp cận được; trừ trường hợp cuộc biểu diễn đó nhằm mục đích phát sóng;

– Phân phối đến công chúng bản gốc và bản sao cuộc biểu diễn của mình thông qua hình thức bán, cho thuê; hoặc phân phối bằng bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được;

– Bản ghi âm, ghi hình được phân phối đến công chúng;

– Chương trình phát sóng được ghi âm, ghi hình, phân phối đến công chúng.

Tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả là một tổ chức phi lợi nhuận do các tác giả; chủ sở hữu quyền tác giả thỏa thuận thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật để bảo vệ quyền tác giả. Hoạt động của tổ chức này theo ủy quyền của tác giả; chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan.

Thứ hai, theo thỏa thuận. Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình; chương trình phát sóng và tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả; quyền liên quan có trách nhiệm thoả thuận về mức tiền nhuận bút, thù lao; quyền lợi vật chất và phương thức thanh toán (khoản 3 Điều 43 Nghị định 22/2018/NĐ-CP).

Quy định của pháp luật về về trả nhuận bút, thù lao trong lĩnh vực báo chí, xuất bản như thế nào?

Trả nhuận bút, thù lao trong lĩnh vực báo chí, xuất bản được quy định tại Điều 4 Nghị định 18/2014/NĐ-CP theo đó:

– Mức nhuận bút, thù lao trả cho tác giả; hoặc chủ sở hữu quyền tác giả và những người tham gia thực hiện các công việc liên quan đến tác phẩm báo chí, xuất bản phẩm căn cứ vào thể loại, chất lượng tác phẩm, mức độ ảnh hưởng của tác phẩm đến kinh tế – xã hội, mức độ đóng góp vào tác phẩm, các quy định khuyến khích sáng tạo tác phẩm tại Nghị định này và quy định của cơ quan báo chí sử dụng tác phẩm hoặc theo hợp đồng sử dụng xuất bản phẩm với nhà xuất bản. Mức nhuận bút của tác giả không thấp hơn mức thù lao của người tham gia công việc có liên quan đến tác phẩm cùng thể loại.

– Tác giả của tác phẩm dành cho thiếu nhi, dân tộc thiểu số, phóng sự điều tra; tác giả là người Việt Nam viết trực tiếp bằng tiếng nước ngoài; người Kinh viết trực tiếp bằng tiếng dân tộc thiểu số, người dân tộc thiểu số viết trực tiếp bằng tiếng của dân tộc thiểu số khác; tác giả của tác phẩm được thực hiện trong điều kiện khó khăn, nguy hiểm; và những trường hợp đặc biệt khác được hưởng nhuận bút cao hơn nhằm khuyến khích sáng tạo.

– Tác phẩm thuộc loại hình sáng tác, nghiên cứu được trả nhuận bút cao hơn tác phẩm dịch; phóng tác, cải biên, chuyển thể, sưu tầm, biên soạn, chú giải, tuyển tập và hợp tuyển. Tác giả được hưởng nhuận bút theo quy định của cơ quan sử dụng tác phẩm khi tác phẩm đó được sử dụng làm tuyển tập, hợp tuyển, phóng tác, cải biên, chuyển thể, sưu tầm và biên soạn thành tác phẩm mới hoặc dịch sang ngôn ngữ khác. Đối với tác phẩm gốc được dịch sang ngôn ngữ khác để thể hiện trên loại hình báo chí khác hoặc ấn phẩm báo chí khác của cùng một cơ quan báo chí, việc chi trả nhuận bút thực hiện theo quy định của từng cơ quan báo chí.

– Tác phẩm đã công bố, phổ biến khi được sử dụng lại, tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả hưởng nhuận bút theo quy định tại Nghị định này và quy định của cơ quan sử dụng tác phẩm.

– Tác phẩm lưu hành nội bộ, không kinh doanh hưởng chế độ nhuận bút thấp hơn tác phẩm thuộc thể loại tương ứng có kinh doanh. Mức nhuận bút do tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả và bên sử dụng tác phẩm thỏa thuận.

– Đối với tác phẩm đồng tác giả, tỷ lệ phân chia nhuận bút do các tác giả thỏa thuận.

– Tác phẩm báo chí đăng tải lại có trích dẫn nguồn của cơ quan báo chí khác đã có thỏa thuận chia sẻ thông tin theo quy định về bản quyền, nhuận bút do các cơ quan báo chí thỏa thuận quyết định.

– Cơ quan báo chí trích lập quỹ nhuận bút trong phạm vi nguồn đã được quy định.Quỹ nhuận bút dùng để trả nhuận bút cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả có tác phẩm được sử dụng; trả thù lao, lợi ích vật chất; tổ chức các hoạt động khuyến khích sáng tạo, không sử dụng vào mục đích khác.

– Đối với tác phẩm thuộc thể loại chưa được quy định cụ thể tại Nghị định này, việc trả nhuận bút do bên sử dụng tác phẩm và tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả thỏa thuận thông qua hợp đồng khoán gọn.

– Chậm nhất 60 ngày, kể từ ngày tác phẩm được đăng tải, công bố, bên sử dụng tác phẩm phải trả hết tiền nhuận bút cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định.Trường hợp cơ quan báo chí đã liên hệ, thông báo ít nhất 3 lần cho người hưởng nhuận bút, thù lao nhưng không nhận được hồi âm thì tiền nhuận bút, thù lao đó được kết chuyển sang Quỹ nhuận bút của năm tiếp theo.

– Tác giả làm việc theo chế độ hợp đồng với cơ quan báo chí sử dụng tác phẩm, sáng tạo tác phẩm ngoài định mức được giao của cơ quan báo chí, được hưởng 100% nhuận bút.

– Người thuộc cơ quan báo chí sử dụng tác phẩm thực hiện các công việc liên quan đến tác phẩm báo chí ngoài định mức được giao, hưởng 100% thù lao.

Mời bạn xem thêm

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung vấn đề Nguyên tắc tính tiền nhuận bút, thù lao theo quy định?ến thức trên để sử dụng trong công việc; cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ hãy liên hệ 0833102102.

Câu hỏi thường gặp

Hành vi in xuất bản phẩm mà không có quyết định xuất bản bị xử phạt ra sao?

Hành vi in xuất bản phẩm mà không có quyết định xuất bản sẽ bị xử phạt từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng theo quy định tại khoản 7 Điều 24 Nghị định 159/2013/NĐ-CP.

Cách tính nhuận bút, thù lao?

– Giá trị một đơn vị hệ số nhuận bút, thù lao bằng 10% mức tiền lương cơ sở áp dụng cho cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (sau đây gọi chung là mức tiền lương cơ sở).
– Nhuận bút được tính như sau:
Nhuận bút = Mức hệ số nhuận bút x Giá trị một đơn vị hệ số nhuận bút.
– Thù lao được tính như sau:
Thù lao = Mức hệ số nhuận bút x Giá trị một đơn vị hệ số nhuận bút.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Sở hữu trí tuệ

Comments are closed.