Mẫu Giấy xác nhận đủ sức khỏe đi làm sớm sau sinh

28/07/2023
Mẫu Giấy xác nhận đủ sức khỏe đi làm sớm sau sinh
610
Views

Giấy xác nhận đủ sức khỏe đi làm sớm sau sinh của người lao động nữ là một trong những giấy tờ quan trọng để người phụ nữ đủ điều kiện đi làm trở lại sau thời gian nghỉ thai sản. Lao động nữ nghỉ thai sản muốn đi làm lại thì phải chuẩn bị giấy này. Bên cạnh đó, trong trường hợp đi làm lại mà người phụ nữ có dấu hiệu sức khỏe không tốt thì có thể nghỉ thêm 30 ngày để hồi sức. Vậy mẫu giấy xác nhận đủ sức khỏe đi làm sớm sau sinh của lao động nữ bao gồm những nội dung gì? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư 247 để biết thêm thông tin liên quan đến mẫu giấy này nhé!

Căn cứ pháp lý

  • Luật Bảo hiểm xã hội 2014

Tại sao cần có giấy chứng nhận sức khỏe sau khi sinh?

Giấy chứng nhận sức khỏe sau khi sinh là loại giấy tờ cần thiết trong hồ sơ làm thủ tục nhận chế độ thai sản hoặc khi các mẹ gần đi làm trở lại.

Trước khi đi làm, người lao động đều cần phải có giấy chứng nhận sức khỏe để đảm bảo không có vấn đề gì trong quá trình làm việc. Đối với phụ nữ sau khi sinh cũng vậy. Bởi vì sau khi trải qua cuộc “vượt cạn” rất vất vả thì sức khỏe của các mẹ bị suy giảm rất nhiều. Cũng chính vì thế mà chế độ bảo hiểm thai sản quy định phụ nữ được nghỉ 6 tháng để hồi sức.

Sau khi đi làm, các mẹ phải có giấy chứng nhận sức khỏe sau khi sinh để đơn vị sử dụng lao động nắm được tình trạng sức khỏe. Bên cạnh đó, trong 30 ngày đầu tiên đi làm nếu sức khỏe của các mẹ chưa ổn định sẽ được phép nghỉ để hồi sức sau sinh.

Khi có giấy chứng nhận sức khỏe thì đơn vị sử dụng lao động mới xác nhận được tình trạng sức khỏe để đồng ý cho nghỉ theo quy định.

Mẫu Giấy xác nhận đủ sức khỏe đi làm sớm sau sinh
Mẫu Giấy xác nhận đủ sức khỏe đi làm sớm sau sinh

Trường hợp cần dùng đến giấy chứng nhận sức khỏe sau khi sinh

Các mẹ đang quan tâm đến vấn đề bảo hiểm thai sản sau sinh cần chú ý 3 trường hợp sau cần chuẩn bị giấy chứng nhận sức khỏe sau khi sinh.

Đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh

Theo quy định pháp luật, khi tham gia đầy đủ bảo hiểm xã hội, người lao động đều được hưởng chế độ thai sản, kể cả lao động nam. Khi lao động nữ mang thai và sinh con thì họ sẽ được nghỉ thai sản trước hoặc sau khi sinh con. Theo quy định tại Điều 40 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:

“1. Lao động nữ có thể đi làm trước khi hết thời gian nghỉ sinh con quy định tại khoản 1 hoặc khoản 3, Điều 34 Luật này khi đủ các điều kiện sau:

  • a) Sau khi nghỉ hưởng chế độ ít nhất 4 tháng.
  • b) Phải báo trước và được đơn vị sử dụng lao động đồng ý.

2. Ngoài tiền lương hàng ngày khi quay trở lại làm, lao động nữ đi làm trước thời hạn nghỉ sinh con vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi hết thời hạn quy định tại khoản 1 hoặc 3, Điều 34 Luật này.”

Trong Điều 157 quy định nếu người lao động có nhu cầu đi làm sớm phải có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại đến sức khỏe của người lao động và được người sử dụng lao động đồng ý thì có thể quay lại làm việc sau 4 tháng.

