Nghị định 13/2012/NĐ-CP về ban hành Điều lệ Sáng kiến

05/08/2021
Nghị định 13/2012/NĐ-CP về ban hành Điều lệ Sáng kiến
614
Views
Số hiệu:13/2012/NĐ-CPLoại văn bản:Nghị Định
Nơi ban hành:Chính PhủNgười ký:Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành:02/03/2012Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Ngày công báo: Đã biết Số công báo:Đã biết
Lĩnh vực:Sở hữu trí tuệTình trạng:Đã biết

Tóm tắt Nghị định 13/2012/NĐ-CP

Thù lao cho tác giả sáng kiến tối thiểu bằng 7% lợi nhuận

Ngày 02/03/2012, Chính phủ ban hành Nghị định số 13/2012/NĐ-CP về việc ban hành Điều lệ Sáng kiến.
Theo đó, trường hợp chủ đầu tư tạo ra sáng kiến là tổ chức kinh tế hoặc là đơn vị sự nghiệp có thu và hạch toán độc lập, nếu giữa tác giả sáng kiến và chủ đầu tư tạo ra sáng kiến không có thỏa thuận thì mức trả thù lao cho tác giả sáng kiến được xác định như sau:

Thù lao trả hàng năm trong 03 năm đầu tiên áp dụng sáng kiến (trả trong thời hạn 01 tháng tính từ ngày kết thúc mỗi năm áp dụng) tối thiểu bằng 7% tiền làm lợi thu được do áp dụng sáng kiến của mỗi năm. Trường hợp không tính được tiền làm lợi do áp dụng sáng kiến thì trả với mức tối thiểu 05 lần mức lương tối thiểu chung theo quy định của Nhà nước tại thời điểm trả thù lao; Thù lao trả trong 03 năm kể từ ngày sáng kiến được công nhận, cho mỗi lần chuyển giao sáng kiến cho tổ chức, cá nhân khác áp dụng, trả trong thời hạn 01 tháng tính từ ngày nhận thanh toán của mỗi lần chuyển giao, với mức tối thiểu 15% giá chuyển giao.

Nghị định này thay thế các quy định về sáng kiến của Điều lệ về sáng kiến, cải tiến kỹ thuật – hợp lý hóa sản xuất và sáng chế ban hành kèm theo Nghị định số 31-CP ngày 23/01/1981, được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 84-HĐBT ngày 20/03/1990; có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25/04/2012.

Xem trước và tải xuống Nghị định 13/2012/NĐ-CP

Câu hỏi thường gặp

Một giải pháp được coi là có khả năng mang lại lợi ích thiết thực khi nào?

Một giải pháp được coi là có khả năng mang lại lợi ích thiết thực nếu việc áp dụng giải pháp đó có khả năng mang lại hiệu quả kinh tế (ví dụ nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, nâng cao hiệu quả kỹ thuật), hoặc lợi ích xã hội (ví dụ nâng cao điều kiện an toàn lao động, cải thiện điều kiện sống, làm việc, bảo vệ môi trường, sức khỏe con người).

Những đối tượng nào không được công nhận là sáng kiến?

Các đối tượng sau đây không được công nhận là sáng kiến:
a) Giải pháp mà việc công bố, áp dụng giải pháp trái với trật tự công cộng hoặc đạo đức xã hội;
b) Giải pháp là đối tượng đang được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật tính đến thời điểm xét công nhận sáng kiến.

Tác giả sáng kiến và chủ đầu tư tạo ra sáng kiến là ai?

“Tác giả sáng kiến” là người trực tiếp tạo ra sáng kiến bằng chính lao động sáng tạo của mình. Đồng tác giả sáng kiến là những tác giả cùng nhau tạo ra sáng kiến.
“Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến” là cơ quan, tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất – kỹ thuật dưới hình thức giao việc, thuê việc hoặc các hình thức khác cho tác giả để tạo ra sáng kiến.
Tác giả sáng kiến đồng thời là chủ đầu tư tạo ra sáng kiến nếu không có cơ quan, tổ chức, cá nhân nào giao việc, thuê việc hoặc đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất – kỹ thuật cho tác giả để tạo ra sáng kiến đó.

Thông tin liên hệ Luật sư X

Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành để giải quyết những khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư X.

Mong rằng bài viết hữu ích đối với độc giả!

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ: 0936.408.102

Xem thêm: Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời