Nghị định về bồi thường chi phí đào tạo cho cán bộ, công chức viên chức

09/08/2022
Nghị định về bồi thường chi phí đào tạo cho cán bộ, công chức, viên chức
584
Views

Nghị định về bồi thường chi phí đào tạo

Các công ty, đơn vị thường cử người lao động đi học tập các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ nhằm mục tiêu bồi dưỡng, đào tạo nhân sự có tay nghề cũng như chuyên môn làm việc. Nhưng trên thực tế có những trường hợp người lao động đi đào tạo tay nghề và sau đó xảy ra xung đột hay không làm việc cho doanh nghiệp ý nữa. Vậy trong trường hợp nào người lao động phải bồi thường chi phí đào tạo? Bài viết này, Luật sư 247 sẽ giúp các bạn đọc có hiểu rõ nghị định về bồi thường chi phí đào tạo cho cán bộ, công chức, viên chức .

Căn cứ pháp lý

Bồi thường chi phí đào tạo là gì?

Căn cứ Khoản 3, Điều 62, Bộ luật Lao động 2019 theo đó, chi phí đào tạo được hiểu là các khoản chi có chứng từ hợp lệ mà người sử dụng lao động chi trả cho việc đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ thuật nghề nghiệp của người lao động ở trong hoặc ngoài nước (Kể cả chi phí này là kinh phí đào tạo do đối tác của người sử dụng tài trợ) theo hợp đồng đào tạo nghề nghiệp.

Chi phí đào tạo bao gồm các khoản:

Chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học.
Chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian đào tạo tại nước ngoài.
=> Bồi thường chi phí đào tạo được hiểu là người lao động sẽ hoàn trả lại chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật hoặc do các bên thỏa thuận.

Quy định đối tượng, điều kiện đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học

Căn cứ theo điều 5 nghị định 101/2017/NĐ-CP Về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức thì:

– Cán bộ, công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số hoặc công tác tại các xã miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn và phải có cam kết thực hiện nhiệm vụ, công vụ tại cơ quan, đơn vị sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trong thời gian ít nhất gấp 02 lần thời gian đào tạo.

– Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này được cử đi học theo các chương trình hợp tác với nước ngoài được ký kết hoặc gia nhập nhân danh Nhà nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ngoài các quy định tại khoản 1 Điều này còn phải đáp ứng yêu cầu khác của chương trình hợp tác.

Quy định điều kiện đào tạo sau đại học

Căn cứ theo điều 6 nghị định 101/2017/NĐ-CP Về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức thì:

– Đối với cán bộ, công chức:

+) Có thời gian công tác từ đủ 03 năm trở lên (không kể thời gian tập sự) và 02 năm liên tục liền kề trước thời điểm được cử đi đào tạo hoàn thành tốt nhiệm vụ;

+) Không quá 40 tuổi tính từ thời điểm được cử đi đào tạo sau đại học lần đầu;

+) Có cam kết thực hiện nhiệm vụ, công vụ tại cơ quan, đơn vị sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trong thời gian ít nhất gấp 02 lần thời gian đào tạo;

+) Chuyên ngành đào tạo phù hợp với vị trí việc làm.

– Đối với viên chức:

+) Đã kết thúc thời gian tập sự (nếu có);

+) Có cam kết thực hiện nhiệm vụ, hoạt động nghề nghiệp tại cơ quan, đơn vị sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trong thời gian ít nhất gấp 02 lần thời gian đào tạo;

+) Chuyên ngành đào tạo phù hợp với vị trí việc làm.

– Cán bộ, công chức, viên chức được cử đi học theo các chương trình hợp tác với nước ngoài được ký kết hoặc gia nhập nhân danh Nhà nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ngoài các quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này còn phải đáp ứng yêu cầu khác của chương trình hợp tác.

Quy định về bồi thường chi phí đào tạo

Căn cứ theo điều 7 nghị định 101/2017/NĐ-CP Về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức thì:

Cán bộ, công chức, viên chức, được cử đi đào tạo từ trình độ trung cấp trở lên bằng nguồn ngân sách nhà nước hoặc kinh phí của cơ quan quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức phải đền bù chi phí đào tạo khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Tự ý bỏ học, bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc trong thời gian đào tạo.
  • Không được cơ sở đào tạo cấp văn bằng tốt nghiệp.
  • Đã hoàn thành và được cấp văn bằng tốt nghiệp khóa học nhưng bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc khi chưa phục vụ đủ thời gian cam kết quy định tại Điều 5 hoặc Điều 6 Nghị định này.
Nghị định về bồi thường chi phí đào tạo
Nghị định về bồi thường chi phí đào tạo

Chi phí đền bù và cách tính chi phí đền bù

Căn cứ theo điều 8 nghị định 101/2017/NĐ-CP Về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức thì:

– Chi phí đền bù bao gồm học phí và tất cả các khoản chi khác phục vụ cho khóa học, không tính lương và các khoản phụ cấp (nếu có).

