Ép vợ sinh con trai, chồng có thể bị phạt đến 10 triệu đồng

02/12/2021
Ép vợ sinh con trai, chồng có thể bị phạt đến 10 triệu đồng. Phân biệt giới tính là gì? Xử phạt đối với hành vi phân biệt giới tính.
473
Views

Hiện nay dù vấn đề bình đẳng giới đã được phổ biến rộng rãi, tuy nhiên vẫn còn một số quan điểm nặng nề về giới tính, “trọng nam khinh nữ”, chồng ép buộc vợ phải sinh được con trai. Tưởng chừng đây chỉ là câu chuyện về mặt đạo đức nhưng trên thực tế, hành vi ép vợ sinh con trai, chồng có thể bị phạt đến 10 triệu đồng. Để hiểu rõ hơn về mức phạt này, Luật sư 247 mời bạn đọc tham khảo bài viết sau đây

Căn cứ pháp lý

Nghị định 117/2020/NĐ-CP

Ép vợ sinh con trai, chồng có thể bị phạt đến 10 triệu đồng

Theo đó, Điều 101 Nghị định 117 đã quy định mức phạt tiền đối với các hành vi ép buộc người khác mang thai, sinh thêm con cụ thể như sau:

– Phạt tiền từ 03 – 05 triệu đồng với hành vi đe dọa dùng vũ lực, uy hiếp tinh thần để ép buộc người khác phải mang thai, phải sinh thêm con khi họ đã sinh toàn con trai hoặc sinh toàn con gái;

– Phạt tiền từ 07 – 10 triệu đồng với hành vi dùng vũ lực để ép buộc ép buộc người khác phải mang thai, phải sinh thêm con khi họ đã sinh toàn con trai hoặc sinh toàn con gái.

Như vậy, trong trường hợp chồng cố ép vợ sinh thêm con trai thì mức phạt tiền cao nhất được áp dụng là 10 triệu đồng.

Ngoài ra, nhằm thực hiện tốt công tác Dân số – Kế hoạch hóa gia đình trong việc đảm bảo cân bằng về giới, Nghị định 117 cũng quy định phạt tiền với hành vi loại bỏ thai nhi vì lựa chọn giới tính, cụ thể:

– Phạt tiền từ 05 – 07 triệu đồng đối với hành vi dụ dỗ, lôi kéo người mang thai loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính;

– Phạt tiền từ 07 – 10 triệu đồng đối với hành vi đe dọa dùng vũ lực, uy hiếp tinh thần để ép buộc người mang thai loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính;

– Phạt tiền từ 10 – 12 triệu đồng đối với hành vi dùng vũ lực để ép buộc người mang thai phải loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính.

Thế nào là phân biệt giới tính?

Giới chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ xã hội.

Giới tính chỉ các đặc điểm sinh học của nam, nữ.

Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.

Phân biệt đối xử về giới là việc hạn chế, loại trừ, không công nhận hoặc không coi trọng vai trò, vị trí của nam và nữ, gây bất bình đẳng giữa nam và nữ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.

Xử phạt hành chính đối với hành vi phân biệt giới tính

Việc xử phạt đối với hành vi phân biệt giới tính hiện tại không nhiều. Chỉ dừng lại ở một số lĩnh vực mà Nhà nước có thể điều chỉnh như y tế. Việc phân biệt giới tính sẽ bị xử phạt như sau:

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi: tiết lộ thông tin về việc xác định lại giới tính của người khác; phân biệt đối xử với những người đã xác định lại giới tính.

Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi: xác định lại giới tính khi chưa được phép của Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Giám đốc Sở Y tế.

Bên cạnh đó, hiện tại; Việt Nam cũng đã có nhiều quy định nhằm bảo vệ trẻ em gái như: không công bố giới tính thai nhi;… Tuy nhiên, do chưa có chế tài xử phạt rõ ràng đối với hành vi công bố giới tính thai nhi. Vậy nên, việc công bố giới tính thai nhi vẫn còn tồn tại; dẫn đến tình trạng nhiều người phá thai để có được con sau là bé trai.

Các trường hợp xác định lại giới tính

Việc xác định lại giới tính không phải được thực hiện một cách bừa bãi mà phải có căn cứ rõ ràng việc xác định giới tính mới được giải quyết. Pháp luật dân sự quy định xác định giới tính là quyền của cá nhân trong hai trường hợp: 

  • Giới tính của người đó bị khuyết tật bẩm sinh: Việc bị khuyết tật giới tính bẩm sinh là điều không ai muốn. Bởi vậy mà pháp luật tạo điều kiện trong trường hợp này. Các tiêu chuẩn y tế xác định khuyết tật bẩm sinh về giới tính gồm: Nam lưỡng giới giả nữ; Nữ lưỡng giới giả nam; Lưỡng giới thật; Nhiễm sắc thể giới tính có thể giống ba trường hợp nêu trên nhưng bộ phận sinh dục chưa được biệt hoá hoàn toàn; không thể xác định chính xác là nam hay nữ.
  • Giới tính chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ giới tính: Rất nhiều người lựa chọn sự can thiệp của y học để có thể trở về với giới tính thật của bản thân. 

