Xin chaò luật sư. Tôi hiện đang làm công nhân tại một công ty sản xuất nhựa. Nhiều lần xảy ra sự cố mất điện thì công ty cho chúng tôi nghỉ không hưởng lương. Công ty nói rằng những ngày nghỉ do mất điện này sẽ không tính vào nghỉ phép năm nên chúng tôi sẽ không được hưởng lương. Vậy cho hỏi công ty làm như trên có đúng không? Chúng tôi có được hưởng tiền lương khi ngừng việc trong những ngày mất điện. Việc nghỉ phép năm được quy định như thế nào? Mong luật sư giải đáp giúp tôi.
Điện là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng trong quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Sự cố điện xảy ra có thể khiến doanh nghiệp không thể hoạt động, người lao động phải ngừng làm việc. Nguyên nhân sự cố có thể xuất phát từ nhiều phía, tuy nhiên trong trường hợp này người lao động có được hưởng lương ngừng việc không? Mức lương ngừng việc quy định như thế nào? Những ngày ngừng việc có được tính vào nghỉ phép năm? Và về việc nghỉ phép hàng nằm của người lao đông ra sao? Để làm rõ vấn đề này, Luật sư 247 xin giới thiệu bài viết “Người lao động có được hưởng lương ngừng việc do sự cố điện hay không?”. Mời bạn đọc cùng tham khảo.
Căn cứ pháp lý
Người lao động có được hưởng lương ngừng việc do sự cố điện không?
Ngừng việc được hiểu là tình trạng người lao động phải tạm ngưng làm việc hoặc không được làm công việc được giao theo thỏa thuận trong hợp đồng trước đó do nhiều nguyên nhân khác nhau cả về khách quan lẫn chủ quan.
Còn lương ngừng việc là tiền lương doanh nghiệp hoặc người sử dụng lao động phải trả cho người lao động khi họ không làm việc mà không do lỗi của họ theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận của các bên.
Quy định về tiền lương ngừng việc
Căn cứ theo Điều 99 Bộ luật Lao động 2019; quy định về tiền lương ngừng việc như sau:
Trường hợp phải ngừng việc, người lao động được trả lương như sau:
1. Nếu do lỗi của người sử dụng lao động thì người lao động được trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động;
2. Nếu do lỗi của người lao động thì người đó không được trả lương; những người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc thì được trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu;
3. Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động hoặc do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế thì hai bên thỏa thuận về tiền lương ngừng việc như sau:
a) Trường hợp ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống thì tiền lương ngừng việc được thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu;
b) Trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu.
Như vậy theo quy định nêu trên, việc trả lương ngừng việc cho người lao động sẽ được xác định dựa vào lỗi của chủ thể gây ra sự kiện khiến người lao động không thể làm việc.
Xảy ra sự cố điện, người lao động có được trả lương ngừng việc?
Căn cứ vào quy định ở trên thì để xác định chủ thể phải trả lương và tính lương ngừng việc do sự cố điện xảy ra sẽ phụ thuộc vào lỗi của bên gây ra sự cố điện. Theo đó:
- Nếu người lao động phải ngừng việc do hệ thống điện bị hư hỏng; không do lỗi của người sử dụng lao động hoặc do thiên tai,… thì người lao động sẽ được hưởng lương ngừng theo sự thỏa thuận của hai bên.
- Trường hợp doanh nghiệp, hoặc công ty cho người lao động nghỉ việc nếu do lỗi của người sử dụng lao động như trường hợp sự cố điện là do bên sử dụng lao động gây ra thì người lao động được trả đầy đủ tiền lương theo quy định trong những ngày bị ngừng việc.
- Trường hợp sự cố kiện do người lao động gây ra thì người gây ra sẽ không được trả lương; những người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc thì được trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu;
Do đó việc công ty không trả lương cho người lao động khi sự cố mất điện xảy ra trong trường hợp của bạn là vi phạm pháp luật.
Việc trả lương cho người lao động thực hiện như thế nào
Căn cứ theo Điều 94 Bộ luật Lao động năm 2019, quy định về nguyên tắc hưởng lương như sau:
- Người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp; thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp.
- Người sử dụng lao động không được hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động; không được ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định.
Theo đó khi trả lương cho người lao động, người sử dụng lao động phải tuân thủ theo các nguyên tắc trên để đảm bảo quyền lợi cho người lao động đã làm việc.
