Nguyên tắc hưởng thừa kế theo hàng của thừa kế theo pháp luật

31/08/2021
Nguyên tắc hưởng thừa kế theo hàng của thừa kế theo pháp luật
507
Views

Thừa kế là chính việc thực thi chuyển giao tài sản, lợi ích, nợ nần, các quyền, nghĩa vụ từ một người đã chết sang một người còn sống nào đó (có thể là cá nhân hoặc tổ chức). Thừa kế có vai trò quan trọng từ rất lâu trong xã hội loài người. Các luật thừa kế thay đổi liên tục tùy theo cơ cấu xã hội.

Trong chế định thừa kế, pháp luật quy định bao gồm thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. Mỗi quy định thừa kế đều có những nguyên tắc riêng của nó. Cùng Luật sư 247 tìm hiểu về các nguyên tắc hưởng thừa kế theo hàng của thừa kế theo pháp luật qua bài viết sau đây.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật dân sự năm 2015

Khái niệm về thừa kế theo pháp luật

Sự dịch chuyển di sản từ một người đã chết sang cho người còn sống được thực hiện theo một trong hai căn cứ là ý chí của người để lại di sản và quy định của pháp luật. Nếu sự dịch chuyển tài sản của người chết sang cho người còn sống căn cứ vào quy định của pháp luật thì được gọi là thừa kế theo pháp luật.

Chính vì lẽ đó mà Bộ luật dân sự năm 2015 đã quy định cụ thể về khái niệm thừa kế theo pháp luật tại Điều 649:

“Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.”

Hàng hưởng thừa kế

Thứ tự những người thừa kế theo pháp luật được quy định tại khoản 1 Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015

Hàng thứ nhất

  • Vợ – chồng: nếu một trong hai bên chết trước thì bên kia sẽ được chia di sản cuat người chết.
  • Cha, mẹ – con: không phân biệt con đẻ với con nuôi; cha mẹ đẻ với cha mẹ nuôi. Con đẻ bao gồm cả con trong giá thú và con ngoài giá thú

Lưu ý:

+ Con dâu, con rể không là người thừa kế theo pháp luật của bố mẹ chồng; bố mẹ vợ và ngược lại.

+ Quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế; nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau.

Hàng thứ hai

  • Ông bà nội, ngoại và chúa và ngược lại giữa cháu với ông bà nội, ngoại
  • Anh chị em ruột là những người cùng cha mẹ hoặc cùng cha hoặc cùng mẹ. Một người mẹ có bao nhiêu người con đẻ thì bấy nhiêu người con đó là anh chị em ruột của nhau. Không phụ thuộc và việc họ có cùng cha hay không.

Hàng thứ ba

  • Cụ nội, ngoại và chắt nội, chắt ngoại của người chết
  • Cô, dì, chú, bác, cậu ruột của người chết; và cháu gọi người chết là cô, dì, chú, bác, cậu ruột

Nguyên tắc hưởng thừa kế theo hàng

Người cùng hàng thừa kế sẽ hưởng di sản bằng nhau

Người thừa kế hàng sau chỉ được hưởng thừa kế nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết; không có quyền hưởng thừa kế; bị truất quyền hưởng thừa kế hoặc từ chối nhận di sản.

Lưu ý:

Từ chối nhận di sản có 02 trường hợp thuộc diện không hưởng thừa kế theo pháp luật là từ chối hưởng toàn bộ di sản; hoặc từ chối nhận di sản nếu chia theo pháp luật.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung Nguyên tắc hưởng thừa kế theo hàng của thừa kế theo pháp luật”. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư ; hãy liên hệ 0833.102.102

Mời bạn đọc tham khảo:

Trích lục khai tử và giấy chứng tử khác nhau thế nào?

Xác nhận tình trạng hôn nhân, xác nhận tình trạng độc thân

Câu hỏi liên quan

Quan hệ thừa kế giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi và cha đẻ, mẹ đẻ?

Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 651 và Điều 652 của Bộ luật dân sự 2015.

Khi nào thì di sản của người chết phải dịch chuyển theo quy định của pháp luật?

Theo quy định của pháp luật thì khi không có căn cứ để dịch chuyển di sản của người chết theo ý chí của họ thì di sản đó phải dịch chuyển theo quy định của pháp luật về hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế.

Những trường hợp thừa kế theo pháp luật?

– Không có di chúc;
– Di chúc không hợp pháp;
– Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
– Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Để lại một bình luận