Miễn trách nhiệm hình sự dựa vào những căn cứ nào?

16/10/2021
691
Views

Căn cứ pháp lý

Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017

Nội dung tư vấn

Miễn trách nhiệm hình sự dựa vào những căn cứ nào?

Điều 29 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 có quy định cụ thể như sau: 

Điều 29. Căn cứ miễn trách nhiệm hình sự

1. Người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự khi có một trong những căn cứ sau đây:

a) Khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do có sự thay đổi chính sách; pháp luật làm cho hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa;

b) Khi có quyết định đại xá.

2. Người phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự khi có một trong các căn cứ sau đây:

a) Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử do chuyển biến của tình hình mà người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa;

b) Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử, người phạm tội mắc bệnh hiểm nghèo dẫn đến không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội nữa;

c) Trước khi hành vi phạm tội bị phát giác, người phạm tội tự thú; khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm; cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm và lập công lớn hoặc có cống hiến đặc biệt; được Nhà nước và xã hội thừa nhận.

3. Người thực hiện tội phạm nghiêm trọng do vô ý; hoặc tội phạm ít nghiêm trọng gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của người khác; đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả và được người bị hại; hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự; thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.

Như vậy, khi có một trong những căn cứ trên đây thì người phạm tội sẽ được miễn trách nhiệm hình sự.

Các trường hợp nào đương nhiên được miễn trách nhiệm hình sự?

Khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do có sự thay đổi chính sách; pháp luật làm cho hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa.

Có thể hiểu rằng, trước đây hành vi này là nguy hiểm cho xã hội; và chủ thể thực hiện hành vi phải chịu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên do sự chuyển biến của tình hình thực tế, nhận thức, đánh giá sự việc…mà đã dẫn đến sự thay đổi trong chính sách; pháp luật nên hành vi này nếu xem xét theo qui định mới thì không phải chịu trách nhiệm hình sự nữa.

Tuy nhiên, trường hợp này phải có:

Sự thay đổi phải được ghi nhận, thể hiện bằng văn bản có hiệu lực pháp luật; nghĩa là việc áp dụng phải có cơ sở xác đáng, ràng buộc các bên liên quan phải thi hành mà không có một ngoại lệ nào.

Việc miễn trách nhiệm hình sự không đồng nghĩa với việc chấm dứt các trách nhiệm pháp lý khác như trách nhiệm hành chính, dân sự, lao động.

Khi có quyết định đại xá

Trường hợp nào không đương nhiên được miễn trách nhiệm hình sự?

– Sự chuyển biến của tình hình mà người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa.

Sự chuyển biến có thể biểu hiện ở một lĩnh vực; khía cạnh nào đó của đời sống xã hội mà làm cho người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa.

Điều này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố; đó là các yếu tố của tình hình đời sống xã hội và hơn hết là sự tùy nghi áp dụng căn cứ trên cơ sở nhận thức; nhìn nhận chủ quan của các cá nhân; tổ chức trong quá trình điều tra, truy tố và xét xử tội phạm.

Người phạm tội mắc bệnh hiểm nghèo dẫn đến không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội nữa.

Đây là căn cứ hoàn toàn mới mà các nhà làm luật áp dụng xem xét việc miễn trách nhiệm hình sự cho người phạm tội. Cũng cần lưu ý một vài điều khi áp dụng như sau:

+ Người phạm tội phải mắc bệnh hiểm nghèo; căn cứ để xác đinh phải dựa vào danh mục các bệnh hiểm nghèo theo qui định của pháp luật.

+ Không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội;Điều này đồng nghĩa với việc không phải bất kỳ người phạm tội nào mắc bệnh hiểm nghèo đều được hưởng quyền miễn trừ trách nhiệm hình sự; mà còn phải xác định khả năng gây nguy hiểm cho xã hội của họ trên thực tế. 

Người phạm tội tự thú.

Tụ thú là hành vi phạm tội chưa bị phát hiện; nhưng người thực hiện hành vi đã tự khai nhận và trình diện trước Cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo qui định của pháp luật. Việc tự thú để có thể hưởng quyền yêu cầu xem xét miễn trách nhiệm hình sự; được thể hiện rõ nét nhất trong các loại tội phạm có đồng phạm.

Tự thú đối với các tội phạm có đồng phạm là có từ hai chủ thể trở lên cùng thực hiện một tội phạm. Trước khi hành vi phạm tội bị phát hiện; một trong những chủ thể vì lý do nào đó mà tự thú trước cơ quan có thẩm quyền để khai nhận toàn bộ hành vi của mình cũng như khai báo hành vi chuẩn bị; đang hoặc đã thực hiện của các đồng phạm khác. Việc khai báo này giúp cho cơ quan có thẩm quyền ngăn chặn kịp thời tội phạm; không cho hậu quả xảy ra trên thực tế hoặc hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả xảy ra.

Hành vi tự thú của một chủ thể tội phạm chỉ được xem xét áp dụng miễn trách nhiệm hình sự khi và chỉ khi việc khai nhận; khai báo của họ đã mang đến những lợi ích nhất định như:

+ Hiệu quả trong việc phát hiện và điều tra tội phạm; Biểu hiện ở việc cung cấp các chứng cứ, lời khai, thông tin về các đồng phạm, địa điểm….

+ Ngăn chặn hoặc hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm; Biểu hiện ở việc giúp kịp thời ngăn chặn được hậu quả; hoặc nếu hậu quả đang xảy ra thì hạn chế được đến mức thấp nhất có thể.

Mời bạn xem thêm

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Miễn trách nhiệm hình sự dựa vào những căn cứ nào? ”. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Trong trường hợp phạm nhiều tội thì bị phạt bao nhiêu năm tù?

Nếu các hình phạt đã tuyên cùng là cải tạo không giam giữ hoặc cùng là hình phạt tù có thời hạn thì các hình phạt đó được cộng lại thành hình phạt chung. Hình phạt chung không được vượt quá 3 năm đối với hình phạt cải tạo không giam giữ, 30 năm đối với hình phạt tù có thời hạn (điểm a khoản 1 Điều 55 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017).

Phạm tội giết người khi 14 tuổi có bị đi tù không?

Hành vi giết người có chủ đích có thể bị xử lý với khung hình phạt cao nhất là tử hình. Tuy nhiên, hành vi làm chết người sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi:
– Làm chết người trong trường hợp chưa đủ 14 tuổi
Điều 12 Luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự là 16 tuổi.
Như vậy, 14 tuổi sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.

Làm chết người khi phòng vệ có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.
Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm. Nên không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Để lại một bình luận