Ngừng việc do sự cố điện có được tính là nghỉ phép năm?
Thời gian ngừng việc có được tính là nghỉ phép năm?
Căn cứ theo Điều 65 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, quy định về thời gian được coi là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm của người lao động cụ thể như sau:
(1) Thời gian học nghề, tập nghề theo quy định tại Điều 61 của Bộ luật Lao động nếu sau khi hết thời gian học nghề, tập nghề mà người lao động làm việc cho người sử dụng lao động.
(2) Thời gian thử việc nếu người lao động tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động sau khi hết thời gian thử việc.
(3) Thời gian nghỉ việc riêng có hưởng lương theo khoản 1 Điều 115 của Bộ luật Lao động.
(4) Thời gian nghỉ việc không hưởng lương nếu được người sử dụng lao động đồng ý nhưng cộng dồn không quá 01 tháng trong một năm.
(5) Thời gian nghỉ do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng cộng dồn không quá 6 tháng.
(6) Thời gian nghỉ do ốm đau nhưng cộng dồn không quá 02 tháng trong một năm.
(7) Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
(8) Thời gian thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà được tính là thời gian làm việc theo quy định của pháp luật.
(9) Thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động.
(10) Thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc; nhưng sau đó được kết luận là không vi phạm hoặc không bị xử lý kỷ luật lao động.
Như vậy, trong khoảng thời gian ngừng việc thì có thể được tính là thời gian nghỉ phép năm nếu ngừng việc không phải do lỗi của người lao động.
Tuy nhiên theo khoản 4 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ hàng năm như sau:
“Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.”
Theo đó khoảng thời gian ngừng việc chỉ được coi là nghỉ phép năm nếu người sử dụng lao động đã thỏa thuận trước đó với người lao động về vấn đề này nếu phát sinh trong tương lai. Vì vậy nếu chưa có sự thỏa thuận, người sử dụng lao động sẽ phải trả lương ngừng việc cho người lao động theo quy định trên.
Trả lương nghỉ phép năm như thế nào?
Theo Điều 113 Bộ luật lao động 2019 quy định về nghỉ hằng năm như sau:
1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
3. Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.
4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.
5. Khi nghỉ hằng năm mà chưa đến kỳ trả lương, người lao động được tạm ứng tiền lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật này.
6. Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.
Theo đó trong những ngày nghỉ phép năm, nếu người lao động đủ điều kiện trên thì sẽ được hưởng nguyên lương những ngày nghỉ đó.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn về “Người lao động có được hưởng lương ngừng việc do sự cố điện hay không?”. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có thắc mắc về cách nộp quyết toán thuế tncn online hoặc muốn tham khảo mẫu báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn cũng như các vấn đề pháp lý khác của chúng tôi, mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm
- NLĐ có được thỏa thuận nhận lương những ngày chưa nghỉ phép năm?
- Có được đơn phương chấm dứt hợp đồng với người lao động tự ý bỏ việc?
- Quy định về chấm dứt hợp đồng không xác định thời hạn?
Câu hỏi thường gặp
Theo Khoản 3 Điều 113 Bộ luật lao động 2019 quy định:
“3. Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.”
Do đó nếu bạn chưa dùng hết số ngày nghỉ phép năm thì người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ theo mức lương được thỏa thuận theo hợp đồng lao động.
Trường hợp công ty cho công nhân ngừng việc mà không trả lương là hành vi vi phạm pháp luật, sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định 28/2020/NĐ-CP như sau:
– Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
– Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
– Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
– Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
– Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
Theo Bộ luật lao động quy định 03 trường hợp người lao động phải ngừng việc đó là:
– Phát sinh sự cố do lỗi từ phía doanh nghiệp, người sử dụng lao động;
– Phát sinh sự cố do lỗi từ người lao động;
– Phát sinh sự cố do lỗi khách quan như hỏa hoạn, thiên tai, dịch bệnh, địch họa; sự cố điện, nước nhưng không phải lỗi từ phía doanh nghiệp,người sử dụng lao động; di dời địa điểm làm việc theo yêu cầu của cơ quan chức năng hoặc vì lý do kinh tế.
Với trường hợp ngừng việc do lỗi của người lao động thì đương nhiên trong trường hợp này họ sẽ không được trả lương.