Chế độ ốm đau, tai nạn lao động là những chế độ đem lại nhiều lợi ích cho người tham gia bảo hiểm xã hội khi không may xảy ra sự cố. Tuy nhiên, không ít người đang nhầm lẫn giữa hai chế độ này. Vậy điều kiện và mức hưởng chế độ ốm đau và chế độ tai nạn lao động như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé!
Căn cứ pháp lý
- Luật Bảo hiểm xã hội 2014
- Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015
- Thông tư 26/2017/TT-BLĐTBXH
Nội dung tư vấn
Điều kiện hưởng chế độ ốm đau và chế độ tai nạn lao động
Điều kiện hưởng chế độ ốm đau
Không phải ai gặp rủi ro về sức khỏe cũng được hưởng chế độ mà chỉ những người đáp ứng đủ điều kiện nhất định tại Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 mới được hưởng. Theo đó, người lao động:
- Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền, ngoại trừ trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự huỷ hoại sức khoẻ, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy;
- Phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền.
Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động
Điều 45 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định chi tiết 02 điều kiện để người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động:
Thứ nhất, bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp:
- Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh.
- Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được ủy quyền.
- Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.
Thứ hai, suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên.
Lưu ý: Không giải quyết chế độ tai nạn lao động với các trường hợp theo khoản 6 Điều 11 Thông tư 26/2017/TT-BLĐTBXH:
- Do mâu thuẫn của chính nạn nhân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.
- Do người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân.
- Do say rượu, bia, sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy hoặc chất gây nghiện khác trái pháp luật.
Mức hưởng chế độ ốm đau và chế độ tai nạn lao động
Mức hưởng chế độ ốm đau
Theo Điều 28 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, nhằm bảo đảm thu nhập cho người lao động và hỗ trợ một phần chi phí điều trị, người lao động ốm đau được hưởng chế độ với mức hưởng:
Mức hưởng hàng tháng | = | 75% | x | Mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ |
Đối với người ốm đau dài ngày đã nghỉ hết 180 ngày mà vẫn tiếp tục điều trị thì mức hưởng sẽ thấp hơn:
- Bằng 65% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ nếu đã đóng bảo BHXH từ đủ 30 năm trở lên;
- Bằng 55% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ nếu đã đóng BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm;
- Bằng 50% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ nếu đã đóng BHXH dưới 15 năm.
Riêng sĩ quan, quân nhân quân đội, sĩ quan, hạ sĩ quan công an, người làm công tác cơ yếu được hưởng bằng 100% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ.
Khi đó, theo Điều 100 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định, để hưởng chế độ, người lao động phải chuẩn bị hồ sơ hưởng chế độ ốm đau gồm các giấy tờ sau:
- Giấy ra viện đối với người lao động hoặc con của người lao động nếu điều trị nội trú;
- Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH nếu điều trị ngoại trú;
- Giấy khám, chữa bệnh dịch bằng tiếng Việt nếu khám, chữa bệnh ở nước ngoài.
Mức hưởng chế độ tai nạn lao động
Theo Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015, khi bị tai nạn lao động, cả người sử dụng lao động và quỹ bảo hiểm tai nạn lao động đều phải có trách nhiệm hỗ trợ người lao động. Cụ thể mức hưởng chế độ tai nạn lao động mới nhất như sau:
Mức hưởng từ người sử dụng lao động
Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 nêu rõ, đối với người lao động bị tai nạn lao động, người sử dụng lao động có những trách nhiệm sau:
Thứ nhất, thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định:
- Phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế (BHYT) chi trả đối với người lao động tham gia BHYT;
- Phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động với những trường hợp kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5%;
- Toàn bộ chi phí y tế với người lao động không tham gia BHYT.
Thứ hai, trả đủ tiền lương cho người lao động phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động.
Thứ ba, bồi thường cho người bị tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của họ gây ra:
- Ít nhất 1,5 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 5 – 10%; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11 – 80%;
- Ít nhất 30 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động.
Thứ tư, trợ cấp cho người bị tai nạn lao động mà do lỗi của chính họ gây ra một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức nêu trên với mức suy giảm khả năng lao động tương ứng.
Thứ năm, sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe sau khi điều trị, phục hồi chức năng nếu còn tiếp tục làm việc.
Mức hưởng từ quỹ bảo hiểm tai nạn lao động
Theo Thông tư 26/2017/TT-BLĐTBXH, căn cứ tình trạng, mức độ thương tật và mức suy giảm khả năng lao động mà người lao động được nhận các khoản trợ cấp khác nhau:
- Trợ cấp 1 lần
- Trợ cấp hàng tháng
- Trợ cấp tiền mua phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình
- Trợ cấp phục vụ
- Trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau điều trị
- Trợ cấp 1 lần khi chết
Mời bạn xem thêm
- 3 bước để hưởng chế độ ốm đau với F0 điều trị tại nhà
- Bị tai nạn lao động được bồi thường bao nhiêu tiền?
- Đang điều trị tai nạn lao động có được trả lương không?
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Mức hưởng chế độ ốm đau và chế độ tai nạn lao động như thế nào?“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giấy phép bay flycam, xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, hợp pháp hóa lãnh sự, đăng ký mã số thuế cá nhân,…. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102.
Hoặc qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Nhằm bảo đảm thu nhập cho người lao động và hỗ trợ một phần chi phí điều trị, người lao động ốm đau được hưởng chế độ với mức hưởng:
Mức hưởng hàng tháng = 75% x Mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ
Đối với người ốm đau dài ngày đã nghỉ hết 180 ngày mà vẫn tiếp tục điều trị thì mức hưởng sẽ thấp hơn:
– Bằng 65% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ nếu đã đóng bảo BHXH từ đủ 30 năm trở lên;
– Bằng 55% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ nếu đã đóng BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm;
– Bằng 50% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ nếu đã đóng BHXH dưới 15 năm.
Căn cứ tình trạng, mức độ thương tật và mức suy giảm khả năng lao động mà người lao động được nhận các khoản trợ cấp khác nhau:
– Trợ cấp 1 lần
– Trợ cấp hàng tháng
– Trợ cấp tiền mua phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình
– Trợ cấp phục vụ
– Trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau điều trị
– Trợ cấp 1 lần khi chết