Mua bán bằng ngoại tệ có phải xuất hóa đơn không?

31/10/2023
Mua bán bằng ngoại tệ có phải xuất hóa đơn không
474
Views

Hiện nay với sự ra đời của các chính sách mở cửa của nước ta thì việc giao lưu văn hóa, hợp tác phát triển giữa nước ta và các khu vực trên thế giới ngày càng được mở rộng. Tỷ lệ mua bán hay xuất nhập khẩu các loại hàng hóa sản phẩm ngày càng tăng, do đó thì đồng ngoại tệ xuất hiện ngày càng phổ biến trên thị trường nước ta. Vậy thì pháp luật nước ta quy định về ngoại tệ ra sao và “Mua bán bằng ngoại tệ có phải xuất hóa đơn không”?. Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu về vấn đề này ngay nhé.

Ngoại tệ là gì?

Ta có thể hiểu ngoại tệ là đơn vị tiền tệ của các nước hay các khu vực khác trên thế giới được công nhận và được chấp nhận để sử dụng vào việc thanh toán trong thị trường quốc tế hoặc tại các khu vực. Pháp luật nước ta cũng đã đưa ra các quy định riêng để quản lý nhóm đối tượng là ngoại tệ này. Hãy cùng tìm hiểu nhé.

Theo điểm a khoản 1 Pháp lệnh Ngoại hối 2005, khoản 1 Điều 2 Thông tư 07/2012/TT-NHNN, ngoại tệ là đồng tiền của quốc gia, vùng lãnh thổ khác hoặc đồng tiền chung châu Âu và đồng tiền chung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực.

Và theo quy định tại Khoản 2 Điều 6 Luật ngân hàng nhà nước Việt Nam năm 2010 thì ngoại tệ là một loại của ngoại hối, cụ thể ngoại hối bao gồm các loại như sau: 

– Ngoại tệ (được định nghĩa theo khái niệm như trên); 

– Các phương tiện thanh toán bằng ngoại tệ, gồm séc, thẻ thanh toán, hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ và các phương tiện thanh toán khác; 

– Các loại giấy tờ có giá bằng ngoại tệ, bao gồm: Trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu và các loại giấy tờ khác; 

– Vàng thuộc Dự trữ ngoại hối của Nhà nước, trên tài khoản ở nước ngoài của người cư trú; vàng dưới các dạng khối, thỏi, hạt, miếng trong trường hợp được mang vào hoặc mang ra khỏi lãnh thổ Việt Nam; 

– Đồng tiền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp chuyển vào và chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc được sử dụng trong thanh toán quốc tế. 

Điểm b, c khoản 1 Pháp lệnh Ngoại hối 2005 quy định:

– Phương tiện thanh toán bằng ngoại tệ, gồm séc, thẻ thanh toán, hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ và các phương tiện thanh toán khác;

– Các loại giấy tờ có giá bằng ngoại tệ, gồm trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu và các loại giấy tờ có giá khác.

Giao dịch ngoại tệ (còn gọi là giao dịch hối đoái) bao gồm: giao dịch mua, bán ngoại tệ giao ngay; giao dịch mua, bán ngoại tệ kỳ hạn; giao dịch hoán đổi ngoại tệ và giao dịch quyền chọn mua, bán ngoại tệ. Trong đó, giao dịch mua, bán ngoại tệ giao ngay là giao dịch hai bên thực hiện mua, bán với nhau một lượng ngoại tệ với Đồng Việt Nam hoặc với một ngoại tệ khác theo tỷ giá giao ngay xác định tại ngày giao dịch. (khoản 5, 6 Điều 2 Thông tư 15/2015/TT-NHNN)

Giao dịch mua, bán ngoại tệ giao ngay là một hoạt động ngoại hối cơ bản của các ngân hàng và công ty tài chính được cấp phép hoạt động ngoại hối. Các đối tượng khác được mua ngoại tệ theo các quy định sau đây:

Thứ nhất, người cư trú được mua ngoại tệ tại tổ chức tín dụng để thanh toán nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ;

Thứ hai, người cư trú, người không cư trú được mua ngoại tệ để chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài phục vụ các nhu cầu hợp pháp;

Thứ ba, công dân Việt Nam được mua ngoại tệ tiền mặt tại tổ chức tín dụng để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu của bản thân và trẻ em chung hộ chiếu với cha hoặc mẹ, bao gồm tiền ăn, tiêu vặt, đi lại  nước ngoài liên quan đến các mục đích học tập, chữa bệnh, công tác, du lịch, thăm viếng ở nước ngoài.

