Hợp đồng đào tạo giáo dục nghề nghiệp có được giao kết bằng lời nói?

12/06/2022
Hợp đồng đào tạo giáo dục nghề nghiệp có được giao kết bằng lời nói
519
Views

Chào Luật sư. Hợp đồng đào tạo giáo dục nghề nghiệp buộc phải giao kết bằng lời nói được không? Thời gian học đào tạo thường xuyên tối đa một buổi học là bao lâu? Tôi là học viên được đào tạo giáo dục thường xuyên nhưng việc đào tạo của tôi được giao kết bằng lời nói có đúng không? Thời gian học đào tạo của mỗi buổi học được quy định tối đa bao nhiêu giờ? Hợp đồng đào tạo giáo dục nghề nghiệp có được giao kết bằng lời nói? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Căn cứ pháp lý

Thế nào là hợp đồng đào tạo nghề?

Đào tạo nghề là một trong những bước cơ bản để người lao động có kiến thức, kỹ năng tham gia thị trường lao động, là điều kiện cần thiết để doanh nghiệp có thể sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao.

Theo quy định tại Điều 61 Bộ luật Lao động hiện tại, khi tham gia đào tạo nghề, trung tâm/doanh nghiệp dạy nghề và người học nghề phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề. Đây vừa là điều bắt buộc nhưng cũng là cơ sở để các bên cùng thực hiện tốt mối quan hệ này.

Hợp đồng đào tạo nghề có thể giao kết bằng lời nói hoặc bằng văn bản về quyền và nghĩa vụ giữa các bên tham gia quan hệ đào tạo nghề (khoản 1 Điều 39 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014).

Hợp đồng đào tạo giáo dục nghề nghiệp có được giao kết bằng lời nói
Hợp đồng đào tạo giáo dục nghề nghiệp có được giao kết bằng lời nói

Hợp đồng đào tạo giáo dục nghề nghiệp có được giao kết bằng lời nói?

Hợp đồng đào tạo phải có các nội dung sau đây:

a) Tên nghề đào tạo hoặc các kỹ năng nghề đạt được;

b) Địa điểm đào tạo;

c) Thời gian hoàn thành khóa học;

d) Mức học phí và phương thức thanh toán học phí;

đ) Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của mỗi bên khi vi phạm hợp đồng;

e) Thanh lý hợp đồng;

g) Các thỏa thuận khác không trái pháp luật và đạo đức xã hội.

3. Trường hợp doanh nghiệp tuyển người vào đào tạo để làm việc cho doanh nghiệp thì hợp đồng đào tạo ngoài những nội dung quy định tại khoản 2 Điều này còn có các nội dung sau đây:

a) Cam kết của người học về thời hạn làm việc cho doanh nghiệp;

b) Cam kết của doanh nghiệp về việc sử dụng lao động sau khi học xong;

c) Thỏa thuận về thời gian và mức tiền công cho người học trực tiếp hoặc tham gia làm ra sản phẩm cho doanh nghiệp trong thời gian đào tạo.

4. Hợp đồng đào tạo theo hình thức kèm cặp nghề tại doanh nghiệp ngoài các nội dung quy định tại khoản 2 Điều này, phải có thỏa thuận thời gian bắt đầu được trả công và mức tiền công trả cho người học theo từng thời gian.

Như vậy, theo quy định hiện hành thì hợp đồng đào tạo giáo dục nghề nghiệp không chỉ có thể được giao kết bằng văn bản mà còn cả bằng lời nói.

Thời gian học đào tạo thường xuyên tối đa một buổi học là bao lâu?

Theo Điều 9 Thông tư 43/2015/TT-BLĐTBXH quy định về thời gian và kế hoạch đào tạo như sau:

1. Thời gian đào tạo đối với các chương trình đào tạo thường xuyên quy định tại Thông tư này được thực hiện theo yêu cầu của từng chương trình đào tạo, gồm: thời gian thực học kiến thức nghề, kỹ năng mềm; thời gian thực học thực hành nghề; thời gian kiểm tra trước, trong quá trình đào tạo, kiểm tra kết thúc khóa học; trong đó thời gian thực học thực hành nghề tối thiểu chiếm 80% tổng thời gian khóa học.

