Người điếc bẩm sinh được thi bằng lái xe hạng gì?

20/11/2021
Người điếc bẩm sinh được thi bằng lái xe hạng gì?
1414
Views

Chào luật sư! Em họ của tôi bị câm điếc bẩm sinh. Do được những người trong xã giúp đỡ; nên em trai tôi đã làm việc cho 1 công ty làm đồ handmade dành cho người câm điếc. Tuy nhiên; sau khi lấy vợ; với công việc hiện tại thì thu nhập kinh tế không đủ trang trải cho cuốc sống; nên em tôi muốn thi bằng lái xe để chở hàng rồi khuân vác thuê. Tuy nhiên lại không biết người bị điếc bẩm sinh có được thi bằng lái xe không? Nếu được thì người điếc bẩm sinh được thi bằng lái xe hạng gì? Nhà tôi chưa có ai khuyết tật mà thi bằng lái; có hỏi bà con hàng xóm nhưng không ai biết. Tôi nêu ra vấn đề rất mong được giải đáp. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi! Luật sư 247 xin tư vấn về Người điếc bẩm sinh được thi bằng lái xe hạng gì? như sau:

Căn cứ pháp lý

Luật Giao thông đường bộ 2008

Thông tư liên tịch số 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT

Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT

Nội dung tư vấn

Bất kỳ người khuyết tật nào cũng được đối xử bình đẳng như những người khác; nghiêm cấm các hành vi kỳ thị; xúc phạm người khuyết tật. Vậy khuyết tật điếc bẩm sinh được hiểu như thế nào? Người điếc bẩm sinh được thi bằng lái xe hạng gì? Mời bạn đọc tiếp tục theo dõi bài viết!

Điếc bẩm sinh được hiểu như thế nào

Điếc bẩm sinh là một phân nhánh nhỏ của bệnh điếc. Nó không những khiến người mắc phải không thể nghe mà còn không thể nói ngay từ lúc sinh ra. 

Hiện tượng câm điếc có thể do nhiều nguyên nhân gây ra; với câm điếc bẩm sinh (ngay từ khi mới sinh) thì có thể do tổn thương tại chỗ (bộ phận phát âm; tại tổ chức tai) nhưng cũng có thể do bất thường trên não;… Có thể ngay từ đầu đã bị cả câm và điếc nhưng cũng có thể chỉ bị điếc nên dẫn tới câm do không tiếp nhận được âm thanh. 

Người điếc bẩm sinh được thi bằng lái xe hạng gì

Người điếc bẩm sinh có được thi bằng lái xe không

Khoản 2 Điều 60 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định:

Người lái xe phải có sức khỏe phù hợp với loại xe; công dụng của xe. Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì; phối hợp với Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe; việc khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ô tô và quy định về cơ sở y tế khám sức khoẻ của người lái xe“.

Như vậy; là người bị câm điếc bẩm sinh có thể thi giấy phép lái xe theo quy định. Tuy nhiên dựa vào tình trạng sức khỏe cụ thể mà người bị điếc bẩm sinh được thi những loại bằng nhất định. Cụ thể như sau:

Người điếc bẩm sinh được thi bằng lái xe hạng sau

Theo quy định tại Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT; người câm điếc nếu đáp ứng được các yêu cầu sức khỏe thì có thể được cấp GPLX hạng A1 đối với xe mô tô 3 bánh; hạng B1 đối với ô tô dùng cho người khuyết tật.

Các tiêu chuẩn về Tai-mũi-họng của người lái xe; được quy định tại Mục IV Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT; ngày 21 tháng 8 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải. Cụ thể:

  • Đối với các hạng A1; B1: không có quy định về tiêu chuẩn về tai mũi họng để được lái xe hạng A1; B1. Do đó, trường hợp bị điếc bẩm sinh; mà vẫn đủ các điều kiện sức khỏe khác; thì vẫn được thi Giấy phép lái xe hạng A1, B1.
  • Đối với các hạng xe A2, A3, A4, B2, C, D, E, FB2, FC, FD, FE thì tiêu chuẩn về tai được quy định như sau: Thính lực ở tai tốt hơn: Nói thường < 4m (kể cả sử dụng máy trợ thính); Hoặc nghe tiếng nói thầm tối thiểu (ở tai tốt hơn) £ 1,5 m (kể cả sử dụng máy trợ thính).

Người điếc bẩm sinh thi bằng lái xe như thế nào

Hồ sơ học bằng lái xe

Căn cứ khoản 1 Điều 9 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT; Người học lái xe lần đầu lập 01 bộ hồ sơ; nộp trực tiếp tại cơ sở đào tạo. Bộ hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:

  • Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này;
  • Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân đối với người Việt Nam; hộ chiếu còn thời hạn đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
  • Bản sao hộ chiếu còn thời hạn trên 06 tháng và thẻ tạm trú hoặc thẻ thường trú hoặc chứng minh thư ngoại giao hoặc chứng minh thư công vụ đối với người nước ngoài;
  • Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định”.

