Đơn ly hôn là giấy tờ bắt buộc phải có khi vợ chồng muốn ly hôn. Sau đây là mẫu đơn ly hôn đơn phương và cách viết đơn ly hôn đơn phương theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP. Hãy tìm hiểu về mẫu giấy tờ này cùng Luật sư X trong bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
- Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014
- Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP
Ly hôn đơn phương là gì?
Ly hôn đơn phương là vấn đề khi hạnh phúc hôn nhân không còn được níu giữ, mâu thuẫn vợ chồng ngày càng trầm trọng, mục đích hôn nhân không đạt được. Vì vậy bên cạnh thỏa thuận ly hôn thì việc ly hôn theo yêu cầu của một trong hai bên được gọi là đơn phương ly hôn.
Điều kiện được ly hôn đơn phương là gì?
Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì hiện nay pháp luật cho phép vợ, chồng được phép ly hôn theo yêu cầu của một bên. Tuy nhiên, việc ly hôn này sẽ phải được thực hiện trên cơ sở những căn cứ nhất định. Cụ thể tại điều 56 Luật hôn nhân và gia đình 2014 về ly hôn theo yêu cầu của một bên được thực hiện trong những trường hợp sau:
Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên
1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.
Mẫu đơn ly hôn đơn phương
Mẫu đơn ly hôn đơn phương là mẫu đơn số 23-DS (Đơn khởi kiện) được ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP.
Tải xuống Mẫu đơn ly hôn đơn phương
Cách viết đơn ly hôn đơn phương
Cách viết đơn ly hôn đơn phương theo mẫu trên được hướng dẫn tại Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP như sau:
Mục (1) Ghi địa điểm làm đơn khởi kiện (ví dụ: Hà Nội, ngày….. tháng….. năm……).
Mục (2) Ghi tên và địa chỉ của Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc dân sự:
+ Nếu là Toà án nhân dân cấp huyện thì cần ghi rõ Toà án nhân dân huyện nào thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào, ví dụ: Tòa án nhân dân huyện Thường Tín, Thành phố Hà Nội.
+ Nếu là Tòa án nhân dân cấp tỉnh thì ghi rõ Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) nào, ví dụ: Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội
Mục (3) Ghi họ tên người khởi kiện. Đối với trường hợp người khởi kiện là người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi thì ghi họ tên, địa chỉ của người đại diện hợp pháp của cá nhân đó.
Mục (4) Ghi đầy đủ nơi cư trú tại thời điểm nộp đơn khởi kiện, ví dụ thôn B, xã C, huyện M, tỉnh H.
Mục (5), (7), (9) và (12) Ghi tương tự như hướng dẫn tại mục (3).
Mục (6), (8), (10) và (13) Ghi tương tự như hướng dẫn tại mục (4).
Mục (11) Nêu cụ thể từng vấn đề yêu cầu Tòa án giải quyết.
Các tài liệu, thông tin liên quan
Mục (14) Ghi rõ tên các tài liệu kèm theo đơn khởi kiện gồm có những tài liệu nào và phải đánh số thứ tự, ví dụ:
1. Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kết hôn của ông Nguyễn Văn A, bà Phạm Thị C;
2. Bản sao Giấy khai sinh của ông Nguyễn Văn C;
3. Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất,…
Mục (15) Ghi những thông tin mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án (ví dụ: Người khởi kiện thông báo cho Toà án biết khi xảy ra tranh chấp một trong các đương sự đã đi nước ngoài chữa bệnh…).
Mục (16) Người khởi kiện phải ký tên và điểm chỉ vào đơn khởi kiện.
Trường hợp người khởi kiện là người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi thì người đại diện hợp pháp đó phải ký tên điểm chỉ;
Trường hợp người khởi kiện, người đại diện hợp pháp không biết chữ, không nhìn được, không tự mình làm đơn khởi kiện, không tự mình ký tên hoặc điểm chỉ thì người có năng lực hành vi tố tụng dân sự đầy đủ làm chứng, ký xác nhận vào đơn khởi kiện theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự.
Có thể bạn quan tâm:
- Thủ tục thuận tình ly hôn
- Thủ tục ly hôn đơn phương như thế nào?
- Muốn làm thủ tục ly hôn thì cần giấy tờ gì?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Mẫu đơn ly hôn đơn phương năm 2022 và cách viết mới nhất“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty; giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân; đăng ký nhãn hiệu; hợp pháp hóa lãnh sự; đăng ký mã số thuế cá nhân,…. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102.
Hoặc qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
– Đơn xin ly hôn: Theo quy định pháp luật thì mẫu đơn ly hôn sử dụng mẫu riêng biệt giữa ly hôn đơn phương và ly hôn thuận tình, do vậy người yêu cầu cần cần tìm hiểu kỹ để sử dụng đúng mẫu đơn theo quy định.
– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (Bản gốc)
– Chứng minh nhân dân / Căn cước công dân (bản sao chứng thực)
– Hộ khẩu gia đình (bản sao chứng thực)
– Giấy khai sinh của các con (nếu có, bản sao)
– Giấy tờ chứng minh về tài sản, nợ chung (nếu có)
Bước 1: Nộp đơn ly hôn tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền.
Bước 2: Sau khi nộp đơn xin ly hôn đơn phương, tòa án sẽ đưa ra lệ phí của việc ly hôn: Phí tạm ứng ly hôn.
Bước 3: Sau khi nộp tạm ứng dân sự sơ thẩm tại chi cục Thi hành án quận/huyện thì đến Tòa án nộp biên lai phí tạm ứng.
Bước 4: Tòa án thụ lý và giải quyết
Tòa án nhân dân cấp huyện mà vợ chồng đang cư trú hoặc nơi làm việc tại đó có thẩm quyền thụ lý, giải quyết việc ly hôn theo yêu cầu của người vợ hoặc chồng.
Tuy nhiên, trường hợp những vụ án ly hôn này có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài thì Tòa án cấp huyện không có thẩm quyền mà thuộc về thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi bị đơn cư trú, làm việc.