Ngừng việc khi cách ly y tế có được trả lương?

23/01/2022
Ngừng việc khi cách ly y tế có được trả lương
587
Views

Tình hình dịch bệnh Covid 19 diễn biến phức tạp đã khiến cho nhiều người lao động bắt buộc phải ngừng việc để thực hiện cách ly y tế. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu đáp án của câu hỏi Ngừng việc khi cách ly y tế có được trả lương?

 Quy định về việc trả lương cho người lao động 

Căn cứ vào điều 99 Bộ luật lao động 2019; quy định như về tiền lương ngừng việc như sau:

“Trường hợp phải ngừng việc, người lao động được trả lương như sau:

1. Nếu do lỗi của người sử dụng lao động thì người lao động được trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động;

2. Nếu do lỗi của người lao động thì người đó không được trả lương; những người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc thì được trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu;

3. Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động hoặc do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế thì hai bên thỏa thuận về tiền lương ngừng việc như sau:

a) Trường hợp ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống thì tiền lương ngừng việc được thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu;

b) Trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu.”

Quy định về việc dừng lương với người lao động

Như vậy theo quy định trên thì vấn đề tiền lương ngừng việc sẽ được thực hiện như sau:

– Thứ nhất: Xét về yếu tố lỗi đối với việc dẫn đến người lao động phải ngừng việc để đi cách ly.

+ Người lao động được trả đủ tiền lương; nếu phải ngừng việc để đi cách ly tập trung là do lỗi của người sử dụng lao động.

+ Nếu do lỗi của chính Người lao động dẫn đến việc buộc đi cách ly tập trung; thì Người lao động sẽ không được nhận lương.

– Thứ hai: Trường hợp Người lao động ngừng việc do phải đi cách ly tập trung theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền; thì tiền lương của Người lao động trong thời gian ngừng việc sẽ do thỏa thuận theo quy định sau:

+ Trường hợp ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống; thì tiền lương ngừng việc được thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu;

+ Trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc; thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu.

Từ những quy định cụ thể về vấn đề như trên; chúng ta đã có thể hiểu được tiền lương trong thời gian người lao động ngừng việc để đi cách ly y tế. Đối với trường hợp lý do dẫn đến việc cách ly y tế không thuộc lỗi của bên nào; mà do yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; thì người lao động được nhận mức lương tối thiểu theo mức lương tối thiểu vùng nêu trên. Điều này bạn cần căn cứ vào doanh nghiệp của bạn ở vùng nào.

Quy định trả lương khi bị cách ly 

– Thứ nhất: Vấn đề giảm lương của người lao động khi làm việc tại nhà

Theo quy định tại khoản 1 Điều 95 Bộ luật Lao động 2019 về việc trả lương cho NLĐ như sau:

“1. Người sử dụng lao động trả lương cho người lao động căn cứ vào tiền lương đã thỏa thuận, năng suất lao động và chất lượng thực hiện công việc.”

– Thứ hai: Người sử dụng lao động không được trả chậm lương của người lao động

Căn cứ theo Điều 94 Bộ luật lao động 2019 về Nguyên tắc trả lương

“1. Người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp.”

Theo quy định nêu trên thì doanh nghiệp có nghĩa vụ trả lương đúng hạn cho người lao động. Trường hợp vì lý do bất khả kháng thì doanh nghiệp được quyền trả lương chậm nhưng không quá 30 ngày.

– Thứ ba: Vấn đề hình thức nhận lương của người lao động khi bị cách ly

Lương được trả bằng tiền mặt hoặc trả qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng. Do đó; nếu người lao động không thể trực tiếp nhận tiền lương bằng tiền mặt; thì người sử dụng lao động phải trả thông qua người được người lao động ủy quyền; hoặc là trả thông qua hình thức qua tài khoản ngân hàng.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ 

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Ngừng việc khi cách ly y tế có được trả lương?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công tygiải thể công ty TNHH 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycamxác nhận độc thânđăng ký nhãn hiệu, … của Luật sư X. Hãy liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

  1. FaceBook: www.facebook.com/luatsux
  2. Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
  3. Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp 

Mức lương tối thiểu nhân viên được nhận khi cách ly

Chúng tôi sẽ tư vấn rõ hơn về vấn đề này như sau:
Nghị định 90/2019/NĐ-CP: Mức lương tối thiểu vùng năm 2021 như sau:
+ Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I: 4.420.000 đồng/tháng.
+ Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II: 3.920.000 đồng/tháng.
+ Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III: 3.430.000 đồng/tháng.
+ Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV: 3.070.000 đồng/tháng.

Người lao động phải ngừng việc do cách ly y tế có được trả lương không?

Người lao động phải ngừng việc do cách ly y tế sẽ được trả lương phụ thuộc vào yếu tố lỗi của người lao động với việc cách ly y tế và thời gian người lao động phải ngừng việc do cách ly y tế.

5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Lao động

Comments are closed.