Các thắc mắc về bảo hành nhà ở đối với người ở chung cư

09/03/2022
Các thắc mắc về bảo hành nhà ở đối với người ở chung cư
612
Views

Khi ở nhà chung cư, có rất nhiều quy định nghiêm ngặt cũng như quy chế áp dụng đối với người ở. Việc hư hỏng cần phải sửa chữa nhà cũng là một điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên làm thế nào để biết được việc sửa chưa nhà hư hỏng thuốc trách nhiệm của ai? Muốn được bảo hành sửa chữa nhà ở cần đáp ứng điều kiện gì? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu bài viết “Các thắc mắc về bảo hành nhà ở đối với người ở chung cư″. Mong rằng có thể giải đáp phần nào những thắc mắc của bạn. Mời bạn đọc cùng tham khảo.

Căn cứ pháp lý

Nhà ở là gì?

Khái niệm nhà ở được quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Nhà ở 2014 như sau:

“Nhà ở là công trình xây dựng với mục đích để ở và phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân.”

Trong đó nhà ở bao gồm:

 – Nhà ở riêng lẻ là nhà ở được xây dựng trên thửa đất ở riêng biệt thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, bao gồm nhà biệt thự, nhà ở liền kề và nhà ở độc lập.

– Nhà chung cư là nhà có từ 2 tầng trở lên; có nhiều căn hộ, có lối đi, cầu thang chung; có phần sở hữu riêng, phần sở hữu chung; và hệ thống công trình hạ tầng sử dụng chung cho các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức.

– Nhà ở thương mại là nhà ở được đầu tư xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua theo cơ chế thị trường.

– Nhà ở công vụ là nhà ở được dùng để cho các đối tượng thuộc diện được ở nhà công vụ thuê trong thời gian đảm nhận chức vụ, công tác.

– Nhà ở để phục vụ tái định cư là nhà ở để bố trí cho các hộ gia đình, cá nhân thuộc diện được tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở; bị giải tỏa nhà ở theo quy định của pháp luật.

– Nhà ở xã hội là nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở theo quy định của Luật này.

Quy định về việc bảo hành nhà ở

Bảo hành nhà ở là gì?

Bảo hành là cam kết của người bán hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ về việc sửa chữa hoặc thay thế miễn phí trong trường hợp hàng hoá hoặc dịch vụ bị hỏng hóc hoặc do lỗi kỹ thuật của nhà sản xuất theo quy định cụ thể về điều kiện bảo hành trong một khoản thời gian được xác định.

Do đó bảo hành nhà ở cũng tương tự như với các sản phẩm khác. Nếu nhà ở xảy ra hư hỏng, chủ sở hữu có quyền yêu cầu bên có trách nhiệm thực hiện việc bảo hành đối với mình.

Trách nhiệm bảo hành nhà ở

Điều 20 Luật kinh doanh bất động sản 2014 về việc bảo hành nhà, công trình xây dựng đã bán như sau:

“1. Bên bán có trách nhiệm bảo hành nhà, công trình xây dựng đã bán cho bên mua. Trường hợp nhà, công trình xây dựng đang trong thời hạn bảo hành thì bên bán có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân thi công xây dựng, cung ứng thiết bị có trách nhiệm thực hiện việc bảo hành theo quy định của pháp luật về xây dựng.

2. Thời hạn bảo hành nhà, công trình xây dựng thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng, nhà ở, trường hợp đã hết thời hạn bảo hành thì do các bên thỏa thuận.”

Điều 85 Luật nhà ở 2014 cũng quy định như sau:

1. Tổ chức, cá nhân thi công xây dựng nhà ở phải bảo hành nhà ở theo quy định của pháp luật về xây dựng, tổ chức, cá nhân cung ứng thiết bị nhà ở phải bảo hành thiết bị đó theo thời hạn do nhà sản xuất quy định.

Trường hợp đầu tư xây dựng nhà ở để bán, cho thuê mua thì bên bán, bên cho thuê mua nhà ở có trách nhiệm bảo hành nhà ở theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 điều này. Bên bán bên cho thuê mua nhà ở có quyền yêu cầu tổ chức, các nhân thi công xây dựng cung ứng thiết bị thực hiện trách nhiệm bảo hành theo quy định của pháp luật.

Do đó bảo hành nhà ở là trách nhiệm của bên kinh doanh bán nhà ở; bên thi công xây dựng nhà ở; bên đầu tư xây dựng nhà ở để bán, cho thuê mua.