Công dân Việt Nam chỉ được mua ngoại tệ tiền mặt tại tổ chức tín dụng được phép bán ngoại tệ (không được mua tại đại lý đổi ngoại tệ). Tổ chức tín dụng có nghĩa vụ bán 100 USD/người/ ngày (hoặc các loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương) trong thời hạn lưu trú ở nước ngoài là 10 ngày, trên cơ sở hồ sơ, chứng từ xuất trình. Trường hợp tự cân đối nguồn ngoại tệ tiền mặt, thì tổ chức tín dụng có thể bán vượt mức quy định này;

Thứ tư, cá nhân mang hộ chiếu do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp được mua ngoại tệ của đại lý đổi ngoại tệ đặt tại khu cách ly ở cửa khẩu quốc tế.

Thứ năm, nhà đầu tư nước ngoài được mua ngoại tệ tại tổ chức tín dụng để chuyển ra nước ngoài (Nghị định 70/2014/NĐ-CP)

Đối với việc bán ngoại tệ tiền mặt của cá nhân chỉ được thực hiện tại các địa điểm được phép mua ngoại tệ của tổ chức tín dụng và đại lý đổi ngoại tệ của tổ chức tín dụng.

Mua bán bằng ngoại tệ có phải xuất hóa đơn không

Mua bán bằng ngoại tệ có phải xuất hóa đơn không?

Theo quy định pháp luật hiện hành của nước ta thì khi các cá nhân tổ chức hay các doanh nghiệp muốn thực hiện việc lập hoá đơn hàng hóa hay dịch vụ tại Việt Nam thì sẽ cần phải ghi rõ đơn vị tiền tệ để thanh toán. Do đó thì việc ghi đơn vị tiền tệ trên hoá đơn cần phải xác định đúng những trường hợp xuất hoá đơn sẽ cần tuân thủ theo quy định về đơn vị tiền tệ khi thực hiện xuất hoá đơn đó. 

Xuất hóa đơn khi doanh nghiệp, cá nhân có danh thu và lợi nhuận xuất hiện, khi thực hiện các hình thức tham gia kinh doanh sản xuất, dịch vụ hành chính đất đai như làm quyền thừa kế đất đai không di chúc, đăng ký sở hữu trí tuệ,… tùy vào từng ngành sẽ xuất hóa đơn theo tỉ lệ khác nhau,

Căn cứ điểm e khoản 2 Điều 16 Thông tư 39/2014/TT-BTC quy định về đồng tiền ghi trên hóa đơn như sau:

“Điều 16. Lập hóa đơn

2. Cách lập một số tiêu thức cụ thể trên hóa đơn
e) Đồng tiền ghi trên hóa đơn
Đồng tiền ghi trên hóa đơn là đồng Việt Nam.
Trường hợp người bán được bán hàng thu ngoại tệ theo quy định của pháp luật, tổng số tiền thanh toán được ghi bằng nguyên tệ, phần chữ ghi bằng tiếng Việt.
Ví dụ: 10.000 USD – Mười nghìn đô la Mỹ.
Người bán đồng thời ghi trên hóa đơn tỷ giá ngoại tệ với đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm lập hóa đơn.
Trường hợp ngoại tệ thu về là loại không có tỷ giá với đồng Việt Nam thì ghi tỷ giá chéo với một loại ngoại tệ được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tỷ giá.
Hướng dẫn lập hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ trong một số trường hợp thực hiện theo Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này.”

Về mặt nguyên tắc đồng tiền ghi nhận trên hóa đơn phải là đồng Việt Nam. Do đó khi lập hóa đơn doanh nghiệp ghi tổng số tiền thanh toán bằng ngoại tệ, phần chữ ghi bằng tiếng việt và tỷ giá trên hóa đơn theo tỷ giá mua vào của ngân hàng thương mại nơi người nộp thuế mở tài khoản theo hướng dẫn.

Cần lưu ý: Thông tư này chỉ có thể áp dụng đến 30/06/2022, bắt đầu từ 01/07/2022 có thể căn cứ vào điểm c khoản 13 Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về nội dung của hóa đơn như sau:

“Điều 10. Nội dung của hóa đơn

13. Chữ viết, chữ số và đồng tiền thể hiện trên hóa đơn
c) Đồng tiền ghi trên hóa đơn là Đồng Việt Nam, ký hiệu quốc gia là “đ”.

– Trường hợp nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh bằng ngoại tệ theo quy định của pháp luật về ngoại hối thì đơn giá, thành tiền, tổng số tiền thuế giá trị gia tăng theo từng loại thuế suất, tổng cộng tiền thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền thanh toán được ghi bằng ngoại tệ, đơn vị tiền tệ ghi tên ngoại tệ. Người bán đồng thời thể hiện trên hóa đơn tỷ giá ngoại tệ với đồng Việt Nam theo tỷ giá theo quy định của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.

– Mã ký hiệu ngoại tệ theo tiêu chuẩn quốc tế (ví dụ: 13.800,25 USD – Mười ba nghìn tám trăm đô la Mỹ và hai mươi nhăm xu, ví dụ: 5.000,50 EUR- Năm nghìn ơ-rô và năm mươi xu).

