Xin chào Luật sư, mẹ vợ tôi mới mất. Tối muốn xin nghỉ 5 ngày để chuẩn bị hậu sự và lo liệu những việc của gia đình về sau. Nhưng phía phòng nhân sự lại báo lại rằng tôi chỉ được phép nghỉ 03 ngày theo quy định còn 2 ngày sẽ là nghỉ phép không lương. Luật sư cho tôi hỏi như vậy có đúng không? Và nghỉ phép tang có được tính lương không? Tôi xin chân thành cảm ơn.
Cảm ơn anh đã đặt câu hỏi đến với Luật sư 247. Để giải đáp những thắc mắc của anh mời anh đón đọc bài viết “Nghỉ phép tang có được tính lương không?” dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Quy định về vấn đề nghỉ phép của người lao động
Trong thời gian làm việc, để đảm bảo sức khỏe cũng như giải quyết các công việc liên quan đến bản thân người lao động thì người lao động cần phải được nghỉ ngơi. Pháp luật quy định người lao động sẽ được nghỉ trong các trường hợp như: nghỉ lễ, Tết; nghỉ hàng năm, nghỉ giữa giờ làm việc, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương. Một trong những chế độ nghỉ mà người lao động đặc biệt quan tâm đó chính là nghỉ việc riêng, không hưởng lương. Theo đó:
Trong quá trình làm việc, người lao động có những công việc riêng cần phải hoàn thành và phải nghỉ không thể làm việc. Do đó trong một số trường hợp nhất định, người lao động sẽ được nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương.
Theo quy định tại Điều 115 Bộ luật lao động 2019 có quy định về nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương như sau:
1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:
a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.”
Theo đó khi thuộc các trường hợp trên người lao động sẽ được nghỉ hưởng lương hoặc không hưởng lương theo quy định, với các trường hợp nghỉ không lương khác thì sẽ theo sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động.
Người lao động được nghỉ phép tang bao nhiêu ngày?
Khi người thân mất, người lao động thường sẽ phải nghỉ để lo việc riêng gia đình. Đây thuộc trường hợp nghỉ việc riêng của người lao động. Dù vậy pháp luật cũng có những quy định để tạo điều kiện, thời gian nghỉ cho người lao động. Như vậy, căn cứ theo quy định trên khi người thân mất thì người lao động sẽ được nghỉ như sau:
– Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
– Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết : 1 ngày
Trường hợp người lao động muốn nghỉ hơn số ngày quy định thì có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc này.
Nghỉ phép tang có được tính lương không?
Nghỉ phép tang cũng được tính là một loại nghỉ phép. Đối với các trường hợp nghỉ phép người lao động sẽ được nghỉ có lương. Nếu người lao động muốn nghỉ thêm quá số buổi quy định thì đó sẽ là những buổi nghỉ không lương. Theo Khoản 1, 2 Điều 115 Bộ luật lao động 2019 thì khi người lao động nghỉ phép tang tùy từng trường hợp sẽ được nghỉ hưởng hương hoặc không hưởng lương.
Trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết người lao động được nghỉ 03 ngày hưởng nguyên lương.
Còn những trường hợp những người thân khác mất hoặc nghỉ quá 3 ngày trong trường hợp trên thì người lao động sẽ nghỉ và không được hưởng lương.
Tuy nhiên, người lao động cũng có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc tính những ngày nghỉ ngày được tính vào ngày nghỉ hàng năm để hưởng lương.
Nghỉ hằng năm là một trong những chế độ nghỉ ngơi của người lao động, trong trường hợp người lao động đáp ứng được điều kiện về thời gian làm việc cho một người sử dụng lao động thường xuyên thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả chế độ nghỉ phép hằng năm.
Tại Điều 65 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về thời gian được coi là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm của người lao động cụ thể như sau:
– Thời gian học nghề, tập nghề theo quy định tại Điều 61 của Bộ luật Lao động nếu sau khi hết thời gian học nghề, tập nghề mà người lao động làm việc cho người sử dụng lao động.
– Thời gian thử việc nếu người lao động tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động sau khi hết thời gian thử việc.
– Thời gian nghỉ việc riêng có hưởng lương theo khoản 1 Điều 115 của Bộ luật Lao động.
– Thời gian nghỉ việc không hưởng lương nếu được người sử dụng lao động đồng ý nhưng cộng dồn không quá 01 tháng trong một năm.
– Thời gian nghỉ do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng cộng dồn không quá 6 tháng.
– Thời gian nghỉ do ốm đau nhưng cộng dồn không quá 02 tháng trong một năm.
– Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
– Thời gian thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà được tính là thời gian làm việc theo quy định của pháp luật.
– Thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động.
– Thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc nhưng sau đó được kết luận là không vi phạm hoặc không bị xử lý kỷ luật lao động.
Theo quy định trên thì trường hợp nghỉ không hưởng lương cũng được tính vào nghỉ phép năm. Theo đó nếu bạn muốn nghỉ mà vẫn được hưởng lương ngoài các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 115 Bộ luật lao động thì phải thỏa thuận và được sự cho phép của người sử dụng lao động.
Khi được sự chấp thuận của người sử dụng lao động, thì số ngày nghỉ thỏa thuận này sẽ được tính vào ngày nghỉ phép năm, và được hưởng lương những ngày này. Tuy nhiên để được hưởng lương bạn phải thỏa thuận trước với người sử dụng lao động để tính những ngày này vào ngày nghỉ phép năm để tính lương.
Công ty không cho người lao động nghỉ phép tang sẽ bị xử lý như thế nào?
Theo quy định Bộ luật lao động 2019 thì người lao động có quyền nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương và người sử dụng lao động phải cho phép. Đây là quy định bắt buộc của pháp luật. Nếu người sử dụng lao động không cho người lao động nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương theo đúng quy định pháp luật sẽ bị phạt theo quy định. Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 17 Nghị định 28/2020/NĐ-CP:
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
“a) Không bảo đảm cho người lao động nghỉ trong giờ làm việc, nghỉ chuyển ca, nghỉ về việc riêng, nghỉ không hưởng lương đúng quy định;
b) Không rút ngắn thời giờ làm việc đối với người lao động trong năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu theo quy định;
c) Không thông báo bằng văn bản cho cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quản lý nhà nước về lao động tại địa phương về việc tổ chức làm thêm giờ từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm.”
Do đó nếu người sử dụng lao động không cho người lao động nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương sẽ bị phạt từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Riêng trường hợp người lao động muốn nghỉ không hưởng lương theo thỏa thuận, người sử dụng lao động được quyền đồng ý hoặc từ chối đề nghị xin nghỉ của người lao động mà không bị coi là vi phạm pháp luật.
Mời bạn xem thêm
- Cách tính tiền phép năm chưa sử dụng khi nghỉ việc như thế nào?
- Quy định nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 108 năm 2023 thế nào?
- Công ty ép nhân viên nghỉ việc bị phạt bao nhiêu?
Khuyến nghị
Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề tư vấn luật lao động đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
Thông tin liên hệ:
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Nghỉ phép tang có được tính lương không?” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư 247 với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như tư vấn pháp lý về giá chuyển đất trồng cây lâu năm sang đất ở nhanh chóng. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Theo Điểm c Khoản 1 Điều 115 và Khoản 2 Bộ luật lao động 2019 quy định:
“1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.“
Theo quy định trên thì người lao động được tạo điều kiện cho nghỉ phép tang trong những ngày người thân của họ mất. Cụ thể những người thân của người lao động được xác định bao gồm:
Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi
Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột
Như đã đề cập ở trên, người lao động sẽ được nghỉ phép 3 ngày (hưởng nguyên lương) hoặc 1 ngày (không hưởng lương) khi gia đình có tang.
Trong trường hợp ngày nghỉ phép tang rơi vào cuối tuần, thứ bảy và chủ nhật hoặc ngày nghỉ lễ, đây là những ngày nghỉ đương nhiên nhưng theo quy định cuả pháp luật hiện hành thì không có quy định về việc cho nghỉ bù đối với trường hợp nghỉ việc riêng khi trùng vào ngày nghỉ hàng tuần.
Do đó người lao động sẽ không được nghỉ bù vào những ngày kế tiếp mà sẽ chỉ vẫn được tính nghỉ hưởng lương hoặc không hưởng lương theo như quy định ở trên.
Theo quy định về việc nghỉ việc riêng do người thân gia đình mất dù nghỉ hưởng lương hay không hưởng lương thì người lao động đều phải có nghĩa vụ thông báo với người sử dụng lao động về việc nghỉ này.
Tuy nhiên cũng không có quy định nào về việc nếu không thông báo thì có được tính lương trong trường hợp nghỉ hưởng lương hay không. Trên thực tế với một số trường hợp do quá đau buồn nên không để ý đến việc thông báo cho người sử dụng lao động, người sử dụng lao động sẽ thông cảm và bỏ qua cho họ.
Nhưng nếu nghỉ nhiều hơn số ngày quy định quá nhiều mà không thông báo thì có thể bị xem xét xử lý kỷ luật theo nội quy lao động và nặng nhất có thể dẫn đến việc bị sa thải. Bộ luật lao động 2019 quy định về hình thức kỷ luật sa thải như sau: