Ký kết hợp đồng đào tạo có được đóng BHXH không?

14/06/2022
Ký kết hợp đồng đào tạo có được đóng BHXH không?
655
Views

Xin chào Luật Sư và mọi người. Tôi vừa được một công ty trong nước ký kết hợp đồng đào tạo. Tôi có thắc mắc liệu ký kết hợp đồng đào tạo có được đóng BHXH hay không? Mong được Luật Sư và mọi người giải đáp. Xin cảm ơn. XIn chào bạn! Để giải đáp những thắc mắc trên mời quý bạn đọc cùng Luật Sư 247 tìm hiểu vấn đề trên qua bài viết “Ký kết hợp đồng đào tạo có được đóng BHXH không?” sau đây.

Căn cứ pháp lý

Hợp đồng đào tạo là gì?

Theo Điều 62 Bộ luật Lao động 2019, hợp đồng đào tạo được quy định như sau:

1. Hai bên phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề trong trường hợp người lao động được đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, đào tạo lại ở trong nước hoặc nước ngoài từ kinh phí của người sử dụng lao động, kể cả kinh phí do đối tác tài trợ cho người sử dụng lao động.

Có thể hiểu, hợp đồng đào tạo là thỏa thuận giữa người lao động và doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp có nhu cầu sẽ tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ; chuyên môn cho người đang làm việc hoặc trường hợp có tuyển người vào đào tạo; dạy nghề để làm việc cho mình.

Theo đó, doanh nghiệp sử dụng nguồn kinh phí của doanh nghiệp; hoặc đối tác tài trợ thì cần giao kết hợp đồng đào tạo.

Nội dung hợp đồng học việc, đào tạo nghề

Theo Điều 62 Bộ luật lao động năm 2019 có quy định như sau; Nội dung hợp đồng học việc, đào tạo nghề bao gồm:

  • Nghề đào tạo;
  • Địa điểm, thời gian và tiền lương trong thời gian đào tạo;
  • Thời hạn cam kết phải làm việc sau khi được đào tạo;
  • Chi phí đào tạo và trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo;
  • Trách nhiệm của người sử dụng lao động;
  • Trách nhiệm của người lao động.

Chi phí đào tạo bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy; tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành; các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội; bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người học trong thời gian đi học. Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài; thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại; chi phí sinh hoạt trong thời gian đào tạo.

Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

Căn cứ khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014; người lao động thuộc nhóm các đối tượng sau đây phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc:

– Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn; hợp đồng lao động xác định thời hạn.

– Hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động.

– Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng…

Như vậy, có thể thấy người lao động ký hợp đồng đào tạo, học nghề; học việc không phải đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Pháp luật không quy định người sử dụng lao động ký hợp đồng đào tạo phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.

Ký kết hợp đồng đào tạo có được đóng BHXH không?

Ký kết hợp đồng đào tạo có được đóng BHXH không?
Ký kết hợp đồng đào tạo có được đóng BHXH không?

Căn cứ Khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau:

1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn; hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ; hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng; kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

c) Cán bộ, công chức, viên chức;

d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

Hợp đồng đào tạo không thuộc đối tượng BHXH bắt buộc. Tùy theo thỏa thuận giữa NLĐ và NSDLĐ nếu các bên có nhu cầu tham gia BHXH bắt buộc cho NLĐ. DN có thể ký kết HĐLĐ với người lao động với thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên. Khi đó hợp đồng đào tạo tồn tại song song với hợp đồng lao động. Người lao động sẽ thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc theo luật định.

Ký hợp đồng đào tạo tham gia BHXH tự nguyện được không?

Về đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, Điều 2 Thông tư 01/2016/TT-BLDTBXH quy định như sau:

 Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

– Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng từ ngày 01/01/2018 trở đi.

– Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, ấp, bản, sóc, làng, tổ dân phố, khu, khu phố.

– Người lao động giúp việc gia đình.

– Người tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không hưởng tiền lương.

– Xã viên không hưởng tiền lương, tiền công làm việc trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

– Người nông dân, người lao động tự tạo việc làm bao gồm những người tự tổ chức hoạt động lao động để có thu nhập cho bản thân và gia đình.

– Người lao động đã đủ Điều kiện về tuổi đời nhưng chưa đủ Điều kiện về thời gian đóng để hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

– Người tham gia khác.

Theo quy định trên, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện cần đáp ứng điều kiện từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm bắt buộc.

Như vậy, bạn ký hợp đồng đào tạo, không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và thuộc một trong các đối tượng nêu trên thì được đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật Sư 247 về vấn đề; “ Ký kết hợp đồng đào tạo có được đóng BHXH không? “. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thành lập công ty; tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty; giấy phép bay flycam; xác nhận tình trạng hôn nhân , đăng ký nhãn hiệu ,thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất …. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833 102 102.

Hoặc qua các kênh sau:

Có thể bạn quan tâm:

Câu hỏi thường gặp

Hợp đồng đào tạo có thể chấm dứt trong trường hợp nào?

Hợp đồng đào tạo nghề có thể chấm dứt trong các trường hợp sau đây: hết hạn hợp đồng, khóa học kết thúc, người học nghề đi thực hiện nghĩa vụ quân sự, hai bên cùng thỏa thuận chấm dứt hợp đồng hoặc một trong hai bên đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hay một số trường hợp cụ thể khác theo đúng quy định của pháp luật.

Ký hợp đồng bao lâu thì phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 nếu khi các bên ký hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên, cả người lao động và người sử dụng lao động đều phải đóng BHXH bắt buộc.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Lao động

Comments are closed.