Nghỉ hồi sức sau khi sinh

Khi lao động nữ đã có Giấy xác nhận đủ sức khỏe sau sinh thì họ được đi làm lại. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều trường hợp lao động nữ sau sinh đi làm lại thường xuyên bị mệt và không đủ sức khỏe để tiếp tục làm việc. Chính vì vậy, pháp luật về lao động đã cho phép họ nghỉ thêm để hồi sức. Căn cứ vào Điều 41, Luật BHXH 2014 quy định về dưỡng sức, hồi phục sức khỏe sau sinh sản như sau:

“1. Trong thời gian nghỉ chế độ thai sản theo quy định tại Điều 33 và khoản 1 hoặc 3 Điều 34 của Luật này, trong khoảng  30 ngày đầu tiên làm việc mà sức khỏe chưa hồi phục có thể nghỉ dưỡng sức từ 5 – 10 ngày.

2. Số ngày nghỉ dưỡng sức quy định tại khoản 1 Điều này do người sử dụng lao động quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức được quy định như sau:

  • a) Đối với trường hợp sinh đôi trở lên được nghỉ hồi sức 10 ngày.
  • b) Đối với trường hợp sinh mổ là 7 ngày.
  • c) Đối với các trường hợp còn lại là 5 ngày.

Khi làm hồ sơ nhận tiền bảo hiểm thai sản sau khi sinh

Trong một số trường hợp để hưởng tiền thai sản thì lao động nữ sinh con phải chuẩn bị cả giấy chứng nhận sức khỏe sau khi sinh của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền nếu như tình trạng người mẹ sau sinh không đủ sức khỏe để chăm sóc con. Ngoài ra hầu như không cần thiết, chỉ một số ít đơn vị sử dụng lao động yêu cầu cần có.

Mẫu giấy xác nhận đủ sức khỏe đi làm sớm sau sinh

……………… ……………… Số:    /GKSK-………CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

GIẤY KHÁM SỨC KHỎE

(Ảnh 4 x 6cm) Họ và tên (chữ in hoa): ………….……………………………….………

Giới:          Nam □          Nữ □         Tuổi:………………………….

Số CMND hoặc Hộ chiếu: …………………….. cấp ngày……/…./…………..

tại……………………………….

Chỗ ở hiện tại:………………………………………………………..…………

………………………………..…………………………..…………….…………

Lý do khám sức khỏe:………………………………………………………………..

TIỀN SỬ BỆNH CỦA ĐỐI TƯỢNG KHÁM SỨC KHỎE

1. Tiền sử gia đình:

Có ai trong gia đình ông (bà) mắc một trong các bệnh: truyền nhiễm, tim mạch, đái tháo đường, lao, hen phế quản, ung thư, động kinh, rối loạn tâm thần,  bệnh khác:

a) Không  □;  b)  Có   □; Nếu “có”, đề nghị ghi cụ thể tên bệnh:………………………………………………

2. Tiền sử bản thân: Ông (bà) đã/đang mắc bệnh, tình trạng bệnh nào sau đây không: Bệnh truyền nhiễm, bệnh tim mạch, đái tháo đường, lao, hen phế quản, ung thư, động kinh, rối loạn tâm thần, bệnh khác: a) Không       □;  b)  Có   □

Nếu “có”, đề nghị ghi cụ thể tên bệnh:  …………………………….

3. Câu hỏi khác (nếu có):

a) Ông (bà) có đang điều trị bệnh gì không? Nếu có, xin hãy liệt kê các thuốc đang dùng và liều lượng:

……………………………………………………………………………………………

b) Tiền sử thai sản (Đối với phụ nữ): ……………………………………………

Tôi xin cam đoan những điều khai trên đây hoàn toàn đúng với sự thật theo sự hiểu biết của tôi.…………….. ngày ………. tháng………năm……………. 
Người đề nghị khám sức khỏe 
(Ký và ghi rõ họ, tên)

I. KHÁM THỂ LỰC 

Chiều cao:  …………………cm;   Cân nặng: ………… kg;   Chỉ số BMI: …………..

