Nghị định số 26/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo vệ bí mật Nhà nước

02/12/2021
Nghị định 26/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo vệ bí mật Nhà nước
1324
Views

Nghị định số 26/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ bí mật Nhà nước. Dưới đây là thông tin về Nghị định số 26/2020/NĐ-CP của Luật sư!

Cơ quan ban hành:Chính phủSố công báo:Đã biết 
Số hiệu:26/2020/NĐ-CPNgày đăng công báo:Đã biết 
Loại văn bản:Nghị địnhNgười ký:Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành:28/02/2020Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:Đã biết Tình trạng hiệu lực:Đã biết 
Lĩnh vực:An ninh quốc gia

Tóm tắt Nghị định số 26/2020/NĐ-CP

Phương tiện sao, chụp tài liệu mật không được kết nối với mạng Internet

Ngày 28/02/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 26/2020/NĐ-CP về việc quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ bí mật Nhà nước.

Theo đó, phương tiện, thiết bị sử dụng để sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật Nhà nước không được kết nối với mạng Internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, trừ trường hợp thực hiện theo quy định pháp luật về cơ yếu.

Đặc biệt, hội nghị, hội thảo, cuộc họp có nội dung bí mật Nhà nước được tổ chức trong phòng họp kín tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức. Trường hợp tổ chức ở ngoài trụ sở làm việc, người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định tổ chức hội nghị, hội thảo, cuộc họp có trách nhiệm đề nghị cơ quan Bộ Công an, Công an tỉnh kiểm tra an toàn, an ninh trong và ngoài khu vực diễn ra hội nghị.

Bên cạnh đó, hội nghị, hội thảo, cuộc họp có nội dung bí mật Nhà nước phải sử dụng micro có dây và các phương tiện, thiết bị được cơ quan Bộ Công an, Công an cấp tỉnh kiểm tra an ninh, an toàn trước khi lắp đặt. Người tham dự không được mang thiết bị có tính năng thu, phát tin, ghi âm, ghi hình vào trong hội nghị, hội thảo, cuộc họp có nội dung bí mật Nhà nước độ Tuyệt mật, Tối mật.

Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01/7/2020.

Nghị định này làm hết hiệu lực Nghị định 33/2002/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Bảo vệ bí mật Nhà nước.

Xem trước và tải xuống Nghị định số 26/2020/NĐ-CP

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Câu hỏi thường gặp

Sao tài liệu bí mật nhà nước là gì và các hình thức sao tài liệu?

Sao tài liệu bí mật nhà nước là việc chép lại hoặc tạo ra bản khác theo đúng nội dung bản gốc hoặc bản chính của tài liệu. Chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước là việc ghi lại bằng hình ảnh tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước.
Hình thức sao tài liệu bí mật nhà nước gồm sao y bản chính, sao lục và trích sao.

Việc sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải tiến hành ở đâu?

Việc sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải tiến hành tại địa điểm bảo đảm an toàn do người đứng đầu của cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý bí mật nhà nước quy định. Việc sao, chụp phải được ghi vào “Sổ quản lý sao, chụp bí mật nhà nước”.

Hình thức xin phép mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ phục vụ công tác trong nước, nước ngoài

Văn bản xin phép mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ phục vụ công tác trong nước, nước ngoài phải nêu rõ họ, tên, chức vụ, đơn vị công tác; tên loại, trích yếu nội dung, độ mật của tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước; mục đích sử dụng; thời gian, địa điểm công tác; biện pháp bảo vệ bí mật nhà nước.

Thông tin liên hệ với Luật sư

Trên đây là thông tin về Nghị định số 26/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo vệ bí mật Nhà nước

Hy vọng những thông tin Luật sư 247 cung cấp hữu ích với bạn đọc!

Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư 247 hãy liên hệ 0833102102

Xem thêm: Nghị định 26/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thủy sản 2017

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời