Mức hình phạt đối với tội phá rối an ninh theo quy định của BLHS

20/11/2021
Mức hình phạt đối với tội phá rối an ninh
773
Views

Trong thời gian gần đây; tội phạm phá rối an ninh cho thấy những thủ đoạn ngày càng tinh vi trong cách thực hiện hành vi phạm tội; với những nguy cơ đó; công tác điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự đối với các tội phạm an ninh quốc gia gặp nhiều khó khăn. Bài viết dưới đây; Luật sư 247 sẽ làm rõ về cấu thành và mức hình phạt đối với tội phá rối an ninh theo BLHS 2015.

Căn cứ pháp lý:

Tội phá rối an ninh là gì?

Tội phá rối an ninh được quy định cụ thể tại Điều 118 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi 2017 với nội dung như sau:

1. Người nào nhằm chống chính quyền nhân dân mà kích động, lôi kéo, tụ tập nhiều người phá rối an ninh, chống người thi hành công vụ, cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 112 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 15 năm.

2. Người đồng phạm khác, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.2. Bảo vệ an ninh quốc gia là phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại các hoạt động xâm phạm

Theo Luật an ninh quốc gia 2004; khái niệm an ninh quốc gia được hiểu là: “An ninh quốc gia là sự ổn định; phát triển bền vững của chế độ xã hội chủ nghĩa; và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; sự bất khả xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.”

Hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia là những hành vi xâm phạm chế độ chính trị; chế độ kinh tế; nền văn hóa, an ninh, quốc phòng; đối ngoại; độc lập, chủ quyền; thống nhất; toàn vẹn lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Từ những khái niệm trên; có thể hiểu tội phá rối an ninh quốc gia là tội phạm gây nguy hiểm cho xã hội; do người có năng lực trách nhiệm hình sự; và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp xâm phạm đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, hoạt động bình thường của các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội nhằm chống chính quyền nhân dân .

Cấu thành tội phá rối an ninh

Khách thể tội phá rối an ninh

Tội phá rối an ninh là những hành vi kích động, lôi kéo, tụ tập nhiều người phá rối an ninh, chống người thi hành công vụ, cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức; vì vậy khách thể của tội phạm này là an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, hoạt động bình thường của cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội

Mặt khách quan tội phá rối an ninh

Tội phá rối an ninh được thể hiện ở một trong các hành vi sau đây:

Hành vi kích động, lôi kéo, tụ tập nhiều người phá rối an ninh, chống người thi hành công vụ, cản trở hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc tổ chức chính trị – xã hội

Kích động, lôi kéo là những thủ đoạn tụ tập người khác tham gia gây rối an ninh, trật tự xã hội.

Người thi hành công vụ ở đây thường là người có chức vụ, quyền hạn giải quyết công việc với nhân dân.

Chống người thi hành công vụ là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực; hoặc dùng thủ đọđn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ; hoặc ép họ thực hiện hành vi trái pháp luật.

Cản trở hoạt động của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị nhà nước hoặc tổ chức xã hội là hành vi gây khó khăn cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình.

Tội phá rối an ninh thường được thực hiện dưới hình thức đồng phạm,\; công khai đối mặt với chính quyền; song tội phá rối an ninh không mang tính chất bạo lực như tội bạo loạn, phá rối an ninh là hành động hò la, cản trở giao thông và hoạt động xã hội, gây tình trạng lộn xộn, gây rối trật tự chung.

Đây là tội phạm có cấu thành hình thức. Tội phạm hoàn thành khi người phạm tội thực hiện một trong các hành vi thuộc mặt khách quan của cấu thành tội phạm.

Mặt chủ quan tội phá tối an ninh

– Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp.

– Mục đích cả người phạm tội phá rối an ninh là chống chính quyền nhân dân.

Mục đích chống chính quyền nhân dân là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này; nên trường hợp người thực hiện một trong các hành vi thuộc mặt khách quan của cấu thành tội phạm; nhưng không có mục đích chống chính quyền nhân dân; thì tùy từng trường hợp mà có thể bị truy cứu TNHS về tội phạm khác; như tội gây rối trật tự công cộng theo Điều 318 BLHS năm 2015; hoặc tội chống người thi hành công vụ theo Điều 330 BLHS năm 2015.

Khi so sánh tội phạm này với một số tội phạm khác gần giống; cần chú ý phân biệt:

Xem xét hành vi phạm tội của người do bất mãn, hống hách; hay muốn chọc tức lãnh đạo; hoặc những người xung quanh; mà gây rối trật tự công cộng nhưng không có mục đích nhằm chống chính quyền nhân dân; thì sẽ không cấu thành tội này mà sẽ được xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gây rối trật tự công cộng hay tội chống người thi hành công vụ.

Hành vi phá rối an ninh ở đây khác với hành vi gây bạo loạn (Điều 112 BLHS):

Tuy có nhiều người tham gia nhưng không có việc dùng sức mạnh có tính chất vũ trang; hoặc bạo loạn có tổ chức, công khai tấn công trụ sở chính quyền; lực lượng vụ trang nhân dân; làm suy yếu chính quyền nhân dân mà chỉ gây mất an ninh trật tự địa phương; gây khó khăn cho người thi hành công vụ; cản trở hoạt động của cơ quan Nhà nước hoặc tổ chức xã hội.

