Khiếu nại là một trong những quyền cơ bản của công dân; khi có căn cứ cho rằng các hành vi hành chính hay quyết định hành chính đã xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Có thể là khiếu nại quyết định xử phạt vi phạm giao thông của cảnh sát giao thông; hay quyết định thu hồi đất của chủ tịch ủy ban nhân dân;… Vậy mẫu đơn khiếu nại ra sao? Cách viết thế nào cho chuẩn?
Sau đây Luật sư X mời bạn đọc tham khảo bài viết: Mẫu đơn khiếu nại mới nhất năm 2022 và tải xuống mẫu đơn này!
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Mẫu đơn khiếu nại
“Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.”
Hướng dẫn viết mẫu đơn khiếu nại
Trong mẫu đơn; các mục đã có chú thích từ (1) đến (6); Luật sư X sẽ hướng dẫn bạn cách điền chính xác ; cụ thể như sau:
(1) Tên cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại. (ví dụ khiếu nại quyết định hành chính của chủ tịch ủy ban nhân dân thì gửi đến ủy ban nhân dân;…)
(2) Họ, tên và địa chỉ của người khiếu nại:
- Nếu là người đại diện của cơ quan; tổ chức thực hiện việc khiếu nại thì ghi rõ chức danh; tên cơ quan, tổ chức mà mình được đại diện;
- Nếu là người được ủy quyền khiếu nại thì ghi rõ cơ quan; tổ chức, cá nhân ủy quyền.
(3) Nếu người khiếu nại không có CMND/Hộ chiếu/Thẻ căn cước công dân thì ghi các thông tin theo giấy tờ tùy thân.
(4) Tên và địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại; (có thể là tên chiến sĩ công an lập biên bản xử phạt vi phạm giao thông; chủ tịch UBND ra quyết định hành chính;…)
(5) Khiếu nại quyết định hành chính; hành vi hành chính về việc gì? Ví dụ: khiếu nại quyết định thu hồi đất;… (ghi rõ khiếu nại lần đầu hoặc lần hai).
(6) Ghi tóm tắt nội dung khiếu nại; ghi rõ cơ sở của việc khiếu nại; yêu cầu giải quyết khiếu nại.
Tải xuống mẫu đơn khiếu nại
Luật sư X mời bạn đọc xem trước và tải xuống mẫu đơn!
Thủ tục khiếu nại theo quy định
Căn cứ theo các quy định tại Luật Khiếu nại; thủ tục khiếu nại được thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Người khiếu nại đến trực tiếp khiếu nại hoặc nộp đơn khiếu nại
- Bước 2: Thụ lý đơn khiếu nại
- Bước 3: Xác minh nội dung trong đơn khiếu nại
- Bước 4: Thông báo giải quyết khiếu nại và tổ chức đối thoại
- Bước 5: Ra quyết định giải quyết khiếu nại và thi hành quyết định.
Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết; thì có quyền khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai hoặc hết thời hạn quy định; mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án.
Có thể bạn quan tâm:
- Mẫu thông báo thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh mới nhất năm 2022
- Mẫu tờ khai tham gia điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT năm 2022
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Mẫu đơn khiếu nại mới nhất năm 2022“.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty tnhh 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, …. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
– Quyền tự mình khiếu nại hoặc ủy quyền cho người khác thực hiện việc khiếu nại;
– Quyền nhờ luật sư tư vấn về pháp luật hay ủy quyền cho họ khiếu nại;
– Quyền tham gia đối thoại hoặc ủy quyền cho người đại diện hợp pháp tham gia;
– Quyền rút yêu cầu khiếu nại tại bất cứ giai đoạn nào của quá trình giải quyết khiếu nại;
– Quyền khiếu nại lần 2 hoặc khởi kiện ra Tòa án nhân dân;
– Quyền được khôi phục quyền, lợi ích bị xâm hại;
– Quyền yêu cầu người giải quyết khiếu nại áp dụng biện pháp khẩn cấp;
– Quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu giữ; quản lý thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại;
– Nghĩa vụ khiếu nại đến đúng người có thẩm quyền giải quyết;
– Nghĩa vụ chấp hành quyết định, hành vi bị khiếu nại và quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.
– Quyền bảo vệ quan điểm. Khi thực hiện hành vi hành chính hay ban hành quyết định hành chính, cơ quan, cán bộ, công chức phải tuân thủ nguyên tắc, thẩm quyền, quy trình, thủ tục do luật định;
– Quyền được biết kết luận của người có thẩm quyền về quyết định, hành vi của mình bị khiếu nại (quyền nhận quyết định giải quyết khiếu nại lần hai);
– Người bị khiếu nại có nghĩa vụ chấp hành quyết định xác minh nội dung khiếu nại, tạo điều kiện cho người xác minh dễ dàng xác minh nội dung khiếu nại;
– Người bị khiếu nại có nghĩa vụ chấp hành quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật.
– Nghĩa vụ sửa đổi hoặc hủy bỏ quyết định, chấm dứt hành vi bị khiếu nại; bồi thường thiệt hại do quyết định, hành vi của mình gây ra.