Nghỉ không lương 6 tháng có được hưởng bảo hiểm thất nghiệp?

15/09/2023
Nghỉ không lương 6 tháng có được hưởng bảo hiểm thất nghiệp
380
Views

Câu hỏi: Chào luật sư, tôi đã làm việc cho một công ty may được 3 năm nay, thời gian vừa qua do gia đình tôi có việc nên tôi đã xin nghỉ việc không lương trong thời gian 6 tháng và cũng đã được công ty đồng ý. Hết thời hạn 6 tháng nghỉ không lương mà tôi vẫn chưa giải quyết xong công việc gia đình nên tôi đã xin nghỉ việc. Hiện nay tôi đang thất nghiệp nên muốn xin hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Luật sư cho tôi hỏi là “Nghỉ không lương 6 tháng có được hưởng bảo hiểm thất nghiệp” hay không ạ?. Mong luật sư giải đáp.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi, để giải đáp thắc mắc của mình, mời bạn hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Quy định về nghỉ không lương hiện nay

Trong công việc cũng như cuộc sống hàng ngày thì việc xin nghỉ để giải quyết công việc cá nhân là điều không thể tránh khỏi. Pháp luật nước ta cũng đã có những quy định nhằm tạo điều kiện cho họ được nghỉ để giải quyết việc riêng. Hai hình thức xin nghỉ phổ biến hiện nay là nghỉ nguyên lương và nghỉ không lương.

Tại khoản 2, 3 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ không lương với người lao động như sau:

Điều 115. Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương

1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:

a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;

b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;

c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.

2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.

3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.

Theo quy định trên, người lao động được nghỉ không lương 01 ngày khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.

Việc nghỉ 01 ngày không lương này phải được thông báo tới người sử dụng lao động.

Trước khi nghỉ người lao động phải thực hiện thông báo đến người sử dụng lao động được biết – đây là trường hợp nghỉ không hưởng lương liên quan đến công việc của người thân trong nhà đã được pháp luật quy định cụ thể; Hoặc người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương theo số ngày bản thân mong muốn. Đối với trường hợp này, số ngày nghỉ không lương tùy thuộc vào thỏa thuận của 2 bên.

Để xin nghỉ không lương theo các trường hợp trên, người lao động phải đảm bảo điều kiện sau:

– Trường hợp (1): Phải thông báo với người sử dụng lao động.

Pháp luật không quy định hình thức thông báo cụ thể nên người lao động có thể chọn thông báo bằng điện thoại, emal, tin nhắn,…

– Trường hợp (2): Phải có sự đồng ý của người sử dụng lao động.

Pháp luật không quy định hình thức thỏa thuận nên người lao động có thể trao đổi bằng lời, bằng văn bản hoặc hình thức khác, miễn sao được người sử dụng lao động đồng ý.

Từ chối yêu cầu nghỉ không lương thì doanh nghiệp có bị phạt?

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì người lao động có thể xin nghỉ không lương khi thuộc một số trường hợp nhất định, trong những trường hợp đó thì bắt buộc người sử dụng lao động sẽ buộc phải cho người lao động nghỉ không lương, nếu khôgn sẽ vi phạm quyền và nghĩa vụ hợp pháp của người lao động.

Nếu không cho người lao động nghỉ không lương, người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính khoản 1 Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP:

Điều 18. Vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Không bảo đảm cho người lao động nghỉ việc riêng hoặc nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật;

Theo đó, nếu người sử dụng lao động là cá nhân vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 02 – 05 triệu đồng, còn tổ chức vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 04 – 10 triệu đồng.

Trường hợp người lao động xin nghỉ không lương vì các lý do khác thì người sử dụng lao động hoàn toàn có quyền từ chối lời đề nghị này mà không bị coi là vi phạm pháp luật.

Nghỉ không lương 6 tháng có được hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Nghỉ không lương 6 tháng có được hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Bảo hiểm thất nghiệp là một trong những chính sách hỗ trợ dành trợ người lao động khi nghỉ việc mà chưa tìm được việc làm. Để được hưởng chế độ này thì người lao động cần đáp ứng được các qy định về điều kiện cụ thể đã được đưa ra. vậy thì nghỉ không lương 6 tháng có được hưởng bảo hiểm thất nghiệp hay không?. Hãy cùng tìm hiểu nhé.

Tại Điều 49 Luật Việc làm số 38/2013/QH13 quy định, người lao động đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau:

Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp: Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật; Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng.

Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này.

– Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này.

– Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp trừ các trường hợp sau: Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên; Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù; Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng; Chết.

Theo Điều 12 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP, thời điểm đóng bảo hiểm thất nghiệp của người sử dụng lao động và người lao động là thời điểm đóng BHXH bắt buộc.

