Lương tối thiểu vùng tăng và trợ cấp thất nghiệp có tăng không?

18/08/2022
Lương tối thiểu vùng tăng và trợ cấp thất nghiệp có tăng không?
360
Views

Chào Luật sư, Luật sư có thể cho tôi biết về việc lương tối thiểu vùng tăng và trợ cấp thất nghiệp có tăng không? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư đã giải đáp giúp cho tôi.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển kéo theo lương của người lao động cũng tăng theo. Hằng năm tại Việt Nam sẽ có sự điều chỉnh lương tối thiểu vùng và trợ cấp thất nghiệp để sao cho phù hợp hơn với tình hình phát triển kinh tế. Vậy theo quy định vào năm 2022 thì lương tối thiểu vùng tăng và trợ cấp thất nghiệp có tăng không?

Để giải đáp cho câu hỏi về việc lương tối thiểu vùng tăng và trợ cấp thất nghiệp có tăng không? Luatsu247 mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Cơ sở pháp lý

Luật Việc làm năm 2013

Nghị định 38/2019/NĐ-CP

Nghị định 38/2022/NĐ-CP

Chính sách của Nhà nước về việc làm

Theo quy định tại Điều 5 Luật Việc làm năm 2013 quy định về chính sách của Nhà nước về việc làm như sau:

– Có chính sách phát triển kinh tế – xã hội nhằm tạo việc làm cho người lao động, xác định mục tiêu giải quyết việc làm trong chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội; bố trí nguồn lực để thực hiện chính sách về việc làm.

– Khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia tạo việc làm và tự tạo việc làm có thu nhập từ mức lương tối thiểu trở lên nhằm góp phần phát triển kinh tế – xã hội, phát triển thị trường lao động.

– Có chính sách hỗ trợ tạo việc làm, phát triển thị trường lao động và bảo hiểm thất nghiệp.

– Có chính sách đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia gắn với việc nâng cao trình độ kỹ năng nghề.

– Có chính sách ưu đãi đối với ngành, nghề sử dụng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao hoặc sử dụng nhiều lao động phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội.

– Hỗ trợ người sử dụng lao động sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật, lao động nữ, lao động là người dân tộc thiểu số.

Quyền và nghĩa vụ của người lao động tại Việt Nam

Theo quy định tại Điều 5 Bộ luật Lao động 2019 quy định về quyền và nghĩa vụ của người lao động như sau:

– Người lao động có các quyền sau đây:

  • Làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
  • Hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể;
  • Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại, thực hiện quy chế dân chủ, thương lượng tập thể với người sử dụng lao động và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động;
  • Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc;
  • Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
  • Đình công;
  • Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

– Người lao động có các nghĩa vụ sau đây:

  • Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác;
  • Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động; tuân theo sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động;
  • Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động.
Lương tối thiểu vùng tăng và trợ cấp thất nghiệp có tăng không?
Lương tối thiểu vùng tăng và trợ cấp thất nghiệp có tăng không?

Lương tối thiểu vùng tăng và trợ cấp thất nghiệp có tăng không?

Đối với lương tối thiểu vùng:

Theo Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2022 lương tối thiểu vùng được quy định như sau:

– Quy định mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng như sau:

VùngMức lương tối thiểu tháng(Đơn vị: đồng/tháng)Mức lương tối thiểu giờ(Đơn vị: đồng/giờ)
Vùng I4.680.00022.500
Vùng II4.160.00020.000
Vùng III3.640.00017.500
Vùng IV3.250.00015.600

– Danh mục địa bàn vùng I, vùng II, vùng III, vùng IV được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP.

– Việc áp dụng địa bàn vùng được xác định theo nơi hoạt động của người sử dụng lao động như sau:

  • Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn thuộc vùng nào thì áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn đó.
  • Người sử dụng lao động có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào, áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn đó.
  • Người sử dụng lao động hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất nằm trên các địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì áp dụng theo địa bàn có mức lương tối thiểu cao nhất.
  • Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn có sự thay đổi tên hoặc chia tách thì tạm thời áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn trước khi thay đổi tên hoặc chia tách cho đến khi Chính phủ có quy định mới.
  • Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì áp dụng mức lương tối thiểu theo địa bàn có mức lương tối thiểu cao nhất.
  • Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn là thành phố trực thuộc tỉnh được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn thuộc vùng IV thì áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn thành phố trực thuộc tỉnh còn lại tại khoản 3 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP;

Mức lương tối thiểu nêu trên tăng bình quân 6% (tương ứng tăng từ 180.000 đồng – 260.000 đồng) so với mức lương tối thiểu áp dụng trước đó theo Nghị định 90/2020/NĐ-CP.

