Các trường hợp doanh nghiệp không được xử lý kỉ luật người lao động

27/01/2022
Các trường hợp doanh nghiệp không được xử lý kỉ luật người lao động
402
Views

Bộ luật Lao động 2019 đã quy định rất cụ thể, chi tiết về các hình thức xử lý kỉ luật người lao động cũng như điều kiện, quy trình, thủ tục xử lý kỉ luật người lao động. Tuy nhiên cũng có các trường hợp doanh nghiệp không được xử lý kỉ luật người lao động. Đó là những trường hợp nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé!

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Kỉ luật lao động là gì?

Điều 117 Bộ luật Lao động 2019 quy định:

Kỉ luật lao động là những quy định về việc tuân theo thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất, kinh doanh do người sử dụng lao động ban hành trong nội quy lao động và do pháp luật quy định.

Bên cạnh đó, Điều 124 Bộ luật Lao động 2019 quy định các hình thức xử lý kỉ luật lao động bao gồm:

  • Khiển trách.
  • Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng.
  • Cách chức.
  • Sa thải.

Các trường hợp doanh nghiệp không được xử lý kỉ luật người lao động

Căn cứ Điều 122 và Điều 208 Bộ Luật Lao động năm 2019 và hướng dẫn tại Điều 70 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, người lao động sẽ không bị xử lý kỷ luật lao động nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Người lao động đang trong thời gian nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc có sự đồng ý của người sử dụng lao động.
  • Người lao động đang bị tạm giữ, tạm giam.
  • Người lao động đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm: trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý tại nơi làm việc; tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;…
  • Người lao động nữ đang trong thời gian mang thai; người lao động nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
  • Người lao động vi phạm kỷ luật lao động trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi.
  • Đã hết thời hiệu xử lý kỷ luật lao động.
  • Người lao động, người lãnh đạo đình công.

Với 04 trường hợp đầu, người lao động sẽ được tạm thời không bị xử lý kỷ luật trong thời gian có các lý do nói trên. Nhưng nếu hết các khoảng thời gian đó mà vẫn còn thời hiệu xử lý kỷ luật lao động hoặc hết thời hiệu thì người sử dụng lao động còn được kéo dài thời hiệu và tiến hành xử lý kỷ luật lao động theo luật định.

Trong khi đó, ba trường hợp còn lại được tính là không xử lý kỷ luật người lao động chứ không phải tạm thời không xử lý. Do đó, người lao động thuộc trường hợp này chắc chắn sẽ không bị xử lý kỷ luật lao động

Vi phạm quy định về xử lí kỉ luật người lao động sẽ bị xử lý như thế nào?

Vi phạm quy định về kỷ luật lao động sẽ bị xử lý theo quy định tại Điều 18 Nghị định 28/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:

Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng

Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không thông báo công khai hoặc không niêm yết những nội dung chính của nội quy lao động ở những nơi cần thiết tại nơi làm việc.

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

  • Không có nội quy lao động bằng văn bản khi sử dụng từ 10 lao động trở lên;
  • Không đăng ký nội quy lao động với cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh;
  • Sử dụng nội quy lao động chưa có hiệu lực hoặc đã hết hiệu lực;
  • Xử lý kỷ luật lao động, bồi thường thiệt hại không đúng trình tự, thủ tục, thời hiệu theo quy định của pháp luật;
  • Tạm đình chỉ công việc đối với người lao động không đúng quy định của pháp luật.

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi sau đây:

  • Xâm phạm thân thể, nhân phẩm của người lao động khi xử lý kỷ luật lao động mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
  • Dùng hình thức phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động;
  • Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động;
  • Áp dụng nhiều hình thức kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ Luật sư X

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Các trường hợp doanh nghiệp không được xử lý kỉ luật người lao động“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công tygiấy phép bay flycamxác nhận độc thânđăng ký nhãn hiệuhợp pháp hóa lãnh sựđăng ký mã số thuế cá nhân,…. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102.

Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Kỉ luật lao động được hiểu là gì?

Kỉ luật lao động là những quy định về việc tuân theo thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất, kinh doanh do người sử dụng lao động ban hành trong nội quy lao động và do pháp luật quy định.

Không được kỉ luật người lao động khi nào?

– Người lao động đang trong thời gian nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc có sự đồng ý của người sử dụng lao động.
– Người lao động đang bị tạm giữ, tạm giam.
– Người lao động đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm: trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý tại nơi làm việc; tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;…
– Người lao động nữ đang trong thời gian mang thai; người lao động nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
– Người lao động vi phạm kỷ luật lao động trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi.
– Đã hết thời hiệu xử lý kỷ luật lao động.
– Người lao động, người lãnh đạo đình công.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Lao động

Comments are closed.