Mức xử phạt về vượt đèn đỏ gây tai nạn

20/11/2021
Mức xử phạt về vượt đèn đỏ gây tai nạn
2265
Views

Thực tế hiện nay tình trạng tham gia giao thông còn nhiều vấn đề bất cập chưa xử lí triệt để. Tại các điểm giao cắt có tín hiệu đèn giao thông; chúng ta vẫn thường xuyên bắt gặp tình trạng lấn làn đường; sai vị trí làn đường, và phổ biến hơn là tình trạng vượt đèn đỏ; gây ra nhiều hậu quả không thể lường trước được. Người vượt đèn đỏ gây tai nạn có thể tuỳ vào hậu quả mà chịu các mức xử phạt khác nhau; có thể là xử lý hành chính, thậm chí cũng có thể là bị xử lý hình sự. Vậy cụ thể mức xử phạt về vượt đèn đỏ gây tai nạn ra sao cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lí

Luật Giao thông đường bộ năm 2008, sửa đổi năm 2018

Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012

Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017

Nội dung tư vấn

Lỗi vượt đèn đỏ theo luật định

Được quy định tại Điều 10 Luật Giao thông đường bộ năm 2008, sửa đổi năm 2018; khi đi trên đường, các loại xe phải chấp hành theo tín hiệu của người điều khiển giao thông; tín hiệu đèn giao thông, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, rào chắn.

Về đèn tín hiệu giao thông có 03 màu: Xanh, đỏ, vàng.

  • Đèn xanh là thông báo các loại xe được phép đi trên đường;
  • Đèn đỏ là cấm các phương tiện đi;
  • Đèn vàng là phải dừng lại trước vạch dừng trừ phi đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp. Khi đèn vàng nhấp nháy thì được đi nhưng phải giảm tốc độ; chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ.

Như vậy, vượt đèn đỏ là việc người lái xe điều khiển phương tiện giao thông tiếp tuc di chuyển khi đèn tín hiệu giao thông đã chuyển sang màu đỏ (có nghĩa yêu cầu các phương tiện dừng lại). Khi tham gia giao thông gặp đèn đỏ phải dừng trước vạch dừng xe. Nếu không có vạch sơn “vạch dừng xe” thì phải dừng trước đèn tín hiệu theo chiều đi.

Vì vậy hành vi vượt đèn đỏ là hành vi bị cấm theo quy định của pháp luật và người nào vượt đèn đỏ thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.

Mức xử phạt về vượt đèn đỏ gây tai nạn

Thứ nhất, về mức phạt đối với hành vi vượt đèn đỏ

Đối với người điều khiển xe máy

Với xe mô tô, xe gắn máy kể cả xe máy điện; Theo quy định tại điểm e khoản 4 Điều 6 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP; phạt tiền từ 600.000đ – 1.000.000đ; và có thể tước giấy phép lái xe từ 01- 03 tháng. Trường hợp thực hiện hành vi vi phạm quy định nêu trên mà gây tai nạn giao thông; thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.

Riêng với các loại xe máy kéo; xe máy chuyên dùng thì phạt tiền từ 01 – 02 triệu đồng (Theo điểm đ khoản 5 Điều 7).

Đối với người điều khiển xe ô tô

Phạt tiền từ 03 – 05 triệu đồng (điểm a khoản 5 Điều 5); và có thể bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01- 03 tháng. Trường hợp vượt đèn đỏ mà gây tai nạn giao thông; thì thời gian tước quyền sử dụng giấy phép lái xe sẽ từ 02-04 tháng.

Đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp điện

Với xe đạp, xe đạp máy, kể cả xe đạp điện thì điểm đ khoản 2 Điều 8 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 100.000 – 200.000đ.

Đối với người đi bộ

Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 9 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP thì với người đi bộ thì mức xử phạt lỗi vượt đèn đỏ là từ 60.000 – 100.000 đồng.

Thứ hai, về vấn đề bồi thường thiệt hại

Căn cứ Khoản 1 Điều 13 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 sửa đổi bổ sung có quy định:

“Điều 13. Bồi thường thiệt hại

Người vi phạm hành chính nếu gây ra thiệt hại thì phải bồi thường.
Việc bồi thường thiệt hại được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự”.

Như vậy, người vi phạm hành chính nếu gây ra thiệt hại thì phải bồi thường. Đây là trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây tai nạn giao thông; người vượt đỏ gây tai nạn bắt buộc phải chịu bồi thường.

Trường hợp vượt đèn đỏ gây tai nạn chết người

Người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ gây tai nạn có thể bị xử phạt theo các khung như sau:

Khung 1

Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng; hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác; thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng; cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 5 năm.

Khung 2

Người nào phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm:

  • Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định;
  • Trong khi say rượu hoặc say do dùng các chất kích thích mạnh khác;
  • Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn; 
  • Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn  giao thông;
  • Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

Khung 3

Nếu phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm.

HÌnh phạt bổ sung

Ngoài ra mức xử phạt về vượt đèn đỏ gây tai nạn nêu trên thi nếu vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng; nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 1 năm; hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 2 năm.

Người phạm tội cũng có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề; hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.

Mời bạn đọc xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung vấn đề “Mức xử phạt về vượt đèn đỏ gây tai nạn”. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc; cuộc sống.

Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn; hoặc sử dụng dịch vụ Luật sư tranh tụng, Luật sư bào chữa hãy liên hệ 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Những trường hợp nào vượt đèn đỏ mà không bị phạt?

Vượt đèn đỏ mà không bị phạt trong các trường hợp như: theo hiệu lệnh của cảnh sát giao thông, vượt đèn đỏ do phòng vệ chính đáng, vượt đèn đỏ do người không có năng lực trách nhiệm hành chính, xe cứu thương trong thời gian cấp cứu…

Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy không gắn biển số xe bị xử phạt như thế nào?

Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không gắn biển số (đối với loại xe có quy định phải gắn biển số).

Xử phạt đối với xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy khi không có GPLX

-Đối với xe môtô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô: Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng. Bị tạm giữ phương tiện đến 7 ngày trước khi ra quyết định xử phạt.
– Đối với xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên, xe mô tô ba bánh: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng. Bị tạm giữ phương tiện đến 7 ngày trước khi ra quyết định xử phạt.

Đi sai làn đường bị xử phạt hành chính ra sao?

Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, quy định người điều khiển ô tô có hành vi đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định (làn cùng chiều hoặc làn ngược chiều) sẽ bị phạt tiền từ 3-5 triệu đồng; đồng thời bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1-3 tháng.

5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Giao thông

Để lại một bình luận