– Cách tính chi phí đền bù:

+) Đối với trường hợp quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 7 Nghị định này, cán bộ, công chức, viên chức phải trả 100% chi phí đền bù;

+) Đối với các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định này, chi phí đền bù được tính theo công thức sau:

S = (F1/T1)x(T1-T2)

Trong đó:

  • S là chi phí đền bù;
  • F là tổng chi phí do cơ quan, đơn vị cử cán bộ, công chức, viên chức đi học chi trả theo thực tế cho 01 người tham gia khóa học;
  • T1 là thời gian yêu cầu phải phục vụ sau khi đã hoàn thành khóa học (hoặc các khóa học) được tính bằng số tháng làm tròn;
  • T2 là thời gian đã phục vụ sau đào tạo được tính bằng số tháng làm tròn.

 Điều kiện được giảm chi phí đền bù

Căn cứ theo điều 9 nghị định 101/2017/NĐ-CP Về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức thì:

– Mỗi năm công tác của cán bộ, công chức, viên chức (không tính thời gian tập sự và thời gian công tác sau khi được đào tạo) được tính giảm 1% chi phí đền bù. Trường hợp là nữ hoặc là người dân tộc thiểu số thì mỗi năm công tác được tính giảm tối đa 1,5% chi phí đến bù.

Quy định về Hội đồng xét đền bù

Căn cứ theo điều 10 nghị định 101/2017/NĐ-CP Về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức thì:

– Hội đồng xét đền bù tư vấn giúp Người đứng đầu cơ quan quản lý cán bộ, công chức, viên chức hoặc cơ quan, đơn vị được phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức xem xét các trường hợp phải đền bù chi phí và kiến nghị chi phí đền bù đào tạo đối với cán bộ, công chức, viên chức.

– Hội đồng làm việc theo nguyên tắc công khai, dân chủ và biểu quyết theo đa số.

– Hội đồng chấm dứt hoạt động và tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.

Quy định về việc thành lập Hội đồng xét đền bù

Căn cứ theo điều 11 nghị định 101/2017/NĐ-CP Về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức thì:

– Người đứng đầu cơ quan quản lý cán bộ, công chức, viên chức hoặc cơ quan, đơn vị được phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức thành lập Hội đồng xét đền bù.

– Hội đồng xét đền bù bao gồm các thành viên:

+) 01 đại diện lãnh đạo Vụ (Ban, Phòng) Tổ chức cán bộ, Sở Nội vụ hoặc cơ quan, đơn vị được phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức làm Chủ tịch Hội đồng;

+) 01 công chức, viên chức phụ trách đào tạo, bồi dưỡng của Vụ (Ban, Phòng) Tổ chức cán bộ, Sở Nội vụ hoặc cơ quan, đơn vị được phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức là Thư ký Hội đồng;

+) 01 đại diện tổ chức công đoàn của đơn vị sử dụng cán bộ, công chức, viên chức;

+) 01 đại diện bộ phận tài chính – kế toán của cơ quan chi trả các khoản chi phí cho khóa học;

+) 01 đại diện lãnh đạo đơn vị sử dụng cán bộ, công chức, viên chức.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật Sư 247 về vấn đề “Nghị định về bồi thường chi phí đào tạo cho cán bộ, công chức, viên chức”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thành lập doanh nghiệp, công chứng ủy quyền tại nhà, dịch vụ công chứng tại nhà…. của Luật Sư 247, hãy liên hệ: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Đào tạo lao động là gì?

Đào tạo là hoạt động có tổ chức, diễn ra trong những khoảng thời gian xác định  với mục đích giúp lao động nắm rõ hơn nghiệp vụ chuyên môn, kỹ năng tại vị trí công việc hiện tại. Đồng thời bổ sung những kỹ năng, kiến thức thiếu hụt để kết quả công việc nhận được tốt nhất.

Vai trò của đào tạo lao động đối với người lao động là gì?

– Tăng mối quan hệ gắn bó giữa người lao động và doanh nghiệp.
– Tạo ra tính chuyên nghiệp cho mỗi nhân lực công ty
– Tạo ra sự thích ứng công việc cho người lao động.
– Đáp ứng toàn bộ nhu cầu và nguyện vọng của người lao động.
– Giúp người lao động có cách nhìn mới, tư duy mới để phát huy tính sáng tạo của người lao động trong công việc.

Trường hợp nào công ty không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động?

Theo quy định Điều 37 Bộ Luật Lao động 2019, trường hợp người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động:
– Người lao động ốm đau hoặc bị tai nạn, bệnh nghề nghiệp đang điều trị, điều dưỡng theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 36 của Bộ luật này.
– Người lao động đang nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng và trường hợp nghỉ khác được người sử dụng lao động đồng ý.
– Người lao động nữ mang thai; người lao động đang nghỉ thai sản hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.