Người lao động bị đánh ghen ở công ty có bị sa thải không?

08/10/2021
Người lao động bị đánh ghen ở công ty có bị sa thải không?
609
Views

Người lao động bị đánh ghen ở công ty có bị sa thải không?

Chào Luật sư. Công ty tôi ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn với chị A ở vị trí lễ tân. Sáng hôm nay, do mâu thuẫn tình cảm cá nhân, chị A bị một nhóm người đánh ghen. Hành vi này gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới hình ảnh công ty tôi. Nhiều ý kiến cho rằng, nếu để chị A tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng đến hình ảnh công ty. Vậy tôi có thể sa thảo chị A trong trường hợp này không? Người lao động bị đánh ghen ở công ty có bị sa thải không? Xin luật sư giải đáp giúp tôi.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi. Luật sư 247 xin giải đáp câu hỏi của bạn như sau:

Căn cứ pháp lý

Bộ luật lao động 2019

Nội dung tư vấn

Đánh ghen là gì?

Đánh ghen là cách gọi thông thường để chỉ hành vi bằng lời nói hoặc hành động của một người đối với người mà họ cho là có quan hệ tình cảm bất chính với vợ hoặc chồng của mình. Tuy nhiên, tùy vào mức độ, tính chất của hành vi, người đánh ghen có thể bị phạt hành chính thậm chí có thể bị xử lý hình sự

Sa thải là gì?

Sa thải là hình thức xử lý kỷ luật nặng nhất, ảnh hưởng lớn đến đời sống của người lao động.

Nguyên tắc sa thải người lao động

Nguyên tắc sa thải NLĐ dựa trên các nguyên tắc xử lý kỷ luật lao động.

Căn cứ theo điều 122 Bộ luật lao động 2019:

  • NSDLĐ phải chứng minh được lỗi của NLĐ;
  • Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở mà người lao động đang bị xử lý kỷ luật là thành viên;
  • NLĐ phải có mặt và có quyền tự bào chữa; trường hợp là người chưa đủ 15 tuổi thì phải có sự tham gia của người đại diện theo pháp luật;
  • Việc xử lý kỷ luật lao động phải được ghi thành biên bản.
  • Không được áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động.
  • Khi một NLĐ đồng thời có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật lao động thì chỉ áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm nặng nhất.

Không được xử lý kỷ luật lao động đối với NLĐ khi nào?

Theo Bộ luật lao động 2019, các trường hợp sau, NSDLĐ không được kỷ luật NLĐ:

  • Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động;
  • Đang bị tạm giữ, tạm giam;
  • Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 125 của Bộ luật này;
  • Người lao động nữ mang thai; người lao động nghỉ thai sản; nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
  • Không xử lý kỷ luật lao động đối với NLĐ vi phạm kỷ luật lao động trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.

Căn cứ sa thải

Điều 125 Bộ Luật Lao động 2019 quy định về xử lý kỷ luật sa thải như sau:

Người lao động có hành vi trộm cắp/ tham ô; đánh bạc; cố ý gây thương tích; sử dụng ma túy tại nơi làm việc;

Người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh; bí mật công nghệ; xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động hoặc quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động;

Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc cách chức mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật. Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 126 của Bộ luật này;

Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày; hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng.

Người lao động bị đánh ghen ở công ty có bị sa thải không?

Theo quy định trên thì khi người lao động bị đánh ghen ở công ty, bạn không có căn cứ để sa thải người lao động. Tuy nhiên, nếu việc để nhân viên ấy tiếp tục làm việc tại công ty sẽ làm ảnh hưởng đến uy tín của công ty, bạn có thể thoả thuận để chấm dứt HĐLĐ với NLĐ.

Sa thải sai bị xử lý thế nào?

Theo Điều 41 Bộ luật lao động 2019, NSDLĐ sa thải sai phải:

Trường hợp 1: nhận người lao động làm việc trở lại

  • Phải nhận người lao động trở lại làm việc ; phải trả tiền lương; đóng bảo hiểm xã hội; bảo hiểm y tế; bảo hiểm thất nghiệp trong những ngày NLĐ không được làm việc và phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo HĐLĐ.
  • Sau khi được nhận lại làm việc, người lao động hoàn trả cho NSDLĐ các khoản tiền trợ cấp thôi việc; trợ cấp mất việc làm nếu đã nhận của NSDLĐ.
  • Trường hợp không còn vị trí; công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà NLĐ vẫn muốn làm việc thì hai bên thỏa thuận để sửa đổi; bổ sung hợp đồng lao động.
  • Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước quy định tại khoản 2; Điều 36 của Bộ luật này thì phải trả một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.

Trường hợp 2: Chấm dứt hợp đồng lao động theo ý chí của NLĐ

  • Trường hợp NLĐ không muốn tiếp tục làm việc thì ngoài khoản tiền bồi thường thì còn được trả trợ cấp thôi việc.
  • Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý thì ngoài khoản tiền người sử dụng lao động ý, thì ngoài khoản tiền bồi thường và trợ cấp thôi việc; hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.

Sa thải là hình thức kỷ luật lao động nặng nề nhất. Việc NSDLĐ sa thải trái pháp luật sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ. Do đó, NSDLĐ phải chịu hậu quả pháp lý của việc sa thải sai. Do đó, khi xử lý kỷ luật lao động nói chung và sa thải NLĐ nói riêng, NSDLĐ cần phải tuân theo các quy định của pháp luật.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung vấn đề Người lao động bị đánh ghen ở công ty có bị sa thải không?Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc; cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ hãy liên hệ 0833.102.102

Câu hỏi liên quan

Điều kiện về thành viên tổ chức đại diện của người lao động tại cơ sở?

Theo quy định tại Điều 13 Quyết định 174/QĐ-TLĐ công đoàn cơ sở được thành lập khi có từ 05 đoàn viên hoặc 05 người lao động trở lên; có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam.
Đối với tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp, điều 174 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định về số lượng thành viên của tổ chức tại thời điểm đăng ký phải có số lượng tối thiểu thành viên là người lao động làm việc tại doanh nghiệp theo quy định của Chính phủ.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân?

Theo điều 187 Bộ luật lao động 2019:
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân bao gồm:
Hòa giải viên lao động;
Hội đồng trọng tài lao động;
Tòa án nhân dân.

Cách chức là gì?

Cách chức là việc người có thẩm quyền ra quyết định cho người được bổ nhiệm đang giữ một chức vụ nhất định thôi không giữ chức vụ đó nữa; Nguyên nhân là do vi phạm pháp luật thuộc phạm vi nhiệm vụ; quyền hạn của người đó; không còn xứng đáng với sự tín nhiệm và trách nhiệm được giao.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Lao động

Trả lời