Mức phụ cấp tổ phố tổ dân phố là bao nhiêu?

08/12/2023
Mức phụ cấp tổ phố tổ dân phố
198
Views

Nhằm nâng cao hiệu quả các chính sách chủ trương của nhà nước, tại mỗi địa phương sẽ được phân chia thành các đơn vị hành chính khác nhau, trong đó có bao gồm tổ dân phố. Tại tổ dân phố sẽ bầu ra một cá nhân đảm nhận vai trò tổ trưởng, nhằm thực thi việc điều hành quản lý các công việc của tổ dân phố do cơ quan cấp trên truyền đạt. Vậy cụ thể, mức phụ cấp tổ phố tổ dân phố hiện nay là bao nhiêu? Tiêu chuẩn trở thành Tổ trưởng tổ dân phố là gì? Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố gồm những chức danh nào được hưởng phụ cấp hàng tháng? Luật sư 247 thấu hiểu những băn khoăn này của quý độc giả, hãy cùng chúng tôi giúp bạn tháo gỡ những vướng mắc này nhé!

Tiêu chuẩn trở thành Tổ trưởng tổ dân phố là gì?

Ông D là tổ trưởng tổ dân phố tại địa phương L đã được một thời gian. Trong thời gian sắp tới, ông D sẽ sang nước ngoài định cư nên tổ dân phố sẽ cần phải bầu lại một tổ trưởng mới. Do đó, nhiều người băn khoăn không biết liệu căn cứ theo quy định pháp luật hiện hành, Tiêu chuẩn trở thành Tổ trưởng tổ dân phố là gì, mời quý độc giả cùng theo dõi nhé:

Theo khoản 1, khoản 2 Điều 2 Thông tư 04/2012/TT-BNV, thôn, tổ dân phố được định nghĩa như sau:

  1. Thôn, làng, ấp, bản, buôn, bon, phum, sóc… (gọi chung là thôn); thôn được tổ chức ở xã; dưới xã là thôn.
  2. Tổ dân phố, khu phố, khối phố, khóm, tiểu khu… (gọi chung là tổ dân phố); tổ dân phố được tổ chức ở phường, thị trấn; dưới phường, thị trấn là tổ dân phố.

Đây không phải đơn vị hành chính mà là tổ chức tự quản của cộng đồng dân cư trong một khu vực. Theo đó, mỗi thôn sẽ có Trưởng thôn, mỗi tổ dân phố sẽ có Tổ trưởng Tổ dân phố.

Đặc biệt, nếu cần thiết thì có thể có thêm 01 Phó Trưởng thôn hoặc 01 Phó Tổ trưởng Tổ dân phố (căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 1 Thông tư số 14/2018/TT-BNV).

Về tiêu chuẩn lựa chọn Tổ trưởng Tổ dân phố và cấp phó, Điều 11 Thông tư 04/2012 nêu rõ, gồm:

– Những người này phải có hộ khẩu thường trú và cư trú thường xuyên ở thôn, tổ dân phố.

– Độ tuổi phải đủ 21 trở lên, có sức khoẻ, nhiệt tình và có tinh thần trách nhiệm trong công tác;

– Những người này phỉa có phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức tốt, được mọi người dân tín nhiệm; bản thân cũng như gia đình phải gương mẫu trong việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;

– Có kiến thức văn hoá, năng lực, kinh nghiệm và thực hiện tốt các công việc tự quản của cộng đồng dân cư cũng như những công việc cấp trên giao.

Đồng thời, theo khoản 9 Điều 1 Thông tư số 14/2018/TT-BNV, Trưởng thôn, Tổ trưởng Tổ dân phố sẽ được bầu cư bởi cư tri tại thôn, tổ dân phố. Thời điểm bầu cử sẽ do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.

Mỗi Trưởng thôn, Tổ trưởng Tổ dân phố sẽ có nhiệm kỳ 2,5 năm hoặc 05 năm. Việc quyết định nhiệm kỳ bao nhiêu năm cũng do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định thống nhất dựa trên điều kiện cụ thể của từng địa phương.

