Vận dụng quan hệ cung cầu đối với nhà nước

09/03/2022
Vận dụng quan hệ cung cầu đối với nhà nước
2497
Views

Quan hệ cung – cầu là mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa người bán với người mua hay giữa những người sản xuất với những người tiêu dùng diễn ra trên thị trường để xác định giá cả và số lượng hàng hóa, dịch vụ. Vậy việc vận dụng quan hệ cung cầu đối với nhà nước như thế nào? Bài viết dưới đây của Luật sư 247 sẽ chia sẻ đến bạn nội dung kiến thức nêu trên. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích tới bạn

Vận dụng quan hệ cung cầu đối với nhà nước

Cầu là khối lượng hàng hóa dịch vụ mà người  tiêu dùng cần mua trong một thời kỳ nhất định tương ứng với giá cả và thu nhập xác định .

Cung là khối lượng hàng hóa, dịch vụ hiện có trên thị trường và chuẩn bị đưa ra thị trường trong một thời kì nhất định, tương ứng mức giá cả, khả năng sản xuất và chi phí sản xuất xác định. 

Nội dung của quan hệ cung – cầu

*Nội dung: Mối quan hệ cung – cầu là mối quan hệ  tác động qua lại lẫn nhau giữa người bán với người mua hay giữa những người sản xuất với những người tiêu dùng diễn ra trên thị trường  để xác định giá cả và số lượng hàng hoá, dịch vụ.

 *Ba biểu hiện của nội dung quan hệ cung – cầu

– Cung – cầu tác động lẫn nhau:

Hoạt động kết nối cung-cầu hàng hóa tại thành phố Hà Nội.

+  Cầu tăng => sản xuất mở rộng => cung tăng.

+  Cầu giảm => sản xuất thu hẹp => cung giảm.

– Cung – cầu ảnh hưởng đến giá cả thị trường:

+ Cung = Cầu: giá cả = giá trị.

+ Cung > Cầu:  giá cả < giá trị .

+ Cung < Cầu:  giá cả > giá trị. 

– Giá cả thị trường ảnh hưởng đến  cung – cầu:

Vận dụng quan hệ cung cầu đối với nhà nước

+ về phía cung: Khi giá cả tăng => cung tăng và ngược lại.

+ về phía cầu: Khi giá cả giảm =>  cầu tăng và ngược lại.

Vận dụng quan hệ cung cầu đối với nhà nước và công dân

Đối với nhà nước: Thông qua việc điều tiết cung – cầu trên thị trường

Vận dụng quan hệ cung cầu đối với nhà nước

– Khi cung < cầu do khách quan điều tiết bằng cách sử dụng lực lượng dự trữ giảm giá để tăng cung.

– Khi cung  < cầu do tự phát, đầu cơ, tích trữ, điều tiết bằng cách: xử lý vi phạm pháp luật, sử dụng lưc lượng dự trữ quốc gia để tăng cung.

– Khi cung > cầu quá nhiều, có biện pháp kích cầu ( tăng đầu tư, tăng lương…)

* Đối với người sản xuất kinh doanh: Nắm vững các trường hợp cung – cầu để ra quyết định

– Thu hẹp sản xuất, kinh doanh khi cung > cầu, giá cả < giá trị có thể bị thua lỗ.

– Khi cung < cầu, giá cả > giá trị thì chuyển sang sản xuất kinh doanh.

* Đối với người tiêu dùng: Nắm vững các trường hợp cung – cầu để ra quyết định mua hay không mua.

– Giảm mua các mặt hàng khi cung < cầu và giá cả cao.

– Chuyển sang mua các mặt hàng khi cung > cầu và giá cả thấp.

Mối quan hệ cung cầu là mối quan hệ tác động giữa những chủ thể nào sau đây?

A. Người mua và người mua.

B. Người bán và người bán.

C. Người sản xuất với người tiêu dùng.

D. Người bán với tiền vốn.

Đáp án:

Đáp án đúng cho câu hỏi Mối quan hệ cung cầu là mối quan hệ tác động giữa những chủ thể nào sau đây là đáp án:

C. Mối quan hệ cung cầu là mối quan hệ tác động người sản xuất với người tiêu dùng.

Lý giải việc chọn đáp án C là đáp án đúng do:

Cầu là khối lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một thời kì nhất định, tương ứng với giá cả và thu nhập xác định. Cung là khối lượng hàng hoá, dịch vụ hiện có trên thị trường và chuẩn bị đưa ra thị trường trong một thời kì nhất định, tương ứng với giá cá, khả năng sản xuất và chí phí sản xuất xác định.

Trên thị trường, giá cả của từng hàng hóa có thể cao hoặc thấp hơn giá trị hàng hóa không chỉ do tác động của cạnh tranh, mà còn do tác động của quan hệ cung – cầu. Quan hệ cung – cầu là mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa người bán với người mua hay giữa những người sản xuất với những người tiêu dùng diễn ra trên thị trường để xác định giá cả và số lượng hàng hóa, dịch vụ.

Ngoài ra quan hệ cung – cầu tác động khá phức tạp theo những chiều hướng và mức độ khác nhau.

+ Cung – cầu tác động lẫn nhau: khi cầu tăng lên sản xuất kinh doanh mở rộng, lượng cung hàng hóa tăng lên và ngược lại khi cầu giảm xuống sản xuất kinh doanh thu hẹp, lượng cung hàng hóa giảm xuống.

+ Cung – cầu ảnh hưởng đến giá cả thị trường: Khi cung lớn hơn cầu, hoặc cung nhỏ hơn cầu đều ảnh hưởng đến giá cả thị trường. Trường hợp cung lớn hơn cầu thì giá cả thị trường thường thấp hơn giá trị hàng hoá trong sản xuất. Còn trường hợp cung nhỏ hơn cầu, giá cả thị trường thường cao hơn giá trị hàng hoá trong sản xuất. Chỉ khi cung bằng câu thì giá cả thị trường mới bằng giá trị hàng hoá trong sản xuất.

+ Giá cả thị trường ảnh hưởng đến cung cầu. Về phía cung, khi giá cả tăng lên, các doanh nghiệp mở rộng sản xuất, lượng cung tăng lên và ngược lại, khi giá cả giảm xuống, các doanh nghiệp thu hẹp sản xuất, lượng cung giảm xuống. Về phía cầu, khi giá cả giảm xuống, thì nói chung cầu có xu hướng tăng lên và ngược lại.

=> Do đó đáp án đúng cho câu hỏi mối quan hệ cung cầu là mối quan hệ tác động giữa những chủ thể nào sau đây là đáp án C. Mối quan hệ cung cầu là mối quan hệ tác động người sản xuất với người tiêu dùng.

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Vận dụng quan hệ cung cầu đối với nhà nước”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như tra cứu thông tin quy hoạch,  xin cấp phép bay flycam, thủ tục đăng ký bảo hộ logo, đăng ký bảo vệ thương hiệu, dịch vụ luật sư thành lập công ty trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Khái niệm cầu là gì?

Cầu là khối lượng hàng hóa dịch vụ mà người  tiêu dùng cần mua trong một thời kỳ nhất định tương ứng với giá cả và thu nhập xác định .

Khái niệm cung là gì?

Cung là khối lượng hàng hóa, dịch vụ hiện có trên thị trường và chuẩn bị đưa ra thị trường trong một thời kì nhất định, tương ứng mức giá cả, khả năng sản xuất và chi phí sản xuất xác định. 

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.