Nghị định 126/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 119/2017/NĐ-CP về xử phạt hành chính lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Theo đó, mức phạt hành vi thay đổi thành phần trong hàng hóa làm ảnh hưởng chất lượng được quy định như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về “Mức phạt với hành vi thêm chất phụ gia làm giảm chất lượng hàng hóa” qua bài viết sau đây.
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Phụ gia thực phẩm là gì?
Theo khoản 13 Điều 2 Luật An toàn thực phẩm 2010:
Phụ gia thực phẩm là chất được chủ định đưa vào thực phẩm trong quá trình sản xuất, có hoặc không có giá trị dinh dưỡng, nhằm giữ hoặc cải thiện đặc tính của thực phẩm.
Khái niệm trên cho thấy, phụ gia thực phẩm không phải là thực phẩm và nó được cố ý đưa vào thực phẩm nhằm một số mục đích nhất định, nó được lưu lại trong thực phẩm ở dạng nguyên thể hoặc dẫn xuất nhưng vẫn đảm bảo an toàn cho người dùng. Tuy không phải là thực phẩm, có ít hoặc không có giá trị dinh dưỡng, nhưng phụ gia thực phẩm ngày càng được sử dụng rộng rãi và giữ vai trò quan trọng trong việc chế biến và bảo quản thực phẩm bởi nó có thể giúp bảo quản thực phẩm được lâu hơn, cải thiện hương vị và bề ngoài của thực phẩm.
Các chất phụ gia thực phẩm nếu sử dụng đúng loại, đúng liều lượng thì sẽ có một số tác dụng tích cực như: tạo được nhiều sản phẩm phù hợp với sở thích và khẩu vị của người tiêu dùng; giữ được chất lượng toàn vẹn của thực phẩm cho tới khi sử dụng; tạo sự dễ dàng trong sản xuất, chế biến thực phẩm và làm tăng giá trị thương phẩm hấp dẫn trên thị trường và kéo dài thời gian sử dụng của thực phẩm.
Tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng liều lượng, chủng loại đặc biệt là sử dụng các chất phụ gia bị cấm hoặc kết hợp nhiều phụ gia trong quá trình chế biến có thể làm phát sinh những chất độc hại do phản ứng hóa học hay do tác động vật lý, thì không chỉ gây nguy cơ ảnh hưởng tới chất lượng thực phẩm như phá hủy các chất dinh dưỡng, vitamin… mà còn gây nhiều tác hại khôn lường cho sức khỏe con người như: gây ngộ độc cấp tính (nếu dùng quá liều cho phép); gây ngộ độc mạn tính (khi dùng liều lượng nhỏ, thường xuyên, liên tục, một số chất phụ gia thực phẩm tích lũy trong cơ thể, gây tổn thương lâu dài); nguy cơ gây hình thành khối u, ung thư, đột biến gen, quái thai, nhất là khi sử dụng các chất phụ gia tổng hợp…
Mức phạt đối với hành vi thêm chất phụ gia làm giảm chất lượng hàng hóa
Phạt tiền từ 02 lần đến 03 lần giá trị sản phẩm, hàng hóa đã tiêu thụ đối với một trong các hành vi sau đây:
- Thay thế, đánh tráo, thêm, bớt thành phần hoặc chất phụ gia, pha trộn tạp chất làm giảm chất lượng sản phẩm, hàng hóa so với tiêu chuẩn công bố áp dụng;
- Bán hàng hóa có chất lượng không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng hoặc không phù hợp với quy định của cơ quan có thẩm quyền;
- Bán hàng hóa khi hàng hóa chưa được thực hiện các biện pháp quản lý theo quy định tại các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng hoặc chưa được thực hiện chứng nhận hợp quy hoặc giám định phù hợp quy chuẩn kỹ thuật trong thời hạn quy định đối với hàng hóa nhóm 2.
Phạt tiền từ 03 lần đến 05 lần giá trị hàng hóa vi phạm đã tiêu thụ đối hành vi thay thế, đánh tráo, thêm, bớt thành phần hoặc chất phụ gia, pha trộn tạp chất có chất gây mất an toàn cho người, động vật, tài sản, môi trường làm chất lượng sản phẩm, hàng hóa không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng hoặc quy định của cơ quan có thẩm quyền.
(Theo quy định trước đây, chỉ áp dụng phạt tiền từ 02 lần đến 03 lần giá trị sản phẩm, hàng hóa đối với hành vi thay thế, đánh tráo, thêm, bớt thành phần hoặc chất phụ gia, pha trộn tạp chất làm giảm chất lượng sản phẩm, hàng hóa so với tiêu chuẩn công bố áp dụng. Đồng thời, hành vi bán hàng hóa có chất lượng không phù hợp sẽ bị phạt từ 03 lần đến 05 lần giá trị hàng hóa.
Mời bạn xem thêm
- Điều kiện đăng ký mã số mã vạch cho sản phẩm, hàng hóa
- Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ bị xử phạt như thế nào?
- Thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa hiện nay
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Mức phạt với hành vi thêm chất phụ gia làm giảm chất lượng hàng hóa“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giấy phép bay flycam, xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, hợp pháp hóa lãnh sự, đăng ký mã số thuế cá nhân,…. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102.
Hoặc qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Phụ gia thực phẩm là chất được chủ định đưa vào thực phẩm trong quá trình sản xuất, có hoặc không có giá trị dinh dưỡng, nhằm giữ hoặc cải thiện đặc tính của thực phẩm.
Phạt tiền từ 03 lần đến 05 lần giá trị hàng hóa vi phạm đã tiêu thụ đối hành vi thay thế, đánh tráo, thêm, bớt thành phần hoặc chất phụ gia, pha trộn tạp chất có chất gây mất an toàn cho người, động vật, tài sản, môi trường làm chất lượng sản phẩm, hàng hóa không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng hoặc quy định của cơ quan có thẩm quyền.