Pháp luật quy định như thế nào về Tội ngộ sát?

10/12/2021
Pháp luật quy định như thế nào về Tội ngộ sát? Phân biệt tội giết người và tội cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người
664
Views

Pháp luật hình sự Việt Nam quy định chế tài rất nghiêm khắc với những nhóm hành vi gây chết người. Tội ngộ sát là cách gọi thực tế của nhiều người về tội vô ý làm chết người, là một thuật ngữ pháp lý hình sự để chỉ hành vi giết người nhưng mục đích của hành vi được xem xét trên yếu tố lỗi vô ý. Pháp luật quy định như thế nào về tội ngộ sát? Để giải đáp thắc mắc cho bạn đọc, Luật sư 247 mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017

Ngộ sát là gì?

Pháp luật hình sự Việt Nam quy định chế tài rất nghiêm khắc với những nhóm hành vi gây chết người. Một trong những tội phạm gây cái chết cho người khác khá đặc biệt vì tính chất, mục đích của hành vi cần được xem xét cụ thể phải nhắc đến Tội vô ý làm chết người, trong ngôn ngữ hàng ngày thường được gọi là Tội ngộ sát.

Tội ngộ sát là cách gọi thực tế của nhiều người về tội vô ý làm chết người, là một thuật ngữ pháp lý hình sự để chỉ hành vi giết người nhưng mục đích của hành vi được xem xét trên yếu tố lỗi vô ý.

Vô ý làm chết người là hành vi của một người không thấy trước được hành vi của mình có khả năng gây hậu quả chết người mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hoặc người phạm tội thấy trước hành vi của mình có thể gây ra chết người nhưng tin rằng hậu quả đó không xảy ra.

Pháp luật quy định như thế nào về Tội ngộ sát?

Điều 128. Tội vô ý làm chết người

1. Người nào vô ý làm chết người, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.

Theo đó, khi đủ các yếu tố cấu thành tội vô ý làm chết người thì người phạm tội có thể phải chịu các mức hình phạt như sau:

– Khung cơ bản, người nào vô ý làm chết người thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến tối đa là 03 năm hoặc phạt tù trong thời gian tối thiểu là 01 năm và tối đa là 05 năm.

– Khung tăng nặng, áp dụng đối với trường hợp phạm tội làm chết 02 người trở lên, sẽ bị phạt tù tối thiểu 03 năm và tối đa 10 năm.

Pháp luật hình sự Việt Nam quy định chế tài rất nghiêm khắc với những nhóm hành vi gây chết người. Một trong những tội phạm gây cái chết cho người khác khá đặc biệt vì tính chất, mục đích của hành vi cần được xem xét cụ thể phải nhắc đến Tội vô ý làm chết người, trong ngôn ngữ hàng ngày thường được gọi là Tội ngộ sát.

Tội ngộ sát là cách gọi thực tế của nhiều người về tội vô ý làm chết người, là một thuật ngữ pháp lý hình sự để chỉ hành vi giết người nhưng mục đích của hành vi được xem xét trên yếu tố lỗi vô ý.

Vô ý làm chết người là hành vi của một người không thấy trước được hành vi của mình có khả năng gây hậu quả chết người mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hoặc người phạm tội thấy trước hành vi của mình có thể gây ra chết người nhưng tin rằng hậu quả đó không xảy ra.

Khách thể của tội phạm

Khách thể của tội vô ý làm chết người là quan hệ nhân thân mà nội dung là quyền sống của con người. Đối tượng tác động của tội phạm này là con người.

Mặt khách quan của tội phạm

+ Vô ý làm chết người là trường hợp người phạm tội tuy thấy chính hành vi của mình có thể gây ra hậu quả chết người nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra còn có thể ngăn ngừa được hoặc người phạm tội không thấy hành vi của mình có thể gây ra hậu quả chết người mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó. Hành vi vô ý làm chết người được thể hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động.

+ Tội vô ý làm chết người là tội phạm có cấu thành vật chất, vì vậy hậu quả chết người xảy ra là dấu hiệu bắt buộc đối với tội phạm này. Nếu hậu quả chết người chưa xảy ra thì không thể truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi vô ý.

+ Đối với tội vô ý làm chết người cần có mối quan hệ ràng buộc giữa hành vi vô ý và hậu quả chết người. Hậu quả của hành vi là nạn nhân chết xuất phát từ hành vi vô ý của người phạm tội gây ra.

Mặt chủ quan của tội phạm

+ Ý thức của người phạm tội là dấu hiệu đặc trưng để phân biệt giữa tội vô ý làm chết người và tội giết người. Người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội của mình dưới hình thức lỗi do vô ý bao gồm cả vô ý do cẩu thả và vô ý do quá tự tin.