Lưu ý: Việc xác định lại giới tính phải thực hiện đầy đủ các thủ tục cần thiết như đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định, quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được xác định.

Các hành vi xác định giới bị cấm

Các hành vi sau sẽ bị cấm khi xác định lại giới tính: 

  • Thực hiện việc xác định lại giới tính khi chưa được phép của Bộ Y tế; Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Liên quan đến vấn đề về sức khỏe cũng như các vấn đề khác; việc xác định lại giới tính phải được thực hiện tại cơ sở được cấp phép và đảm bảo sự an toàn của người có nhu cầu xác định lại giới tính. 
  • Tiết lộ thông tin về việc xác định lại giới tính của người khác. Bí mật thông tin cá nhân được pháp luật bảo vệ. Bởi vậy, hành vi tiết lộ việc xác định lại giới tính của người khác là hành vi xâm phạm quyền riêng tư. 
  •  Phân biệt đối xử đối với người đã xác định lại giới tính: Họ được trở về với giới tính thật của bản thân thì kể cả khi đã xác định; chưa thì cũng nên được tôn trọng và không được có sự kì thị và phân biệt với họ. 

Như vậy, có thể thấy việc xác định lại giới tính không phải cứ thích là sẽ thực hiện được; mà cần phải đúng theo những quy định của pháp luật. Do đó, mà pháp luật đã quy định cụ thể những hành vi bị nghiêm cấp.

Thực trạng việc lựa chọn giới tính thai nhi

Hiện nay việc lựa chọn giới tính thai nhi bằng việc lạm dụng các kỹ thuật y sinh học là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh ở nước ta. Siêu âm đã và đang là kỹ thuật phổ biến; góp phần tích cực vào việc sàng lọc trước sinh nhằm phát hiện dị tật bẩm sinh ngay từ trong bào thai, giúp các cặp vợ chồng sinh ra những đứa con khỏe mạnh. Song mặt trái của siêu âm là có thể chẩn đoán giới tính thai nhi; và điều này dễ dẫn đến khả năng nạo phá thai để lựa chọn giới tính của trẻ.

Theo phân tích của các nhà điều tra nhân khẩu học cho thấy, tại Việt Nam hiện nay nhìn thấy từ tỉ số giới tính khi sinh khiến nhiều người bất ngờ là tỉ số giới tính khi sinh tăng lên theo trình độ học vấn của người mẹ. Lâu nay; người ta cứ nghĩ tình trạng mất cân bằng tỉ số giới tính khi sinh sẽ rơi vào nhóm các bà mẹ có học vấn thấp; nhưng kết quả lại cho thấy ngược lại. Tỷ số giới tính khi sinh tăng từ mức 106 -111 ở các bà mẹ có trình độ tiểu học lên mức 113 ở bậc Trung học phổ thông; và cuối cùng là 115 ở bậc đại học trở lên.

Điều đáng ngạc nhiên là ở nhóm những bà mẹ với 3 năm đi học, tỉ số giới tính khi sinh tương tự mức sinh học tự nhiên là 105. Cũng theo đó; gia đình có thu nhập cao thì việc lựa chọn giới tính khi sinh càng lớn; cụ thể là tỷ số này là 113 bé trai/100 gái; trong khi đó nhóm dân cư nghèo đạt 107 bé trai/100 bé gái.

Mời bạn xem thêm bài viết

Trường hợp nào xác định lại giới tính của một người?

Thủ tục thay đổi hộ tịch cho người chuyển đổi giới tính

Chưa phẫu thuật chuyển giới có thay đổi giới tính trên giấy tờ không?

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Ép vợ sinh con trai, chồng có thể bị phạt đến 10 triệu đồng“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Người chuyển giới có được thay đổi giới tính và thay đổi tên không?

– Theo quy định tại Điều 36, Điều 37 Bộ luật dân sự năm 2015 pháp luật có quy định về quyền xác định lại giới tính. Do đó bạn được quyền xác định lại giới tính cho phù hợp và được quyền đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật.
– Điểm e khoản 1 Điều 28 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên trong trường hợp người đã xác định lại giới tính, người đã chuyển đổi giới tính.

Sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản là gì?

Theo quy định tại khoản 21 Điều 3 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì: Sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản là việc sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo hoặc thụ tinh trong ống nghiệm”.
Trong đó, Thụ tinh nhân tạo là thụ tinh bằng phương pháp bơm tinh trùng vào buồng tử cung; được tiến hành bằng cách chọn lọc tinh trùng khỏe nhất của người chồng; sau đó bơm vào buồng tử cung của người vợ ở thời điểm rụng trứng. Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 10/2015/NĐ-CP giải thích:  Thụ tinh trong ống nghiệm là sự kết hợp giữa noãn và tinh trùng trong ống nghiệm để tạo thành phôi”.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời