Cách tính tiền phép năm chưa sử dụng khi nghỉ việc như thế nào?

15/05/2023
Cách tính tiền phép năm chưa sử dụng khi nghỉ việc năm 2023
174
Views

Khi tham gia vào quan hệ lao động, người lao động sẽ có những ngày nghỉ theo quy định của pháp luật, ngày nghỉ của người lao động được hưởng đó là các ngày lễ, ngày nghỉ cuối tuần hay là những ngày nghỉ hàng năm. Ngày nghỉ hằng năm được hiểu là ngày nghỉ mà người lao động vẫn sẽ được hưởng nguyên lương sau khi làm việc thời gian là một năm, không bao gồm các ngày lễ. Bài viết dưới đây, Luật sư 247 sẽ chia sẻ đến bạn đọc cách tính tiền phép năm chưa sử dụng khi nghỉ việc năm 2023, mời bạn đọc tham khảo.

Căn cứ pháp lý

Quy định về tiền nghỉ phép năm

Nghỉ phép năm hay nghỉ hàng năm là một trong những chế độ nghỉ ngơi của người lao động do Nhà nước quy định nhằm mục đích rằng để đảm bảo quyền và lợi ích của người lao động. Trong trường hợp người lao động đáp ứng được điều kiện về thời gian làm việc cho một người sử dụng lao động thường xuyên thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả chế độ nghỉ phép hằng năm.

Quy định về chế độ nghỉ hàng năm của người lao động sẽ căn cứ theo Điều 113 Bộ luật lao động 2019, cụ thể như sau:

1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.

3. Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.

4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.

5. Khi nghỉ hằng năm mà chưa đến kỳ trả lương, người lao động được tạm ứng tiền lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật này.

Cách tính tiền phép năm chưa sử dụng khi nghỉ việc năm 2023

6. Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.”

Bên cạnh đó theo Điều 114 Bộ luật lao động thì số ngày nghỉ hằng năm sẽ tăng thêm theo thâm niên làm việc:

Cứ đủ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này được tăng thêm tương ứng 01 ngày.”

Như vậy, ngày nghỉ phép năm là chế độ nghỉ việc có hưởng lương của người lao động. Vì vậy, khoản tiền trả cho người lao động cho những ngày mà người này không nghỉ hết phép năm được xem là tiền lương do người sử dụng lao động trả cho người lao động hay tiền phép năm.

Cách tính tiền phép năm chưa sử dụng khi nghỉ việc năm 2023

Khoản tiền nghỉ phép năm này do người sử dụng lao động trả cho người lao động, tuy nhiên sẽ căn cứ dựa trên quy định pháp luật. Cụ thể tại khoản 3 Điều 67 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định tiền lương làm căn cứ trả cho người lao động những ngày chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm là tiền lương theo hợp đồng lao động của tháng trước liền kề tháng người lao động thôi việc, bị mất việc làm.

Như vậy, tiền nghỉ phép năm còn thừa khi nghỉ việc của người lao động được tính bằng công thức sau:

Tiền nghỉ phép năm còn thừa=Tiền lương theo hợp đồng lao động của tháng trước liền kề tháng người lao động thôi việc, bị mất việc làm:Số ngày làm việc bình thường của tháng trước liền kề tháng người lao động thôi việc, bị mất việc làmxSố ngày phép còn thừa

Tiền phép năm có tính thuế thu nhập cá nhân (TNCN) không?

Thuế thu nhập cá nhân là thuế trực thu, tính trên thu nhập của người nộp thuế sau khi đã trừ các thu nhập miễn thuế và các khoản được giảm trừ gia cảnh. Theo đó căn cứ theo thu nhập của người có nghĩa vụ nộp thuế, người này có thể phải nộp hoặc không phải nộp thuế với các mức khác nhau. Chi tiết theo Điều 2 Luật thuế thu nhập cá nhân 2007, sửa đổi bổ sung 2012, đối tượng nộp thuế TNCN bao gồm:

-Cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, đáp ứng các điều kiện sau:

+ Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam;

+ Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn.

– Cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam.

Do đó, người lao động là cá nhân cũng là một trong các đối tượng chịu thuế thu nhập cá nhân theo quy định khi đủ điều kiện.

Bên cạnh đó, theo Điểm a Khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định về các khoản thu nhập chịu thuế bao gồm:

Điều 2. Các khoản thu nhập chịu thuế

Theo quy định tại Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân và Điều 3 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP, các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân bao gồm:

2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công

Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm:

a) Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền.”

Theo quy định trên, tiền nghỉ phép năm thuộc khoản tiền lương, tiền công trả cho người lao động từ người sử dụng lao động. Do đó đây là khoản được tính để tính thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân. Vì vậy khoản tiền nghỉ phép năm cũng sẽ được tính vào loại thuế này.

Ngoài ra, căn cứ theo Tiết a1 Điểm a Khoản 3 Điều 19 Thông tư 80/2021/TT-BTC, công ty sẽ phải kê khai, nộp thuế thu nhập cá nhân cho nhân viên của mình đối với khoản tiền phép năm.

Khuyến nghị

Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.

Thông tin liên hệ:

Vấn đề “Cách tính tiền phép năm chưa sử dụng khi nghỉ việc năm 2023” đã được Luật sư 247 giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư 247 chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về lệ phí chuyển đổi đất ao sang đất ở. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp:

Cách tính ngày nghỉ phép năm trong trường hợp người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng như thế nào?

Theo quy định, số ngày nghỉ hằng năm của người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng theo quy định tại khoản 2 Điều 113 của Bộ luật Lao động được tính như sau: lấy số ngày nghỉ hằng năm cộng với số ngày được nghỉ tăng thêm theo thâm niên (nếu có), chia cho 12 tháng, nhân với số tháng làm việc thực tế trong năm để tính thành số ngày được nghỉ hằng năm.

Điều kiện để được hưởng chế độ nghỉ phép năm là gì?

Điều kiện để được hưởng nghỉ phép năm là:
 – Người lao động phải có thời gian làm cho người sử dụng lao động từ đủ 12 tháng trở lên. Tức là phép năm sẽ bắt đầu phát sinh từ tháng làm việc thứ 13 trở đi.
– Trường hợp thời gian làm việc chưa đủ 12 tháng thì số ngày nghỉ phép năm sẽ được tính tương ứng với số tháng làm việc, tức cứ mỗi tháng được tính 1 ngày phép (trong điều kiện làm việc bình thường).

Không cho người lao động nghỉ phép năm, công ty bị phạt thế nào?

Theo khoản 2 Điều 17 Nghị định 28/2020/NĐ-CP:
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về nghỉ hằng tuần hoặc nghỉ hằng năm hoặc nghỉ lễ, tết.
Theo đó, nếu không cho người lao động nghỉ phép theo quy định, người sử dụng lao động có thể bị phạt đến 20 triệu đồng

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Lao động

Comments are closed.