Mạch: ……………lần/phút;        Huyết áp:…………… /…………… mmHg

Phân loại thể lực:………………………………………………………………………………

II. KHÁM LÂM SÀNG

Nội dung khámHọ tên, chữ ký của Bác sỹ
1. Nội khoa
a) Tuần hoàn: ………………………………….  
Phân loại ………………………………………..
b) Hô hấp: …………………………………….  
Phân loại . …………………………………….
c) Tiêu hóa: ………………………………………  
Phân loại ………………………………………
d) Thận-Tiết niệu: ………………………………  
Phân loại ………………………………………..
đ) Cơ-xương-khớp: . …………………………..  
Phân loại ……………………………………..
e) Thần kinh: …………………………………   
Phân loại …………………………………………
g) Tâm thần: ……………………………………….  
Phân loại ………………………………………
2. Ngoại khoa: …………………………………..  
Phân loại ……………………………………….
3. Sản phụ khoa:  ………………………………..  
Phân loại ………………………………………….
4. Mắt:
– Kết quả khám thị lực:
Không kính:  Mắt phải:…..  Mắt trái: ……                     Có kính:     Mắt phải: …………. Mắt trái: …………
– Các bệnh về mắt (nếu có): …………………..
– Phân loại: . ………………………………….
5. Tai-Mũi-Họng
– Kết quả khám thính lực:
Tai trái:    Nói thường:….. m;    Nói thầm:…..m
Tai phải:  Nói thường:……… m;     Nói thầm:……………m
– Các bệnh về tai mũi họng (nếu có):……………………………
– Phân loại: …………………………………………………. 6. Răng-Hàm-Mặt
– Kết quả khám: + Hàm trên:. ………………..                            + Hàm dưới: ……………….
– Các bệnh về Răng-Hàm-Mặt (nếu có)…….
– Phân loại: …………………………………..
7. Da liễu: ……………………………………..   Phân loại:…………………………………….
  ……………………………………. …………………………………… …………………………………… …………………………………… …………………………………… …………………………………… …………………………………… …………………………………… …………………………………… …………………………………… …………………………………… …………………………………… …………………………………… …………………………………… …………………………………… …………………………………… …………………………………… …………………………………… …………………………………… …………………………………… …………………………………… …………………………………… …………………………………… …………………………………… …………………………………… …………………………………… …………………………………… …………………………………… …………………………………… ………………………………….. ………………………………….. ………………………………….. ………………………………….. ………………………………….. ………………………………….. ………………………………….. ………………………………….. …………………………………..
Nội dung khámHọ tên, chữ ký của Bác sỹ
1. Xét nghiệm máu:
a) Công thức máu: Số lượng HC: …………………                                   Số lượng Bạch cầu: ……………..                                Số lượng Tiểu cầu:………….
b) Sinh hóa máu:
Đường máu: …………………….     Urê:…….. Creatinin:……..     ASAT (GOT):…………   ALAT (GPT): ……….
c) Khác (nếu có):……………………………………..
  ………………………………………… ………………………………………… ………………………………………… ………………………………………… ………………………………………… ………………………………………… …………………………………………
2. Xét nghiệm nước tiểu:
a) Đường: …………………………………
b) Prôtêin: …………………………..
c) Khác (nếu có): …………………….
  ………………………………………… ………………………………………… …………………………………………
3. Chẩn đoán hình ảnh:  ………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ………………………………………… …………………………………………

IV. KẾT LUẬN

1. Phân loại sức khỏe:…………………………………………………….

2. Các bệnh, tật (nếu có): …………………………………………………………………………….

……………ngày…… tháng……… năm……….. 
NGƯỜI KẾT LUẬN 
(Ký, ghi rõ họ, tên và đóng dấu)

Xem thêm và tải xuống Mẫu giấy xác nhận đủ sức khỏe đi làm sớm

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [14.60 KB]

Hướng dẫn viết mẫu đơn xin xác nhận tình trạng sức khỏe

– Tên mẫu đơn: Đơn xin xác nhận tình trạng sức khỏe

– Hướng dẫn viết đơn:

+ (1) Nơi gửi: cơ quan mà người viết đơn muốn xin xác nhận (ví dụ: Ủy ban nhân dân xã, trạm y tế xã, sơ sở y tế,….)

+ (2) Người viết đơn điền đầy đủ và chính xac họ và tên, ngày, tháng, năm sinh.

+ (3) Quê quán: Điền đầy đủ thông tin về quê quán theo thông tin được ghi trong chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân.

+ (4) Nơi thường trú: Ghi đầy đủ địa chỉ nơi đang cư trú của người có yêu cầu giải quyết: Số nhà, ngõ(ngách, hẻm), đường phố, tổ (thôn, xóm, ấp), xã (phường, thị trấn), huyện (thị xã, thành phố), tỉnh, thành phố; trường hợp người hưởng ủy quyền cho người khác làm đơn và thủ tục thì ghi địa chỉ của người được ủy quyền.

+ (5) và (6) ghi rõ dân tộc, tôn giáo (Ví dụ: Dân tọc kInh, tôn giáo: Thiên Chúa Giáo, Phật giáo,..) nếu không theo tôn giáo thì ghi là Không.

+ (7) Trình bày nội dung cần xác nhận tình trạng sức khỏe của cá nhân người viết đơn hoặc cá nhân mà người viết đơn làm đơn thay đề nghị cơ quan có thẩm quyền.

+ (8) Họ và tên của người yêu càu xác nhận tình trạng sức khỏe.

+ (9) Họ và tên của người có yêu cầu xác nhận tình trạng sức khỏe.

Khuyến nghị

Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động toàn diện về vấn đề luật dân sự đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề Mẫu Giấy xác nhận đủ sức khỏe đi làm sớm sau sinh. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay nhu cầu dùng dịch vụ tư vấn pháp lý về lệ phí hợp thửa đất cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn của Luật sư 247 sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Đi làm sớm trước khi hết thời gian nghỉ sinh con có được không?

Bộ luật Lao động năm 2019 và Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 đều có quy định cho phép lao động nữ được đi làm sớm trước khi hết thời gian nghỉ thai sản.
Theo khoản 4 Điều 139 Bộ luật Lao động năm 2019 và Điều 40 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, để được đi làm sớm trước khi hết thời gian nghỉ sinh con, lao động nữ phải đáp ứng đủ 03 điều kiện sau:
– Đã nghỉ chế độ thai sản ít nhất 04 tháng.
Lao động nữ được nghỉ thai sản trước và sau khi sinh con với tổng thời gian là 06 tháng; trường hợp sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ thêm mỗi con, lao động nữ được nghỉ thêm 01 tháng (theo Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014).
– Người lao động phải báo trước và được người sử dụng lao động đồng ý cho trở lại làm sớm.
Pháp luật không quy định về hình thức báo trước cho người sử dụng lao động biết. Do đó, người lao động có thể tùy chọn hình thức báo trước như gặp trực tiếp, gọi điện, nhắn tín, viết mail, viết đơn xin đi làm sớm,…
– Có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động.

Nghỉ thai sản đi làm sớm cần giấy tờ gì?

Theo khoản 4 Điều 139 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động nghỉ thai sản đi làm sớm cần phải có các giấy tờ sau:
(1) Giấy xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động.
Để có được giấy xác nhận đủ sức khỏe để đi làm sớm trước khi hết thời gian nghỉ thai  sản, lao động nữ phải đi khám sức khỏe tại các cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền để được cấp giấy xác nhận tình trạng sứa khỏe.
(2) Đơn xin đi làm sớm trước khi hết thời gian nghỉ thai sản (nếu người sử dụng lao động yêu cầu).
Mẫu đơn này do người lao động tự viết, pháp luật không quy định mẫu cụ thể. Người lao động có thể tự sáng tạo nội dung miễn sao đề cập vấn đề xin đi làm sớm để người sử dụng lao động được biết.

Xin giấy xác nhận đủ sức khỏe để đi làm sớm ở đâu?

Giấy xác nhận đủ sức khỏe để đi làm sớm sớm sau sinh hiện chưa có mẫu cụ thể. Thực tế, các doanh nghiệp đang yêu cầu người lao động cung cấp giấy khám sức khỏe với nội dung xác nhận người lao động có đủ sức khỏe để làm việc.
Mẫu giấy khám sức khỏe được thực hiện theo mẫu tại Phụ lục 1 Thông tư 14/2013/TT-BYT.
Người lao động muốn xin giấy xác nhận đủ sức khỏe phải đến khám tại các cơ sở y tế, bệnh viện tuyến huyện trở lên.
Bởi các  cơ sở y tế được phép cấp mẫu giấy khám sức khỏe kể trên phải đáp ứng các điều kiện bao gồm:
– Về cơ sở vật chất, trang thiết bị: Có phòng khám lâm sàng, cận lâm sàng từng chuyên khoa, có đủ cơ sở vật chất và thiết bị y tế thiết yếu theo quy định tại Phụ lục 4 Thông tư 14/2013/TT-BYT.
– Về điều kiện và phạm vi hoạt động chuyên môn: Thực hiện được các kỹ thuật chuyên môn phù hợp với nội dung ghi trong Giấy khám sức khỏe.
Với các yêu cầu như trên, chỉ có các cơ sở y tế tuyến huyện trở lên mới đủ điều kiện cấp giấy khám sức khỏe để làm việc.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.