Điều kiện bảo hành nhà ở

Điều kiện để được bảo hành cũng là một trong những điều mà người ở chung cư cần chú ý.

Theo Điều 36 Nghị định 46/2015/NĐ-CP; để được bảo hành về nhà ở, chủ sở hữu phải đáp ứng các quy định:

– Trong thời hạn bảo hành

– Hư hỏng, khiếm khuyết phát sinh phải do lỗi của nhà thầu thi công xây dựng công trình; nhà thầu cung ứng thiết bị; bên bán;

Nhà thầu thi công xây dựng công trình, nhà thầu cung ứng thiết bị có quyền từ chối bảo hành trong các trường hợp hư hỏng, khiếm khuyết phát sinh không phải do lỗi của nhà thầu gây ra hoặc do nguyên nhân bất khả kháng;

Trường hợp hư hỏng, khiếm khuyết phát sinh do lỗi của nhà thầu mà nhà thầu không thực hiện bảo hành thì chủ đầu tư có quyền sử dụng tiền bảo hành để thuê tổ chức, cá nhân khác thực hiện bảo hành. Chủ đầu tư hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm thực hiện theo đúng quy định về vận hành, bảo trì công trình xây dựng trong quá trình khai thác, sử dụng công trình.

Thời hạn bảo hành nhà ở

Căn cứ Khoản 2 Điều 85 Luật nhà ở 2014 quy định như sau:

2. Nhà ở được bảo hành kể từ khi hoàn thành việc xây dựng và nghiệm thu đưa vào sử dụng với thời hạn như sau:

a, Đối với nhà chung cư thì tối thiểu là 60 tháng.

b, Đối với nhà ở riêng lẻ thì tối thiểu là 24 tháng.

Do đó với nhà ở chung cư thì thời hạn bảo hành tối thiểu là 60 tháng; tính từ khi hoàn thành việc xây dựng và nghiệm thu đưa vào sử dụng.

Nội dung bảo hành nhà ở

Bên bảo hành có trách nhiệm bảo hành về nhà ở đối với các nội dung sau đây:

Nội dung bảo hành nhà ở bao gồm:

+Sửa chữa, khắc phục các hư hỏng khung cột, dầm, sàn, tường, trần, mái, sân thượng, cầu thang bộ; các phần ốp, lát, trát;

+ Sửa chữa hệ thống cung cấp chất đốt; hệ thống cấp điện sinh hoạt, cấp điện chiếu sáng; bể nước và hệ thống cấp nước sinh hoạt; bể phốt và hệ thống thoát nước thải, chất thải sinh hoạt;

+ Khắc phục các trường hợp nghiêng, lún, nứt, sụt nhà ở; và các nội dung khác theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở và các nội dung khác theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở.

Đối với các thiệt bị khác gắn với nhà ở thì bên bán, bên cho thuê mua nhà ở thực hiện bảo hành sửa chữa, thay thế theo thời hạn quy định của nhà sản xuất.

Do đó tùy theo hợp đồng các bên mà nội dung bảo hành nhà có thể khác nhau. Tuy nhiên thường sẽ bao gồm các nội dung cơ bản kể trên.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Các thắc mắc về bảo hành nhà ở đối với người ở chung cư”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Nhà chung cư là gì?

Nhà chung cư là nhà có từ 2 tầng trở lên, có nhiều căn hộ, có lối đi, cầu thang chung, có phần sở hữu riêng, phần sở hữu chung và hệ thống công trình hạ tầng sử dụng chung cho các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức. Bao gồm nhà chung cư được xây dựng với mục đích để ở và nhà chung cư được xây dựng có mục đích sử dụng hỗn hợp để ở và kinh doanh.

Nếu hết hạn bảo hành mà nhà chung cư bị hư hỏng thì có lấy quỹ bảo trì để sửa chữa không?

Căn cứ điều 34 Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư ban hành kèm theo Thông tư 02/2016/TT-BXD, đối với nhà chung cư hết hạn bảo hành, nếu các hư hỏng thuộc phần diện tích sở hữu riêng thì chủ căn hộ chung cư phải tự sửa chữa. Các hư hỏng xảy ra ở phần diện tích, trang thiết bị thuộc sở hữu chung sẽ do Ban quản trị chung cư thực hiện bằng quỹ bảo trì.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.