Nhiệm kỳ của Phó Trưởng thôn và Phó Tổ trưởng Tổ dân phố cũng thực hiện theo nhiệm kỳ của Trưởng thông, Tổ trưởng Tổ dân phố. Tức là cũng là 2,5 năm hoặc 05 năm theo quy định của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

Như vậy, để được lựa chọn Trưởng thôn, Tổ trưởng Tổ dân phố, cử tri của cả thôn, tổ dân phố sẽ thực hiện bầu cử lựa chọn người có đầy đủ các tiêu chuẩn, điều kiện nêu trên.

Mức phụ cấp tổ phố tổ dân phố là bao nhiêu?

Tổ dân phố là đơn vị hành chính tại cấp thôn, tại đây sẽ có những thành viên đảm nhận nhiều vai trò khác nhau, trong đó có bao gồm những thành viên hoạt động không chuyên trách. Những người này cũng sẽ được hưởng lương và phụ cấp theo quy định. Vậy cụ thể, căn cứ theo quy định pháp luật hiện hành, Mức phụ cấp tổ phố tổ dân phố là bao nhiêu, mời quý độc giả cùng theo dõi nhé:

Theo khoản 2 Điều 34 Nghị định 33/2023/NĐ-CP thì mức phụ cấp mới với những người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố (quy định này cũng áp dụng đối với mức phụ cấp của tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn) từ ngày 01/8/2023 như sau:

(1) Đối với thôn có từ 350 hộ gia đình trở lên; tổ dân phố có từ 500 hộ gia đình trở lên; thôn, tổ dân phố thuộc đơn vị hành chính cấp xã trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền; thôn, tổ dân phố thuộc đơn vị hành chính cấp xã ở khu vực biên giới, hải đảo được khoán quỹ phụ cấp bằng 6,0 lần mức lương cơ sở.

Trường hợp thôn có từ 350 hộ gia đình trở lên chuyển thành tổ dân phố do thành lập đơn vị hành chính đô thị cấp xã thì được giữ mức khoán quỹ phụ cấp bằng 6,0 lần mức lương cơ sở;

(2) Đối với các thôn, tổ dân phố không thuộc quy định tại (1) mục này được khoán quỹ phụ cấp bằng 4,5 lần mức lương cơ sở;

(3) Trường hợp đơn vị hành chính cấp huyện không tổ chức đơn vị hành chính cấp xã thì thôn, tổ dân phố quy định tại (1) và (2) mục này được xác định theo đơn vị hành chính cấp huyện đó.

Trường hợp người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố kiêm nhiệm thực hiện nhiệm vụ của người hoạt động không chuyên trách khác ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố thì được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm bằng 100% mức phụ cấp quy định của chức danh kiêm nhiệm.

Mức phụ cấp tổ phố tổ dân phố
Mức phụ cấp tổ phố tổ dân phố

Cụ thể, mức khoán quỹ phụ cấp với những người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố theo quy định mới áp dụng từ 01/8/2023 (mức lương cơ sở mới tại Nghị định 24/2023/NĐ-CP và quy định mới tại Nghị định 33/2023/NĐ-CP) như sau:

Đối tượngMức khoán quỹ phụ cấp
Đối tượng (1):Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố tại thôn có từ 350 hộ gia đình trở lên; tổ dân phố có từ 500 hộ gia đình trở lên; thôn, tổ dân phố thuộc đơn vị hành chính cấp xã trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền; thôn, tổ dân phố thuộc đơn vị hành chính cấp xã ở khu vực biên giới, hải đảo.06 lần mức lương cơ sở= 10.800.000 đồng.
Đối tượng (2):người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố không thuộc đối tượng (1)4.5 lần mức lương cơ sở= 8.100.000 đồng.

Hiện hành, theo khoản 2 Điều 14a Nghị định 92/2009/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 34/2019/NĐ-CP) quy định về chế độ, chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố như sau:

– Ngân sách nhà nước thực hiện khoán quỹ phụ cấp bằng 3,0 lần mức lương cơ sở để chi trả hàng tháng đối với người hoạt động không chuyên trách ở mỗi thôn, tổ dân phố. 

Riêng đối với thôn có từ 350 hộ gia đình trở lên, thôn thuộc xã trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền; thôn thuộc xã biên giới hoặc hải đảo được khoán quỹ phụ cấp bằng 5,0 lần mức lương cơ sở.