Việc đào tạo lái xe với người điếc bẩm sinh

Đào tạo đối với người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh; dùng cho người khuyết tật để cấp giấy phép lái xe hạng A1: Người học có thể tự học lý thuyết và thực hành; trường hợp có nhu cầu học tập trung đăng ký với cơ sở đào tạo để được học theo nội dung; chương trình quy định.

Đào tạo để cấp giấy phép lái xe hạng B1 số tự động; cho người khuyết tật có đủ điều kiện điều khiển xe tập lái hạng B1 số tự động của cơ sở đào tạo.

  • Người học phải có đủ điều kiện; hồ sơ theo quy định; phải đăng ký học tại cơ sở đào tạo được phép đào tạo; phải học đủ thời gian; nội dung chương trình đào tạo theo quy định; được tự học các môn lý thuyết; nhưng phải được kiểm tra; cấp chứng chỉ đào tạo;
  • Cơ sở đào tạo sử dụng xe hạng B1 số tự động có đủ điều kiện của cơ sở đào tạo làm xe tập lái.

Trường hợp đào tạo để cấp giấy phép lái xe hạng B1 số tự động; cho người khuyết tật không đủ điều kiện điều khiển xe tập lái hạng B1 số tự động của cơ sở đào tạo.

  • Cơ sở đào tạo có thể sử dụng ô tô của người khuyết tật để làm xe tập lái; ô tô của người khuyết tật phải có kết cấu phù hợp với việc điều khiển của người khuyết tật; đảm bảo các điều kiện về điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô và dịch vụ sát hạch lái xe.

Sát hạch lái xe với người điếc bẩm sinh

Sát hạch để cấp giấy phép lái xe mô tô hạng A1 cho người khuyết tật; do Sở Giao thông vận tải căn cứ nội dung và quy trình sát hạch đã được ban hành; xây dựng nội dung và phương án tổ chức sát hạch phù hợp; trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét; quyết định.

Sát hạch để cấp giấy phép lái xe hạng B1 số tự động cho người khuyết tật có đủ điều kiện điều khiển xe sát hạch hạng B1 số tự động của trung tâm sát hạch:

  • Người dự sát hạch phải có đủ hồ sơ; thực hiện đủ nội dung và quy trình sát hạch theo quy định tại trung tâm sát hạch có đủ điều kiện;
  • Người dự sát hạch sử dụng xe hạng B1 số tự động có đủ điều kiện của trung tâm sát hạch; làm xe sát hạch lái xe trong hình và trên đường.

Sát hạch để cấp giấy phép lái xe hạng B1 số tự động cho người khuyết tật không đủ điều kiện điều khiển xe sát hạch hạng B1 số tự động của trung tâm sát hạch:

  • Người dự sát hạch phải có đủ hồ sơ; thực hiện đủ nội dung và quy trình sát hạch theo quy định tại trung tâm sát hạch; có hai sát hạch viên ngồi trên xe chấm điểm trực tiếp nội dung sát hạch lái xe trong hình và trên đường;
  • Người dự sát hạch sử dụng ô tô của người khuyết tật để làm xe sát hạch; ô tô phải có kết cấu phù hợp với việc điều khiển của người khuyết tật; đảm bảo các điều kiện về điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô và dịch vụ sát hạch lái xe.

Có thể bạn quan tâm

Như vậy; người điếc bẩm sinh nếu đáp ứng được các yêu cầu sức khỏe thì có thể được cấp giấy phép lái xe hạng A1 đối với xe mô tô 3 bánh; hạng B1 đối với ô tô dùng cho người khuyết tật.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về “Người điếc bẩm sinh được thi bằng lái xe hạng gì?”. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc! Mọi vấn đề pháp lý cần giải đáp vui lòng liên hệ Luật sư 247: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Người khuyết tật là ai?

người khuyết tật là người có các dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn. Các dạng tật họ mắc phải có thể là: Khuyết tật vận động; Khuyết tật nghe, nói; Khuyết tật nhìn; Khuyết tật thần kinh, tâm thần; Khuyết tật trí tuệ;…

Đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng bao gồm những ai?

Đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng bao gồm:
– Người khuyết tật đặc biệt nặng; trừ những người được nuôi dưỡng trong cơ sở bảo trợ xã hội.
– Người khuyết tật nặng.

Phân biệt đối xử với trẻ em khuyết tật bị xử lý như thế nào?

Hành vi kỳ thị, phân biệt đối xử với người khuyết tật là hành vi vi phạm pháp luật và có thể bị xử lý vi phạm hành chính từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 9 Nghị định 144/2013/NĐ-CP ngày 29/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em quy định.

5/5 - (3 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Trả lời