Người lao động mất việc khi doanh nghiệp bị mua lại?

10/12/2021
Người lao động mất việc khi doanh nghiệp bị mua lại?
434
Views

Nền kinh tế thị trường hiện nay doanh nghiệp đối mặt nhiều thách thức, khó khăn. Để tồn tại các doanh nghiệp phải có những thay đổi như sáp nhập, hợp nhất, bán, chuyển nhượng quyền sở hữu. Vì vậy, dẫn đến cơ cấu tổ chức có thay đổi lớn. Liệu tất cả người lao động mất việc khi doanh nghiệp bị mua lại?

Chào luật sư. Hiện nay tôi đang làm việc tại một công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Sắp tời công ty sẽ bị một người khách mua lại. Tôi muốn hỏi nếu chuyển giao cho người kia vậy tất cả nhân viên có nguy cơ bị mất việc? Công ty có bồi thường gì cho nhân viên mất việc không? Liệu có phải tất cả người lao động đều mất việc khi doanh nghiệp bị mua lại? Mong nhận được phản hồi sớm từ các luật sư.

Đối với thắc mắc quý khách hàng Luật sư 247 có giải đáp như sau:

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Quan hệ lao động được hình thành trong quy trình mua bán sức lao động. Chủ thể là người lao động và người sử dụng lao động. Khi chấm dứt quan hệ lao động căn cứ theo ý chí mỗi bên hoặc cả hai, trường hợp do nguyên nhân khách quan tác động. Mỗi trường hợp phát sinh trách nhiệm và nghĩa vụ của chủ thể khác nhau.

Chấm dứt hợp đồng lao động

Chấm dứt hợp đồng lao động là các bên trong quan hệ lao động chấm dứt việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của nhau. Phân chia việc chấm dứt hợp đồng lao đông như:

  • Do ý chí của hai bên chủ thể: Hết hạn hợp đồng; Đã hoàn thành hết công việc; Hai bên thỏa thuận
  • Do phát sinh sự kiện pháp lý: Người lao động bị kết án tù; một trong hai bên bị chết hoặc không tồn tại; Bị xử lý kỷ luật sa thải
  • Do ý chí của một bên: Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng; Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt.

Người lao động mất việc khi doanh nghiệp bị mua không?

Trong trường hợp người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì phải dựa trên căn cứ theo quy định của pháp luật. Có 3 lý do được pháp luật quy định tại Bộ luật Lao động 2019:

  1. Do lỗi của người lao động và lí do khách quan. Căn cứ quy định Điều 36 Bộ luật Lao động 2019. Cụ thể lí do như: Người lao động không hoàn thành công việc; Người lao động ốm đau nghỉ quá lâu; Do thiên tai dịch bệnh;…
  2. Do doanh nghiệp thay đổi cơ cấu công nghệ hoặc vì lý do kinh tế: Thay đổi cơ cấu tổ chức; Thay đổi quy trình sản xuất; Khủng hoảng kinh tế
  3. Do doanh nghiệp có sự thay đổi như: Doanh nghiệp chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, chuyển nhượng quyền sở hữu,…

Khi doanh nghiệp bị mua lại chuyển giao sở hữu của người khác cũng là căn cứ chấm dứt hợp đồng với người lao động. Như vậy, người lao động có thể mất việc khi doanh nghiệp bị mua lại.

Trách nhiệm của doanh nghiệp với người lao động

Căn cứ Khoản 2 Điều 43 Bộ luật Lao động 2019 quy định về trường hợp doanh nghiệp bị mua lại. Người sử dụng lao động hiện tại và kế tiếp có trách nhiệm xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động đã được thông qua. Theo Điều 44 Phương án sử dụng lao động gồm một số nội dung như sau:

  • Số lượng và danh sách người lao động được tiếp tục làm việc
  • Số lượng và danh sách người lao động phải đào tạo lại, người chuyển sang làm bán thời gian
  • Số lượng và danh sách người lao động phải chấm dứt hợp đồng lao động
  • Số lượng và danh sách người lao động nghỉ hưu
  • Quyền và nghĩa vụ thực hiện của các bên
  • Biện phán và nguồn tài chính thực hiện phương án

Trong quá trình xây dựng cần trao đổi ý kiến cùng với tổ chức đại diện người lao động. Trong thời hạn 15 ngày kể từ khi được thông qua phải công khai thông báo đến tất cả người lao động.

Quyền và lợi ích của người lao động mất việc khi doanh nghiệp bị mua

Khi doanh nghiệp bị mua lại căn cứ vào phương án sử dụng lao động để phân chia quyền, lợi ích. Nếu tiếp tục làm việc hoặc đào tạo các bên thỏa thuận và giao kết hợp đồng mới. Trường hợp nằm trong danh sách buộc chấm dứt hợp đồng nhận trợ cấp.

Căn cứ Điều 47 Bộ luật Lao động 2019 thì người lao động mất việc khi doanh nghiệp bị mua lại sẽ nhận được trợ cấp mất việc làm. Với điều kiện là người lao động đã làm việc từ đủ 12 tháng tại công ty. Cách tính là mỗi năm tương ứng 1 tháng tiền lương. Tuy nhiên, tiền trợ cấp thấp nhất là 2 tháng tiền lương.

Thời gian tính trợ cấp mất việc làm bằng tổng thời gian thực tế làm việc trừ đi thời gian đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Tiền lương chi trả tính theo bình quân 6 tháng tiền lương liền kề theo hợp đồng lao động. Quy định chi tiết cách tính tại Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP.

Thông tin liên hệ

Trên đây là phân tích về vấn đề Người lao động mất việc khi doanh nghiệp bị mua lại? Nếu bạn đang gặp phải vấn đề tương tư mong muốn bảo vệ tối đa quyền lợi của mình hãy liên hệ sử dụng dịch vụ luật sư 247. Với đội ngũ luật sư kinh nghiệm sẽ bảo vệ quyền và lợi ích quý khách hàng cách tốt nhất.

Hy vọng những thông tin Luật sư 247 cung cấp hữu ích với bạn đọc!

Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư 247 hãy liên hệ 0833102102

  1. Facebook: www.facebook.com/luatsux
  2. Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
  3. Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động có phải thông báo trước?

Căn cứ theo quy định tại Điều 36 Bộ luật lao động 2019 thì khi đơn phương chấm dứt hợp đồng phía công ty có nghĩa vụ phải thông báo trước cho người lao động. Cụ thể, báo trước 45 ngày với hợp đồng không xác định thời hạn. Báo trước 30 ngày với hợp đồng thời hạn 12 tháng đến 36 tháng. Còn hợp đồng dưới 12 tháng chỉ cần báo trước 3 ngày.

Trường hợp nào công ty không cần báo trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng không?

Có hai trường hợp khi đơn phương chấm dứt hợp đồng mà người sử dụng lao động không cần thông báo trước. Căn cứ quy định tại Khoản 3 Điều 36 Bộ luật Lao động 2019. Trường hợp người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau khi hết thời hạn hoãn hợp đồng. Trường hợp hai người lao động tự ý bỏ việc không có lý do chính đáng từ 5 ngày làm việc liên tục.

Công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật xử lý thế nào?

Căn cứ điều 41 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghĩa vụ người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật. Phải nhận người lao động quay trở lại làm việc và trả khoản tiền ít nhất 2 tháng lương. Trường hợp người lao động không muốn quay lại thì công ty trả trợ cấp thôi việc, khoản tiền ít nhất 2 tháng lương, tiền lương thời gian bị chấm dứt trái luật.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Lao động

Trả lời