“Điều 12. Đóng bảo hiểm thất nghiệp

2. Người lao động đang đóng bảo hiểm thất nghiệp là người lao động có tháng liền kề trước thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã đóng bảo hiểm thất nghiệp và được tổ chức bảo hiểm xã hội xác nhận. Tháng liền kề bao gồm cả thời gian sau:

a) Người lao động có tháng liền kề trước thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc nghỉ việc hưởng chế độ thai sản hoặc ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên không hưởng tiền lương tháng tại đơn vị mà hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội;

b) Người lao động có tháng liền kề trước thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã giao kết theo quy định của pháp luật không hưởng tiền lương tháng tại đơn vị”.

Việc người lao động nghỉ không lương không đồng nghĩa với việc người lao động chấm dứt hợp đồng lao động mà chỉ là việc tạm dừng thực hiện hợp đồng lao động trong khoảng thời gian pháp luật quy định hoặc hai bên thỏa thuận.

Theo quy đihnj tại Nghị định 61/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/07/2020

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp (sau đây viết tắt là Nghị định số 28/2015/NĐ-CP) như sau:

4. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 … Điều 12:

“2. Người lao động được xác định là đang đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Điều 49 Luật Việc làm khi thuộc một trong các trường hợp sau:

….

d) Người lao động có tháng liền kề trước tháng chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tháng chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc mà nghỉ việc không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng tại đơn vị và được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận trên sổ bảo hiểm xã hội;

đ) Người lao động có tháng liền kề trước tháng chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tháng chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc mà tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng tại đơn vị và được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận trên sổ bảo hiểm xã hội.

Như vậy đối với trường hợp người lao động nghỉ không lương trước khi nghỉ việc mà có xác nhận của cơ quan bảo hiểm xã hội trên sổ bảo hiểm xã hội thì vẫn được xác định là đang đóng bảo hiểm thất nghiệp và sẽ được hưởng bảo hiểm thất nghiệp khi đủ điều kiện.

Còn đối với trường hợp người lao động nghỉ không lương trước khi nghỉ việc mà không có dấu xác nhận của cơ quan bảo hiểm xã hội trên sổ thì được coi là không tham gia bảo hiểm thất nghiệp và sẽ không đủ điều kiện để hưởng bảo hiểm thất nghiệp vì người lao động không đáp ứng điều kiện theo quy định tại Điều 1 Nghị định 61/2020/NĐ-CP.

Khuyến nghị

Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư 247 sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.

Khuyến nghị

Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ luật lao động Luật sư 247 với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.

Thông tin liên hệ

Luật sư 247 đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Nghỉ không lương 6 tháng có được hưởng bảo hiểm thất nghiệp” Ngoài ra, chúng tôi  có cung cấp dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về đất ao chuyển sang đất thổ cư… Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Quyền lợi của người lao động trong thời gian nghỉ không lương?

Cụ thể theo căn cứ khoản 4 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định khi người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH. Do đó, nếu người lao động nghỉ không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì cả người sử dụng lao động lẫn người lao động đều không phải đóng BHXH cho tháng đó.
Ngược lại, nếu tổng thời gian nghỉ không hưởng lương trong tháng của người lao động dưới 14 ngày làm việc thì cả người sử dụng lao động và người lao động đều phải tham gia BHXH đầy đủ.
Đối với quyền lợi khi nghỉ không lương trùng với ngày nghỉ lễ, nghỉ tết. Trong trường hợp người lao động xin nghỉ không hưởng lương mà thời gian này lại trùng với ngày nghỉ lễ, nghỉ tết thì quyền lợi của người lao động vẫn sẽ được giải quyết.
Do ngày nghỉ lễ, nghỉ tết ngay từ đầu đã được coi là ngày nghỉ làm và được hưởng nguyên lương của người lao động. Những ngày nghỉ lễ, nghỉ tết này tuân theo quy định của pháp luật.
Trường hợp lao động là người nước ngoài đang lao động ở Việt Nam thì ngoài những ngày lễ trên người lao động này còn được nghỉ thêm 01 ngày vào ngày Tết cổ truyền và 01 ngày vào ngày Quốc khánh của quốc gia họ.
Như vậy cho dù người lao động xin nghỉ không hưởng lương thì trong những ngày lễ, tết kể trên người lao động vẫn được hưởng nguyên lương, vì đây đương nhiên là ngày được nghỉ làm mà vẫn có lương của họ.

Thời gian nghỉ không lương có được tính phép năm không?

Tại khoản 4 Điều 65 Nghị định 145/2020/NĐ-CP có quy định:
Điều 65. Thời gian được coi là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm của người lao động

4. Thời gian nghỉ việc không hưởng lương nếu được người sử dụng lao động đồng ý nhưng cộng dồn không quá 01 tháng trong một năm.
Theo quy định trên thì thời gian nghỉ không lương nếu có sự đồng ý của công ty thì thời gian này vẫn được tính là thời gian làm việc để tính số ngày phép năm của người lao động.
Lưu ý: Thời gian nghỉ không lương phải đảm bảo cộng dồn không quá 1 tháng trong năm thì mới được tính số ngày phép năm theo quy định.
Hiện hành, theo Bộ luật Lao động 2019 thì người lao động có từ 12 – 16 ngày phép/năm tùy vào điều kiện lao động nếu làm tròn 12 tháng.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.