+ Làm chết người do lỗi vô ý vì cẩu thả là trường hợp thiếu cẩn trọng khi thực hiện hành vi mà người phạm tội không thành trước khả năng gây ra hậu quả chết người mặc dù phải thấy trước hoặc có thể thấy trước.

+ Làm chết người do vô ý vì quá tự tin là trường hợp người phạm tội thấy trước được hành vi của mình có thể gây ra hậu quả chết người nhưng tin rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra và có thể ngăn ngừa được nhưng cuối cùng hậu quả đó vẫn xảy ra.

 Ở trường hợp thứ hai, nếu người phạm tội vi phạm quy tắc nghề nghiệp để xảy ra hậu quả có thể bị xét xử dưới tội danh Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính.

Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội vô ý làm chết người là chủ thể thường. Nghĩa là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự đểu có thể là chủ thể của tội vô ý làm chết người. Căn cứ theo các quy định của pháp luật thì chủ thể của tội vô ý làm chết người phải có độ tuổi từ đủ 16 trở lên.

Phân biệt tội giết người và tội cố ý gây thương tích gây hậu quả chết người

Trong Bộ luật Hình sự 2015 tội giết người và tội cố ý gây thương tích gây hậu quả chết người được quy định tại Điều 123 và Điều 134. Hai tội danh này có những điểm khác nhau như sau:

– Mục đích của hành vi phạm tội:

+ Tội giết người: Người phạm tội thực hiện hành vi nhằm mục đích tước đoạt tính mạng của nạn nhân.

+ Tội cố ý gây thương tích dẫn đến chết người: Người phạm tội thực hiện hành vi chỉ nhằm mục đích gây tổn hại đến thân thể nạn nhân. Việc nạn nhân chết nằm ngoài ý thức chủ quan của người phạm tội.

– Xác định mức độ, cường độ tấn công

+ Tội giết người: Mức độ tấn công nhanh và liên tục với cường độ tấn công mạnh có thể gây chết người.

+ Tội cố ý gây thương tích dẫn đến chết người: Mức độ tấn công yếu hơn và không liên tục dồn dập với cường độ tấn công nhẹ hơn.

– Vị trí tác động trên cơ thể:

+ Tội giết người: Thường là những vị trí trọng yếu trên cơ thế như vùng đầu, ngực, bụng,…

+ Tối cố ý gây thương tích dẫn đến chết người: Thường là những vị trí không gây nguy hiểm chết người như vùng vai, tay, chân, v.v…

– Vũ khí, hung khí sử dụng và các tác nhân khác.

+ Xác định hung khí, vũ khí sử dụng hoặc các tác nhân khác: Việc xác định vũ khí, hung khí tấn công như súng, dao, gậy…cũng là yếu tố quan trọng nhằm phân biệt hai tội này.

– Yếu tố lỗi:

+ Tội giết người: Người thực hiện hành vi phạm tội với lỗi cố ý. Trong trường hợp một người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhận thức rõ hành vi của mình là có tính nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra thì được xác định là lỗi cố ý trực tiếp. Trong trường hợp một người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhận thức rõ tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra thì được xác định là lỗi cố ý gián tiếp.

+ Tội cố ý gây thương tích gây hậu quả chết người: Người thực hiện hành vi có lỗi vô ý đối với hậu quả chết người xảy ra. Nghĩa là họ thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả chết người, nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra, có thể ngăn ngừa được hoặc họ không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả chết người, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó. Hậu quả chết người xảy ra là vì những thương tích do hành vi của người phạm tội gây ra.

– Trong trường hợp phạm tội cố ý gây thương tích, người phạm tội chỉ mong muốn hoặc bỏ mặc cho hậu quả gây thương tích xảy ra. Còn trường hợp phạm tội giết người chưa đạt là người phạm tội mong muốn hậu quả xảy ra, hậu quả chết người không xảy ra là ngoài ý muốn của họ.

-Trường hợp người phạm tội nhận thức được hành vi của mình có khả năng làm chết người mà vẫn có ý thức bỏ mặc cho hậu quả xảy ra muốn sao cũng được, nếu hậu quả là gây thương tích thì định tội cố ý gây thương tích, nếu hậu quả là chết người thì người phạm tội phạm vào tội giết người.

Mời bạn xem thêm bài viết

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung vấn đề ”Pháp luật quy định như thế nào về Tội ngộ sát?” Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc; cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ hãy liên hệ 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Mặt khách thể của tội phạm giết người

Tội phạm xâm phạm đến mối quan hệ liên quan đến tính mạng của con người được pháp luật hình sự bảo vệ; quyền được sống của con người được pháp luật bảo vệ.

Trường hợp giết người do phòng vệ chính đáng có phạm tội giết người không?

Hành vi tước đoạt tính mạng người khác nhưng thuộc trường hợp phòng vệ chính đáng hoặc thi hành bản án tử hình thì không phạm tội giết người.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Trả lời