2. Việc bố trí thời gian thực học được thực hiện linh hoạt trong ngày; trong tuần (ngày làm việc hoặc ngày thứ bảy, chủ nhật, ngày nghỉ) theo yêu cầu của học viên và được cụ thể trong kế hoạch đào tạo của từng khóa học, lớp học.

3. Thời gian học mỗi buổi tối đa là 05 (năm) giờ và thời gian học trong một ngày tối đa là 08 (tám) giờ.

4. Kế hoạch đào tạo của từng khóa học, lớp học được xây dựng linh hoạt, phù hợp với đối tượng học viên, đặc điểm của vùng, miền và phải bảo đảm thực hiện nội dung chương trình đào tạo. Nội dung của kế hoạch đào tạo thực hiện theo mẫu định dạng quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này.

Lưu ý khi soạn thảo hợp đồng đào tạo nghề

Hợp đồng đào tạo nghề phải có ít nhất một số nội dung cơ bản sau đây:

– Tên nghề đào tạo hoặc kỹ năng nghề;

– Địa điểm đào tạo;

– Thời gian hoàn thành khoá học;

– Mức học phí và phương thức thanh toán học phí;

– Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của mỗi bên khi vi phạm hợp đồng;

– Thanh lý hợp đồng;

– Các thoả thuận khác không trái pháp luật và đạo đức xã hội.

Nếu doanh nghiệp tuyển người vào đào tạo để làm việc cho mình thì ngoài các nội dung nêu trên, hợp đồng đào tạo nghề này còn có:

– Cam kết của người học về thời gian làm việc cho doanh nghiệp;

– Cam kết của doanh nghiệp về việc sử dụng lao động sau khi học xong;

– Thỏa thuận về thời gian và mức tiền công cho người học trực tiếp hoặc tham gia làm ra sản phẩm cho doanh nghiệp trong thời gian đào tạo.

Hợp đồng đào tạo giáo dục nghề nghiệp có được giao kết bằng lời nói
Hợp đồng đào tạo giáo dục nghề nghiệp có được giao kết bằng lời nói

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “ Hợp đồng đào tạo giáo dục nghề nghiệp có được giao kết bằng lời nói? “.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, thành lập công ty, xin giấy phép bay flycam; xác nhận tình trạng hôn nhân, thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất;  đăng ký nhãn hiệu,  …. của luật sư 247, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Mời bạn xem thêm bài viết

Câu hỏi thường gặp

Nội dung của hợp đồng đào tạo giáo dục nghề nghiệp cần có những nội dung nào?

Nghề đào tạo;
Địa điểm, thời gian và tiền lương trong thời gian đào tạo
Thời hạn cam kết phải làm việc sau khi được đào tạo;
Chi phí đào tạo và trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo;
Trách nhiệm của người sử dụng lao động;
Trách nhiệm của người lao động

Vi phạm hợp đồng đào tạo nghề người lao động phải bồi thường như thế nào?

Người lao động sau khi được đào tạo phải làm việc cho người lao động; theo đúng thời gian đã cam kết trong hợp đồng đào tạo. Sau đó, không thiếu trường hợp người lao động tự ý bỏ việc; khiến cho các doanh nghiệp không những bị khủng hoảng về nhân sự mà còn bị thiệt hại do mất kinh phí đào tạo.
Trong trường hợp này người lao động có thể sẽ phải hoàn trả chi phí đào tạo nghề cho người sử dụng lao động

Bộ luật lao động năm 2019 có quy định về việc bồi thường khi vi phạm hợp đồng đào tạo giáo dục nghề nghiệp không?

Bộ luật lao động năm 2019; không đặt ra trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo nếu người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hợp pháp.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.