Đối với trợ cấp thất nghiệp:

Theo quy định tại Điều 50 Luật Việc làm 2013 quy định về trợ cấp thất nghiệp như sau:

– Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

– Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.

– Thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày thứ 16, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật Việc làm.

Lương tối thiểu vùng: Đã đề cập tại Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP như sau:

– Vùng I: 4.680.000 đồng/tháng x 5 = 23.400.000 đồng

– Vùng II:  4.160.000 đồng/tháng x 5 = 20.800.000 đồng

– Vùng III: 3.640.000 đồng/tháng x 5 = 18.200.000 đồng

– Vùng IV: 3.250.000 đồng/tháng x 5 = 16.250.000 đồng

Lương cơ sở: Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP, từ ngày 01 tháng 7 năm 2019, mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng.

Có thể thấy, mặc dù tiền trợ cấp thất nghiệp không tăng nhưng do quy định mới có sự tăng mức tối đa được hưởng trợ cấp thất nghiệp nên đã gián tiếp tạo cho người hưởng được nhận tiền nhiều hơn.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về Lương tối thiểu vùng tăng và trợ cấp thất nghiệp có tăng không?. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; quyết toán thuế năm; cách tra số mã số thuế cá nhân; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Trợ cấp thất nghiệp được bao nhiêu lần?

Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp là tổng các khoảng thời gian đã đóng liên tục hoặc không liên tục được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng cho đến khi người lao động chấm dứt hợp đồng mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Sau khi chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trước đó không được tính để hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần tiếp theo. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp cho lần hưởng tiếp theo được tính lại từ đầu, trừ trường hợp:
– Tìm được việc làm;
– Thực hiện nghĩa vụ quân sự, công an;
– Đi học có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;
– Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cai nghiện bắt buộc;
– Bị tòa án tuyên bố mất tích;
– Bị tạm giam, phạt tù.
Như vậy, nếu người lao động đã hưởng trợ cấp thất nghiệp một lần thì vẫn có thể hưởng trợ cấp thất nghiệp cho những lần thất nghiệp tiếp theo nếu đáp ứng đủ điều kiện theo quy định.


Lương cơ sở khác gì so với lương tối thiểu vùng?

Lương cơ sở áp dụng cho các đối tượng là công nhân viên chức, cán bộ nhà nước, người lao động, người hưởng chế độ thuộc khu vực nhà nước: cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội, lực lượng vũ trang, đơn vị hoạt động được nhà nước hỗ trợ kinh phí, …
Lương tối thiểu vùng áp dụng cho các đối tượng là người lao động làm việc tại các công ty, doanh nghiệp, cơ sở, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác ngoài khu vực nhà nước có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động.

Quy định về điều chỉnh lại các địa bàn áp dụng lương tối thiểu vùng?

Ngoài việc tăng lương tối thiểu vùng, Nghị định 38/2022/NĐ-CP còn điều chỉnh lại một số địa bàn thuộc các vùng I, II, III, IV từ đó làm thay đổi mức lương tối thiểu vùng ở một số địa phương. Cụ thể như sau:
Tại vùng I: Bổ sung thành phố Thủ Đức do được gộp từ Quận 2, Quận 9 và Quận Thủ Đức thuộc thành phố Hồ Chí Minh.
Một số địa phương được chuyển từ vùng II lên vùng I: Thành phố Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh, huyện Xuân Lộc thuộc tỉnh Đồng Nai.
Một số địa phương được chuyển từ vùng III lên vùng II: Thị xã Quảng Yên, Đông Triều thuộc tỉnh Quảng Ninh; thành phố Hoà Bình và huyện Lương Sơn thuộc tỉnh Hòa Bình; thành phố Vinh, thị xã Cửa lò và các huyện Nghi Lộc, Hưng Nguyên thuộc tỉnh Nghệ An; thị xã Hòa Thành thuộc tỉnh Tây Ninh; thành phố Vĩnh Long và thị xã Bình Minh thuộc tỉnh Vĩnh Long; thành phố Bạc Liêu thuộc tỉnh Bạc Liêu.
Một số địa phương được chuyển từ vùng IV lên vùng III: Huyện Vân Đồn, Hải Hà, Đầm Hà, Tiên Yên thuộc tỉnh Quảng Ninh; huyện Quỳnh Lưu, Yên Thành, Diễn Châu, Đô Lương, Nam Đàn, Nghĩa Đàn và các thị xã Thái Hòa, Hoàng Mai thuộc tỉnh Nghệ An; huyện Mang Thít thuộc tỉnh Vĩnh Long; huyện Hòa Bình thuộc tỉnh Bạc Liêu. 

5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.