Không cập nhật văn bằng đào tạo lên Trang tra cứu sẽ bị đình chỉ hoạt động

13/04/2022
Không cập nhật văn bằng đào tạo lên Trang tra cứu sẽ bị đình chỉ hoạt động
667
Views

Nghị định số 24/2022/NĐ-CP của Chính Phủ về sửa đổi, bổ sung các Nghị định quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp. Trong đó, một trong các nội dung đáng chú ý chính là việc cập nhật văn bằng; chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp lên trang thông tin tra cứu. Nếu không thực hiện việc này, cơ sở giáo dục nghề nghiệp có thể bị đình chỉ hoạt động. Vậy cụ thể quy định trên như thế nào? Các cở giáo dục nghề nghiệp cần đáp ứng các yêu cầu gì? Để làm rõ vấn đề này, Luật sư X xin giới thiệu bài viết “Không cập nhật văn bằng đào tạo lên Trang tra cứu sẽ bị đình chỉ hoạt động”. Mời bạn đọc cùng tham khảo.

Căn cứ pháp lý

  • Nghị định số 24/2022/NĐ-CP

Quy định về văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp

Văn bằng, chứng chỉ là gì?

Theo Luật giáo dục 2019 quy định:

Văn bằng, chứng chỉ do cơ sở giáo dục thuộc các loại hình và hình thức đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân cấp có giá trị pháp lý như nhau.

Trong đó:

– Văn bằng được cấp cho người học sau khi tốt nghiệp cấp học hoặc sau khi hoàn thành chương trình giáo dục, đạt chuẩn đầu ra của trình độ tương ứng gồm:

Bằng tốt nghiệp trung học cơ sở; bằng tốt nghiệp trung học phổ thông; bằng tốt nghiệp trung cấp; bằng tốt nghiệp cao đẳng; bằng cử nhân; bằng thạc sĩ; bằng tiến sĩ và văn bằng trình độ tương đương.

– Chứng chỉ được cấp cho người học để xác nhận kết quả học tập sau khi được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ học vấn, nghề nghiệp hoặc cấp cho người học dự thi lấy chứng chỉ theo quy định.

Chính phủ sẽ ban hành hệ thống văn bằng giáo dục đại học và quy định văn bằng trình độ tương đương của một số ngành đào tạo chuyên sâu đặc thù.

Thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ

1. Thẩm quyền cấp văn bằng được quy định như sau:

a) Bằng tốt nghiệp trung học cơ sở do trưởng phòng giáo dục và đào tạo cấp;

b) Bằng tốt nghiệp trung học phổ thông do giám đốc sở giáo dục và đào tạo cấp;

c) Bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm, bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm do người đứng đầu cơ sở đào tạo giáo viên; hoặc người đứng đầu cơ sở giáo dục đại học có ngành đào tạo giáo viên cấp;

d) Văn bằng giáo dục đại học do giám đốc đại học, hiệu trưởng trường đại học, giám đốc học viện, viện trưởng viện nghiên cứu khoa học được phép đào tạo và cấp văn bằng ở trình độ tương ứng cấp;

đ) Giám đốc đại học cấp văn bằng giáo dục đại học cho người học của các đơn vị đào tạo, nghiên cứu trực thuộc (trừ các trường đại học thành viên).

2. Giám đốc sở giáo dục và đào tạo; thủ trưởng cơ sở giáo dục cấp chứng chỉ cho người học theo quy định.

Điều kiện cấp văn bằng, chứng chỉ

Văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân được cấp cho người học sau khi tốt nghiệp cấp học; hoặc sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, đạt chuẩn đầu ra của trình độ đào tạo theo quy định; và hoàn thành nghĩa vụ, trách nhiệm của người học.

-Chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân được cấp cho người học để xác nhận kết quả học tập sau khi được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ học vấn, nghề nghiệp; hoặc cấp cho người dự thi lấy chứng chỉ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Một số quy định về hoạt động giáo dục nghề nghiệp của các cơ sở theo Nghị định số 24/2022/NĐ-CP

Quy định về việc cập nhật văn bằng chứng chỉ

Theo Nghị định số 24/2022/NĐ-CP của Chính phủ vừa ban hành; cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên và doanh nghiệp bị đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp nếu không cập nhật văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp do cơ sở mình cấp trên Trang Thông tin tra cứu văn bằng giáo dục nghề nghiệp tại địa chỉ http://vanbang.gdnn.gov.vn.

Theo đó bắt buộc các cơ sở giáo dục trên phải cập nhật văn bằng, chứng chỉ do cơ sở mình cấp lên trang thông tin tra cứu. Quy định trên nhằm tăng cường quản lý giáo dục; giúp các cơ quan, tổ chức, cá nhân dễ dàng tra cứu, hạn chế tình trạng gian lận.

Các trường hợp đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp

Nghị định số 24/2022/NĐ-CP cũng quy định: Cơ sở giáo dục nghề nghiệp; trung tâm giáo dục nghề nghiệp-giáo dục thường xuyên; và doanh nghiệp bị đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp nếu:

Vi phạm một trong những trường hợp điểm a,b và c khoản 1 Điều 20 của Luật Giáo dục nghề nghiệp; tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp được cấp không đúng thẩm quyền; không công khai các điều kiện bảo đảm tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với các ngành, nghề đào tạo sau khi được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp trên trang thông tin điện tử của cơ sở mình; không gửi kết quả công khai về Sở Lao động-Thương binh và Xã hội nơi tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

Đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp

BNghị định số 24/2022/NĐ-CP cũng quy định cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp-giáo dục thường xuyên và doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp tại trụ sở chính thì được đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với các trường hợp sau:

-Bổ sung ngành, nghề, trình độ đào tạo mới (trừ trường hợp tự chủ quyết định mở ngành, nghề đào tạo theo quy định tại khoản 3 Điều 14 Nghị định này);

-Vượt quá 10% tổng quy mô tuyển sinh/năm của các ngành, nghề trong cùng nhóm ngành, nghề tại từng địa điểm được cấp trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp;

-Chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên và doanh nghiệp; thành lập phân hiệu có tổ chức hoạt động đào tạo hoặc bổ sung địa điểm đào tạo ngoài địa điểm đào tạo được cấp trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp;

-Chuyển trụ sở chính hoặc phân hiệu hoặc địa điểm đào tạo đến nơi khác, mà phân hiệu hoặc địa điểm đào tạo là nơi trực tiếp tổ chức đào tạo; đổi tên doanh nghiệp.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Không cập nhật văn bằng đào tạo lên Trang tra cứu sẽ bị đình chỉ hoạt động“. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có nhu cầu xác nhận tình trạng độc thân; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Cơ sở giáo dục nghề nghiệp là gì?

Theo quy định tại Điều 5 Luật giáo dục nghề nghiệp 2014 thì:
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp bao gồm:
a) Trung tâm giáo dục nghề nghiệp;
b) Trường trung cấp;
c) Trường cao đẳng.

Ai có thẩm quyền cấp văn bằng giáo dục đại học?

Theo Điểm d, đ Khoản 1 Điều 15 Thông tư 21/2019/TT-BGDĐT quy định:
d)Văn bằng giáo dục đại học do giám đốc đại học, hiệu trưởng trường đại học, giám đốc học viện, viện trưởng viện nghiên cứu khoa học được phép đào tạo và cấp văn bằng ở trình độ tương ứng cấp;
đ) Giám đốc đại học cấp văn bằng giáo dục đại học cho người học của các đơn vị đào tạo, nghiên cứu trực thuộc (trừ các trường đại học thành viên).

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.