Chủ thể tội phá rối an ninh

Chủ thể vi phạm pháp luật phải gánh chịu hậu quả bất lợi do Nhà nước áp dụng các biện pháp cưỡng chế quy định trong chế tài pháp luật hình sự.

Trách nhiệm hình sự khác với các hình thức trách nhiệm pháp lý khác nhau ở chỗ; theo pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành bao giờ cũng là trách nhiệm cá nhân; không thể là trách nhiệm pháp nhân như trách nhiệm hành chính, trách nhiệm dân sự, trách nhiệm kỷ luật.

Chủ thể của tội phạm này có thể là bất kỳ người nào từ đủ 16 tuổi trở lên; có năng lực TNHS và đã thực hiện hành vi phạm tội.

Quy định về hình phạt đối với tội phá rối an ninh

Hình phạt chính đối với tội phá hoại an ninh

Điều 118 BLHS quy định 3 khung hình phạt chính căn cứ vào vai trò của người phạm tội; và giai đoạn thực hiện tội phạm:

– Quy định hình phạt tù từ 05 năm đến 15 năm áp dụng đối với người phạm tội là người có hành vi kích động, lôi kéo, tụ tập người khác tham gia thực hiện tội phạm.

– Quy định hình phạt tù từ 02 năm đến 07 năm áp dụng đối với người phạm tội là những người đồng phạm khác.

– Quy định hình phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm áp dụng đối với người chuẩn bị phạm tội này.

Hình phạt bổ sung đối với tội phá hoại an ninh

Hình phạt bổ sung là hình phạt được áp dụng kèm theo hình phạt chính; nếu người bị kết án không bị áp dụng hình phạt chính; thì tòa án không được áp dụng hình phạt bổ sung đối với họ.

Mỗi tội phạm, người phạm tội chỉ bị áp dụng một hình phạt chính; nhưng lại có thể bị áp dụng nhiều loại hình phạt bổ sung

Người phạm tội có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung quy định tại Điều 122 BLHS năm 2015 cụ thể như:

Cấm cư trú (Quy định tại Điều 42 BLHS 2015 sửa đổi 2017)

– Cấm cư trú là buộc người bị kết án phạt tù không được tạm trú hoặc thường trú ở một số địa phương nhất định.

– Thời hạn cấm cư trú là từ 01 năm đến 05 năm; kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù.

Tước một số quyền công dân (Quy định tại Điều 44 BLHS 2015 sửa đổi 2017)

Công dân Việt Nam bị kết án phạt tù về tội phá rối an ninh có thể bị tước một hoặc một số quyền công dân sau đây:

– Quyền ứng cử đại biểu cơ quan quyền lực Nhà nước;

– Quyền làm việc trong các cơ quan nhà nước và quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.

Thời hạn tước một số quyền công dân là từ 01 năm đến 05 năm; kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù; hoặc kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật trong trường hợp người bị kết án được hưởng án treo.

Tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản (Quy định tại Điều 45 BLHS 2015 sửa đổi 2017)

Tịch thu tài sản là tước một phần; hoặc toàn bộ tài sản thuộc sở hữu của người bị kết án để nộp vào ngân sách nhà nước.

Tịch thu tài sản chỉ được áp dụng đối với người bị kết án về tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm an ninh quốc gia, tội phạm về ma tuý, tham nhũng hoặc tội phạm khác do Bộ luật này quy định.

Khi tịch thu toàn bộ tài sản vẫn để cho người bị kết án và gia đình họ có điều kiện sinh sống.

Câu hỏi thường gặp

Tội phá rối an ninh quốc gia là gì?

Tội phá rối an ninh quốc gia là tội phạm gây nguy hiểm cho xã hội; do người có năng lực trách nhiệm hình sự; và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp xâm phạm đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, hoạt động bình thường của các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội nhằm chống chính quyền nhân dân .

Hình phạt đối với tội phá rối an ninh quốc gia?

– Quy định hình phạt tù từ 05 năm đến 15 năm áp dụng đối với người phạm tội là người có hành vi kích động, lôi kéo, tụ tập người khác tham gia thực hiện tội phạm.
– Quy định hình phạt tù từ 02 năm đến 07 năm áp dụng đối với người phạm tội là những người đồng phạm khác.
– Quy định hình phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm áp dụng đối với người chuẩn bị phạm tội này.

Chủ thể của tội phá rối an ninh?

Chủ thể vi phạm pháp luật phải gánh chịu hậu quả bất lợi do Nhà nước áp dụng các biện pháp cưỡng chế quy định trong chế tài pháp luật hình sự.
Trách nhiệm hình sự khác với các hình thức trách nhiệm pháp lý khác nhau ở chỗ; theo pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành bao giờ cũng là trách nhiệm cá nhân; không thể là trách nhiệm pháp nhân như trách nhiệm hành chính, trách nhiệm dân sự, trách nhiệm kỷ luật.
Chủ thể của tội phạm này có thể là bất kỳ người nào từ đủ 16 tuổi trở lên; có năng lực TNHS và đã thực hiện hành vi phạm tội.

Thông tin liên hệ Luật Sư

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư về vấn đề:

Mức hình phạt đối với tội phá rối an ninh theo quy định của BLHS

Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan.

Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X; để được hỗ trợ; giải đáp. Gọi ngay cho chúng tôi qua:

Hotline: 0833102102

Xem thêm: Nạn nhân rút đơn gửi công an thì thủ phạm có bị bắt không?

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Trả lời