Môi giới cho người khác nhập cảnh vào Việt Nam bị xử phạt ra sao?

16/11/2021
416
Views

Xin chào Luật sư. tôi là người dân sinh sống trên khu vực gần biên giới giữa Lào và Việt Nam. Cũng vì sinh sống và làm việc gần biên giới; nên tôi thường xuyên bắt gặp người dân làng tôi dẫn người bên Lào đi sang Việt Nam bằng những con đường tắt. Tôi biết chắc đó là nhập cảnh trái phép, vì nếu không họ sẽ phải đi qua cửa khẩu. Người làng tôi nói, mỗi lần môi giới như vậy sẽ được nhiều tiền; gấp mất lần tôi đi làm nương vất vả. Tôi đã nhiều lần từ chối vì sợ sẽ bị phạt tù. Tôi muốn hỏi Luật sư, hành vi môi giới cho người khác nhập cảnh vào Việt Nam sẽ bị xử phạt ra sao?

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Căn cứ pháp lý

Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017

Luật xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019

Nghị định số 167/2013/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

Vấn nạn môi giới cho người khác vượt biên, nhập cảnh trái phép ngày càng trở nên phổ biến. Dù Nhà nước ta đã có những chính sách, điều động nhiều cán bộ chiến sĩ về canh giữa nơi biên giới. Tuy nhiên, với bản chất là địa hình núi rừng hiểm trở, cán bộ chiến sĩ không thuận địa hình; mà hành vi môi giới đưa người khác nhập cảnh vào Việt Nam vẫn xảy ra rất nhiều. Vậy hành vi môi giới đưa người khác nhập cảnh vào Việt Nam một cách trái phép sẽ bị xử phạt ra sao? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu ngay sau đây:

Tội môi giới cho người khác nhập cảnh trái pháp vào Việt Nam theo quy định của pháp luật hiện hành?

Tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép là hành vi của một người vì vụ lợi mà tổ chức môi giới cho người khác ra khỏi biên giới Việt Nam hoặc vào hoặc ở lại lãnh thổ Việt Nam không có giấy phép theo quy định của pháp luật về xuất, nhập cảnh.

Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định như sau:

Điều 348. Tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép

1. Người nào vì vụ lợi mà tổ chức hoặc môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Đối với từ 05 người đến 10 người;

d) Có tính chất chuyên nghiệp;

đ) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

e) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Đối với 11 người trở lên;

b) Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên;

c) Làm chết người.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm”.

Các yếu tố cấu thành tội phạm?

Khách thể:

          Tội phạm này xâm phạm trực tiếp đến quản lý hành chính tỏng lĩnh vực xuất, nhập cảnh của Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Mặt khách quan:

          + Hành vi tổ chức, môi giới cho người khác xuất, nhập cảnh trên lãnh thổ Việt Nam mà không có các giấy tờ theo quy định của Nhà nước về xuất nhập cảnh, như không có hộ chiếu, visa hoặc có nhưng không thị thực. Trường hợp sử dụng giấy tờ giả để xuất, nhập cảnh sẽ cấu thành thêm tội độc lập là sử dụng giấy tờ giả.

          + Hành vi tổ chức, môi giới cho người khác ở lại Việt Nam trái phép là khi xuất cảnh, nhập cảnh hợp pháp nhưng không rời khỏi Việt Nam theo thời hạn của giấy phép.

Mặt chủ quan:

Người thực hiện hành vi môi giới cho người khác nhập cảnh trái phép vào Việt Nam với lỗi cố ý.

Chủ thể của tội phạm:

Tội phạm này có thể là công dân Việt Nam, người nước ngoài hoặc không quốc tịch có năng lực trách nhiệm hình sự theo luật định.

Điều 12 Bộ luật hình sự 2015 quy định về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự như sau:

“1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm; trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.

2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người, tội cố ý gây thương tích; hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, tội hiếp dâm, tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi; tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi; tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều sau đây:

a) Điều 143 (tội cưỡng dâm); Điều 150 (tội mua bán người); Điều 151 (tội mua bán người dưới 16 tuổi);

e) Điều 299 (tội khủng bố); Điều 303 (tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia); Điều 304 (tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự)“.

Như vậy, trong trường hợp này, người dân bạn nhìn thấy đã phạm vào tội môi giới cho người khác nhập cảnh trái phép vào Việt Nam.

Hình phạt đối với tội môi giới cho người khác nhập cảnh trái phép vào Việt Nam?

Điểm a Khoản 5 và điểm đ Khoản 6 Điều 17 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình quy định về vi phạm các quy định về xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú và đi lại như sau:

“5. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Giúp đỡ, chứa chấp, che giấu, tạo điều kiện cho người khác đi nước ngoài, ở lại nước ngoài, vào Việt Nam, ở lại Việt Nam hoặc qua lại biên giới quốc gia trái phép;

6. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

đ) Tổ chức, đưa dẫn hoặc môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh Việt Nam trái phép”.

Hình phạt theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 như sau:

Điều 348 Bộ Luật Hình sự 2015 quy định về tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép như sau:

“1. Người nào vì vụ lợi mà tổ chức hoặc môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Đối với từ 05 người đến 10 người;

d) Có tính chất chuyên nghiệp;

đ) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

e) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Đối với 11 người trở lên;

b) Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên;

c) Làm chết người.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm”.

Như vậy, trường hợp đưa người nước ngoài nhập cảnh trái phép vào Việt Nam có thể bị xử lý hành chính hoặc theo Bộ Luật Hình sự như quy định được trích dẫn ở trên.

Mời bạn xem thêm

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Môi giới cho người khác nhập cảnh vào Việt Nam bị xử phạt ra sao?”. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Giấy tờ xuất cảnh bao gồm những gì?

Giấy tờ xuất nhập cảnh bao gồm: Hộ chiếu ngoại giao; Hộ chiếu công vụ; Hộ chiếu phổ thông; Giấy thông hành.
Hộ chiếu có gắn chíp điện tử hoặc không gắn chíp điện tử cấp cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên. Hộ chiếu không gắn chíp điện tử được cấp cho công dân Việt Nam chưa đủ 14 tuổi hoặc cấp theo thủ tục rút gọn.
Thông tin trên giấy tờ xuất nhập cảnh bao gồm: ảnh chân dung; họ, chữ đệm và tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; quốc tịch; ký hiệu, số giấy tờ xuất nhập cảnh; ngày, tháng, năm cấp, cơ quan cấp; ngày, tháng, năm hết hạn; số định danh cá nhân hoặc số chứng minh nhân dân; chức vụ, chức danh đối với hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ phù hợp với yêu cầu đối ngoại.

Hành vi đưa người khác xuất cảnh trái phép có bị phạt tiền không?

Khoản 6, điều 17, Nghị định 167/2013/NĐ-CP:
Tổ chức, đưa dẫn hoặc môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh Việt Nam trái phép.
Như vậy hành vi tổ chức xuất cảnh trái phép sẽ bị xử phạt hành chính từ 30-40 triệu đồng.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Để lại một bình luận