Chửi bới người khác trên mạng xã hội bị xử phạt ra sao?

17/11/2021
Chửi bới người khác trên mạng xã hội bị xử phạt ra sao?
615
Views

Chửi bới, nhục mạ người khác đều là hành vi vi phạm pháp luật. Hiện nay mạng xã hội phát triển cùng với đó xuất hiện các trường hợp chửi bới, lăng nhục, làm nhục người khác trên mạng xã hội; nơi mà các thông tin được chia sẻ với tốc độ nhanh chóng đến tất cả mọi người gây hậu quả nghiêm trọng. Vậy hành vi chửi bới người khác trên mạng xã hội bị xử phạt ra sao?. Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu ngay sau đây.

Căn cứ pháp lý

Chửi bới người khác trên mạng xã hội bị xử phạt ra sao?

Xử phạt hành chính hành vi chửi bới người khác

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng; trong hành vi có thể bị xử phạt hành chính hoặc khởi tố hình sự

Nếu hành vi chửi bới người khác nhưng không có mức độ nghiêm trọng; thì có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP. Cụ thể:

“1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác”.

Theo đó lời nói thô bạo xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác chửi bới người khác; sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc bị phạt tiền từ 100 nghìn đồng đến 300 nghìn đồng.

Xử phạt hành chính hành vi chửi bới người khác trên mạng xã hội

Người có hành vi xúc phạm người khác trên mạng xã hội, lăng mạ, chửi bới người khác trên mạng xã hội sẽ bị xử phạt hành chính theo Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP:

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau:

a) Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;

Xúc phạm người khác trên mạng xã hội như Facebook, Instagram, Twitte….; bằng các cách đăng các thông tin sai sự thật, vu khống người khác; làm ảnh hưởng danh dự của họ; thì sẽ bị xử phạt hành chính từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng; tùy mức độ nghiêm trọng của hậu quả

Truy cứu trách nhiệm hình sự hành vi chửi bới người khác trên mạng xã hội

Nếu hành vi chửi bới người khác ở trên mạng xã hội hay ở ngoài; làm cho người đó cảm thấy nhục nhã; thì có thể bị khởi tố hình sự với tội làm nhục người khác; theo Điều 155 Bộ Luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Cụ thể:

“1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Phạm tội 02 lần trở lên;

b) Đối với 02 người trở lên;

e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

b) Làm nạn nhân tự sát.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm”.

Thế nào là làm nhục người khác?

Làm nhục người khác là hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của con người. Người phạm tội phải là người có hành vi (bằng lời nói hoặc hành động) xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác như lăng mạ, chửi rủa thậm tệ, cạo đầu, cắt tóc, lột quần áo. Ý thức chủ quan của người phạm tội là mong muốn cho người bị hại bị nhục với nhiều động cơ khác nhau. Nếu chỉ là những lời lẽ hành động có tính chất thiếu văn hóa thì không phải là tội phạm, mà tùy trường hợp có thể bị xử phạt hành chính.

Yếu tố cấu thành tội làm nhục người khác

Về khách thể: Tội phạm xâm phạm đến quyền được bảo vệ tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người.

Về chủ thể: Người từ đủ 16 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự

Về mặt chủ quan: Người phạm tội thực hiện với lỗi cố ý

Mặt khách quan: thể hiện qua hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác

Có thể dưới các hình thức sau:

  • Thể hiện qua lời nói như: Lăng mạ, sỉ nhục, chửi rủa thậm tệ, chửi bới một cách thô bỉ, tục tĩu nhằm vào nhân cách, danh dự với mục đích hạ thấp nhân cách, danh dự của bị hại đồng thời làm cho bị hạicảm thấy xấu hổ, nhục nhã trước những người khác.
  • Thể hiện qua hành động: Những hành vi bỉ ổi (có hoặc không kèm theo lời nói) hoặc những hành vi khác như cạo đầu, cắt tóc, lột quần áo giữa đám đông, đăng ảnh phản cảm lên mạng… nhằm bêu rếu, làm nhục bị hại. Để làm nhục người khác, người phạm tội có thể có những hành vi vũ lực; hoặc đe dọa dùng vũ lực như vật lộn, đấm đá… hoặc dùng phương tiện nguy hiểm khống chế, đe dọa, buộc bị hại phải làm theo ý mình. Tất cả hành vi, thủ đoạn này chỉ nhằm mục đích là làm nhục chứ không nhằm mục đích khác. Nếu hành vi làm nhục người khác; lại cấu thành một tội độc lập thì tùy trường hợp; người phạm tội sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự; về tội làm nhục và tội tương ứng với hành vi đã thực hiện.

Những hành vi trên thường diễn ra công khai, trực tiếp, trước nhiều người; hoặc trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Chỉ bị coi là tội làm nhục người khác khi hành vi đó xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự của nạn nhân

Nhân phẩm, danh dự bị xâm phạm nghiêm trọng là vấn đề rất phức tạp; khó đánh giá xác minh cụ thể . Bởi cùng bị xâm phạm như nhau nhưng tùy vào mỗi người lại có cảm nhận khác nhau, người thấy là bình thường nhưng có người lại thấy đó là hành xúc phạm, làm nhục mình. Tương tự về phía người phạm tội cũng vậy. Có thể người phạm tội nhận thức với hành vi như thế thì khiến người bị chửi sẽ nhục, rất nhục nhưng có thể là cảm thấy chửi như vậy không là làm nhục người khác.

Trong cuộc sống hàng ngày có rất nhiều hành vi có tính chất làm nhục người khác. Tuy nhiên, không phải hành vi nào cũng bị xử lý hình sự. Nếu chỉ là những lời lẽ hành động có tính chất thiếu văn hóa như chửi rủa nhau ở đám đông, đổ nước bẩn vào nhau hoặc trong quán nhậu cãi nhau rồi hắt bia, rượu vào nhau thì tùy trường hợp có thể bị xử phạt hành chính.

Mời bạn xem thêm bài viết

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Chửi bới người khác trên mạng xã hội bị xử phạt ra sao?“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Chửi bới cán bộ chốt kiểm dịch bị phạt bao nhiêu?

Căn cứ Điểm b Khoản 2 Điều 20 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định về hành vi cản trở, chống lại việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ hoặc đưa hối lộ người thi hành công vụ như sau:
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
– Có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ;

Chồng chửi bới vợ có là hành vi bạo lực gia đình không?

Hành vi bạo lực gia đình trong quy định tại Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007 thì hành vi bạo lực gia đình trong đó có hành vi: Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm (Điểm b Khoản 1 Điều 2 Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007)

Trong quân đội làm nhục cấp dưới xử lý kỷ luật ra sao?

Điều 17 Thông tư 16/2020/TT-BQP quy định về việc xử lý kỷ luật khi làm nhục hoặc dùng nhục hình đối với cấp dưới như sau:
– Người chỉ huy hoặc cấp trên dùng lời nói hoặc có hành động xúc phạm đến nhân phẩm, danh dự, thân thể của cấp dưới thì bị kỷ luật từ khiển trách, cảnh cáo đến hạ bậc lương, giáng cấp bậc quân hàm.
– Nếu vi phạm một trong các trường hợp sau thì bị kỷ luật từ giáng chức, cách chức, tước quân hàm sĩ quan đến tước danh hiệu quân nhân, buộc thôi việc:
+ Đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm;
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe nhưng chưa tới mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật hành chính

Trả lời