– Trường hợp bán hàng hóa phát sinh bằng ngoại tệ theo quy định của pháp luật về ngoại hối và được nộp thuế bằng ngoại tệ thì tổng số tiền thanh toán thể hiện trên hóa đơn theo ngoại tệ, không phải quy đổi ra đồng Việt Nam.”

Như vậy: Doanh nghiệp chỉ được quyền xuất hóa đơn ngoại tệ khi có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ thuộc các trường hợp được pháp luật cho phép (cụ thể tại Điều 4 Thông tư số 32/2013/TT-NHNN), tuy nhiên thì khi ghi trên hóa đơn thì phải thể hiện tỷ giá ngoại tệ với đồng Việt Nam. Còn đối với trường hợp bán hàng hóa được sử dụng ngoại tệ và được nộp thuế bằng ngoại tệ thì sẽ không cần phải quy đổi.

Trường hợp doanh nghiệp được thực hiện giao dịch ngoại tệ trên lãnh thổ Việt Nam

Hiện nay thì tỷ lệ các doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động trên thị trường nước ta ngày càng tăng, theo đó thì việc mua bán hay cung cấp các hàng hóa sản phẩm hay dịch vụ cho nhóm đối tượng này cũng tăng. Một số trường hợp trong số đó sẽ thực hiện giao dịch bằng ngoại tệ. Vậy thì trường hợp nào doanh nghiệp được thực hiện giao dịch ngoại tệ trên lãnh thổ Việt Nam?, hãy cùng tìm hiểu nhé.

Theo khoản 12 Điều 4 Thông tư 32/2013/TT-NHNN có quy định về các trường hợp được thực hiện giao dịch ngoại tệ trên lãnh thổ Việt Nam như sau:

“Điều 4. Các trường hợp được sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam

12. Người cư trú là doanh nghiệp chế xuất thực hiện theo quy định sau:
a) Được ghi giá trong hợp đồng bằng ngoại tệ và thanh toán bằng ngoại tệ chuyển khoản khi mua hàng hóa từ thị trường nội địa để sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp hàng xuất khẩu hoặc để xuất khẩu, trừ hàng hóa thuộc diện cấm xuất khẩu. Doanh nghiệp trong nước được báo giá, định giá bằng ngoại tệ và nhận thanh toán bằng ngoại tệ chuyển khoản khi bán hàng hóa cho doanh nghiệp chế xuất;
b) Được báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng bằng ngoại tệ và thanh toán, nhận thanh toán bằng ngoại tệ chuyển khoản với doanh nghiệp chế xuất khác.”

Thông tin liên hệ:

Luật sư 247 sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề Mua bán bằng ngoại tệ có phải xuất hóa đơn không hoặc cung cấp các dịch vụ khác liên quan như là tư vấn pháp lý về quyền thừa kế đất đai không di chúc Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Thỏa thuận thanh toán hợp đồng mua bán bằng ngoại tệ có được phép hay không?

Căn cứ Điều 22 Pháp lệnh ngoại hối năm 2005 (sửa đổi bởi khoản 13 Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh ngoại hối năm 2013) quy định như sau:
“Điều 22. Quy định hạn chế sử dụng ngoại hối
Trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận và các hình thức tương tự khác của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối, trừ các trường hợp được phép theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.”
Và căn cứ Điều 3 Thông tư 32/2013/TT-NHNN quy định nguyên tắc hạn chế sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam như sau:
“Điều 3. Nguyên tắc hạn chế sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam
Trên lãnh thổ Việt Nam, trừ các trường hợp được sử dụng ngoại hối quy định tại Điều 4 Thông tư này, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận và các hình thức tương tự khác (bao gồm cả quy đổi hoặc điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ, giá trị của hợp đồng, thỏa thuận) của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối.”
Từ các quy định nêu trên thì hợp đồng mua bán hàng hóa có thỏa thuận thanh toán bằng ngoại tệ là không phù hợp với các quy định nêu trên.

Đơn vị tiền tệ được ghi trên hóa đơn như thế nào?

Điểm d.3, Khoản 1, Điều 3 Thông tư 68/2019/TT-BTC cũng có quy định về đơn vị tiền tệ được ghi trên hóa đơn như sau:
– Thành tiền chưa có thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền thuế giá trị gia tăng theo từng loại thuế suất, tổng cộng tiền thuế giá trị gia tăng, tổng tiền thanh toán đã có thuế giá trị gia tăng được thể hiện bằng đồng Việt Nam theo chữ số Ả-rập, trừ trường hợp bán hàng thu ngoại tệ không phải chuyển đổi ra đồng Việt Nam thì được phép thể hiện theo nguyên tệ.
– Tổng số tiền thanh toán trên hóa đơn được thể hiện bằng đồng Việt Nam theo chữ số Ả rập và bằng chữ tiếng Việt, trừ trường hợp bán hàng thu ngoại tệ không phải chuyển đổi ra đồng Việt Nam thì tổng số tiền thanh toán thể hiện bằng nguyên tệ và bằng chữ tiếng nước ngoài.

4/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.