Nghĩa vụ ký quỹ của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm

30/01/2022
416
Views

“Thưa Luật sư; tôi muốn tìm hiểu về nghĩa vụ ký quỹ của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm ( bao gồm: nộp tiền; quản lý; rút ký quỹ như thế nào). Luật sư X có thể giải đáp vấn đề này giúp tôi được không? Tôi xin cảm ơn.”

Căn cứ pháp lý

Nghị định 23/2021/NĐ-CP

Bộ luật dân sự năm 2015

Quy định về nghĩa vụ ký quỹ của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm

Theo quy định tại Điều 23 Nghị định 23/2021/NĐ-CP:

– Doanh nghiệp thực hiện ký quỹ 300.000.000 đồng tại ngân hàng thương mại của Việt Nam; hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam. 

– Tiền ký quỹ của doanh nghiệp được sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp không thực hiện; hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ trong hoạt động dịch vụ việc làm theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

– Trong thời hạn 30 ngày; kể từ ngày rút tiền ký quỹ để thanh toán đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều 26 Nghị định này; doanh nghiệp phải nộp bổ sung tiền ký quỹ; bảo đảm theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định này.

– Trong thời hạn không quá 30 ngày; kể từ ngày hết hạn quy định tại khoản 3 Điều này mà doanh nghiệp không bổ sung đầy đủ tiền ký quỹ; thì ngân hàng nhận ký quỹ có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của ngân hàng nhận ký quỹ; Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi giấy phép của doanh nghiệp; theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 21 Nghị định này.

Nộp tiền ký quỹ

– Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm nộp tiền ký quỹ theo quy định của ngân hàng nhận ký quỹ và tuân thủ quy định của pháp luật. Doanh nghiệp được hưởng lãi suất từ tiền ký quỹ theo thỏa thuận với ngân hàng nhận ký quỹ; và phù hợp quy định của pháp luật.

– Ngân hàng nhận ký quỹ có trách nhiệm cấp giấy chứng nhận tiền ký quỹ hoạt động dịch vụ việc làm theo Mẫu số 03 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này; sau khi doanh nghiệp hoàn thành thủ tục ký quỹ.

Quản lý tiền ký quỹ

– Ngân hàng nhận ký quỹ có trách nhiệm tạm khóa toàn bộ số tiền ký quỹ của doanh nghiệp; quản lý tiền ký quỹ theo đúng các quy định tại Nghị định này; và quy định của pháp luật về ký quỹ.

– Ngân hàng nhận ký quỹ thực hiện cho doanh nghiệp rút tiền ký quỹ theo đúng quy định tại Điều 26 Nghị định này; và yêu cầu doanh nghiệp nộp bổ sung tiền ký quỹ; theo quy định tại khoản 3 Điều 23 Nghị định này.

– Ngân hàng nhận ký quỹ không được cho doanh nghiệp rút tiền ký quỹ khi chưa có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp; gia hạn; cấp lại; thu hồi giấy phép nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Rút tiền ký quỹ

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp; gia hạn; cấp lại; thu hồi giấy phép nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính quyết định cho phép doanh nghiệp rút tiền ký quỹ trong các trường hợp sau:

a) Doanh nghiệp không được cấp giấy phép;

b) Doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép hoặc không được gia hạn, cấp lại giấy phép;

c) Doanh nghiệp đã thực hiện ký quỹ tại một ngân hàng nhận ký quỹ khác;

d) Doanh nghiệp gặp khó khăn; không đủ khả năng bồi thường cho người lao động; người sử dụng lao động do vi phạm quy định về dịch vụ việc làm sau thời hạn 60 ngày; kể từ ngày đến thời hạn bồi thường theo quy định của pháp luật.

Hồ sơ đề nghị rút tiền ký quỹ gửi đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, gồm:

a) Văn bản đề nghị rút tiền ký quỹ của doanh nghiệp;

b) Giấy chứng nhận tiền ký quỹ hoạt động dịch vụ việc làm tại ngân hàng nhận ký quỹ khác đối với trường hợp rút tiền ký quỹ quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;

c) Báo cáo việc hoàn thành nghĩa vụ và văn bản chứng minh việc hoàn thành nghĩa vụ đối với trường hợp rút tiền ký quỹ quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;

d) Phương án sử dụng số tiền rút từ tài khoản ký quỹ gồm lý do, mục đích rút tiền ký quỹ; danh sách người lao động, người sử dụng lao động, số tiền, thời gian, phương thức thanh toán đối với trường hợp rút tiền ký quỹ quy định tại điểm d khoản 1 Điều này.

Hồ sơ rút tiền ký quỹ gửi ngân hàng nhận ký quỹ, gồm:

a) Văn bản đề nghị rút tiền ký quỹ của doanh nghiệp quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;

b) Văn bản đồng ý về việc rút tiền ký quỹ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo Mẫu số 07 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;

c) Chứng từ rút tiền ký quỹ theo quy định của ngân hàng nhận ký quỹ (nếu có).

Trình tự, thủ tục rút tiền ký quỹ như sau:

a) Doanh nghiệp gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính;

b) Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra và cấp giấy biên nhận ghi rõ ngày, tháng, năm nhận đủ hồ sơ.

Trong thời hạn 07 ngày làm việc; kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị rút tiền ký quỹ của doanh nghiệp; Sở Lao động – Thương binh và Xã hội kiểm tra; xác thực hồ sơ; việc hoàn thành các nghĩa vụ của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm trong trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản đồng ý về việc rút tiền ký quỹ; phương án sử dụng tiền ký quỹ (nếu có); gửi doanh nghiệp và ngân hàng nhận ký quỹ. Trường hợp không đồng ý về việc rút tiền ký quỹ; thì có văn bản trả lời doanh nghiệp và nêu rõ lý do;

c) Sau khi có văn bản đồng ý về việc rút tiền ký quỹ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; doanh nghiệp nộp hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều này tại ngân hàng nhận ký quỹ;

d) Ngân hàng nhận ký quỹ tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ rút tiền ký quỹ của doanh nghiệp; nếu đúng quy định thì ngân hàng nhận ký quỹ cho doanh nghiệp thực hiện rút tiền ký quỹ trong thời hạn 01 ngày làm việc; kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ rút tiền ký quỹ.

Trường hợp rút tiền ký quỹ theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều này; thì việc thanh toán, bồi thường cho người lao động; người sử dụng lao động do ngân hàng nhận ký quỹ trực tiếp chi trả theo phương án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đồng ý; sau khi trừ chi phí dịch vụ ngân hàng.

Như vậy; chúng tôi đã cung cấp những thông tin cần thiết về những vấn đề cần biết về ký quỹ.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Nghĩa vụ ký quỹ của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công tygiải thể công ty TNHH 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycamxác nhận độc thânđăng ký nhãn hiệu, … của Luật sư X. Hãy liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

  1. FaceBook: www.facebook.com/luatsux
  2. Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
  3. Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Ký quỹ là gì?

“Ký quỹ là việc bên có nghĩa vụ gửi một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc các giấy tờ trị giá được bằng tiền vào tài khoản phong tỏa tại một tổ chức tín dụng để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ”

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Doanh nghiệp

Comments are closed.