– Căn cứ vào quỹ phụ cấp quy định tại khoản 2 Điều 14a Nghị định 92/2009/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 34/2019/NĐ-CP) và căn cứ vào đặc thù của từng cấp xã, yêu cầu quản lý, tỷ lệ chi thường xuyên của cấp xã và nguồn thu ngân sách của địa phương:

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quy định mức phụ cấp của từng chức danh, mức phụ cấp kiêm nhiệm chức danh đối với người hoạt động không chuyên trách và mức bồi dưỡng người trực tiếp tham gia công việc của thôn, tổ dân phố.

Mức phụ cấp tổ phố tổ dân phố
Mức phụ cấp tổ phố tổ dân phố

Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố gồm những chức danh nào được hưởng phụ cấp hàng tháng?

Anh T vừa chuyển đến sinh sống tại thôn X được một thời gian. Gần đây, anh T được bầu vào làm thành viên không chuyên trách tại tổ dân phố. Vì lần đầu đảm nhiệm vai trò này nên anh T thắc mắc không biết liệu căn cứ theo quy định pháp luật hiện hành, Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố gồm những chức danh nào được hưởng phụ cấp hàng tháng, mời quý độc giả cùng theo dõi nhé:

Căn cứ theo Điều 33 Nghị định 33/2023/NĐ-CP quy định về số lượng người không chuyên trách như sau:

Số lượng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố

  1. Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố có không quá 03 chức danh (bao gồm Bí thư chi bộ, Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng Ban công tác Mặt trận) được hưởng phụ cấp hàng tháng. Trường hợp Luật có quy định khác thì thực hiện theo quy định của luật đó.
    Khuyến khích việc kiêm nhiệm chức danh Bí thư Chi bộ đồng thời là Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố hoặc Trưởng Ban công tác Mặt trận thôn, tổ dân phố.
  2. Người trực tiếp tham gia hoạt động ở thôn, tổ dân phố ngoài 03 chức danh quy định tại khoản 6 Điều này được hưởng hỗ trợ hàng tháng.
  3. Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố được kiêm nhiệm người hoạt động không chuyên trách khác ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố; người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố được kiêm nhiệm người trực tiếp tham gia hoạt động ở thôn, tổ dân phố.

Như vậy, theo quy định người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố gồm những chức danh được hưởng phụ cấp hàng tháng bao gồm:

– Bí thư chi bộ

– Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố

– Trưởng Ban công tác Mặt trận.

Mời bạn xem thêm

Khuyến nghị

Luật sư 247 là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Mức phụ cấp tổ phố tổ dân phố chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn Công ty Luật sư 247 luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Mức phụ cấp tổ phố tổ dân phố”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư 247 với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc hay nhu cầu dịch vụ của quý khách hàng liên quan đến tạm ngừng doanh nghiệp. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Tạm trú ở địa phương hơn 5 năm có được làm Tổ trưởng tổ dân phố không?

Tại Điều 11 Thông tư 04/2012/TT-BNV quy định về tiêu chuẩn Tổ trưởng tổ dân phố như sau:
Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố và Phó trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố phải là người có hộ khẩu thường trú và cư trú thường xuyên ở thôn, tổ dân phố; đủ 21 tuổi trở lên, có sức khỏe, nhiệt tình và có tinh thần trách nhiệm trong công tác; có phẩm chất chính trị và phẩm chất đạo đức tốt, được nhân dân tín nhiệm; bản thân và gia đình gương mẫu thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương; có kiến thức văn hóa, năng lực, kinh nghiệm và phương pháp vận động, tổ chức nhân dân thực hiện tốt các công việc tự quản của cộng đồng dân cư và công việc cấp trên giao.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì trường hợp bạn tạm trú hơn 5 năm tại địa phương đồng thời bạn phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện còn lại nêu trên thì bạn có thể ứng cử để làm Tổ trưởng tổ dân phố theo quy định của pháp luật.

Tổ trưởng tổ dân phố có nhiệm kỳ bao lâu?

Nhiệm kỳ của Tổ trưởng tổ dân phố có nhiệm kỳ là 2,5 năm (hai năm rưỡi) hoặc 05 năm (năm năm) do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định thống nhất và phù hợp với điều kiện cụ thể ở địa phương theo quy định của pháp luật.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.