Mẫu đơn kêu oan được sử dụng trong các vụ án hình sự, khi người bị kết án, người thân thích của người bị kết án cho rằng Tòa án xét xử không khách quan, không đúng luật.. Thông qua bài viết này, Luật sư X muốn giới thiệu Quý khách cách trình bày nội dung trong đơn kêu oan.
Mẫu đơn kêu oan gồm những nội dung gì?
Hiện chưa có quy định cụ thể hướng dẫn cách trình bày đơn kêu oan. Thông thường lá đơn bao gồm các nội dung sau:
- Quốc hiệu, tiêu ngữ
- Tên của lá đơn
- Kính gửi
- Họ và tên người làm đơn
- Thông tin người làm đơn
- Nội dung vụ việc
- Đề nghị xem xét lại bản án hoặc khiếu nại người, cơ quan tiến hành tố tụng
- Địa điểm, thời gian làm đơn
- Chữ ký của người làm đơn
Tải xuống Mẫu đơn kêu oan mới năm 2022
Thủ tục trình tự thực hiện kêu oan như thế nào?
Như đã trình bày ở đầu bài viết, hiện chưa có quy định cụ thể liên quan đến việc kêu oan. Vì vậy, khi cảm thấy việc xét xử của Tòa án chưa khách quan, chưa đúng pháp luật, bị cáo có quyền viết đơn kháng cáo hoặc xin giảm nhẹ hình phạt (Điểm m khoản 2 Điều 61 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015)
Ngoài ra, bị cáo, hoặc người thân của bị cáo có quyền yêu cầu luật sư tham gia bào chữa trong vụ án đó tại cấp phúc thẩm (điểm g khoản 2 Điều 61 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015)
Theo quy định tại Điều 331 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015:
Quyền kháng cáo thuộc về bị cáo, người bào chữa, người bị hại, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ án … được quy định chi tiết tại Điều 331 BLTTHS.
Căn cứ theo Điều 332 Bộ luật này: Đơn kháng cáo được gửi đến Tòa án đã xét xử cấp sơ thẩm hoặc phúc thẩm trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày tuyên án.
Nếu bị cáo đang bị tạm giam, Giám thị trại giam phải đảm bảo cho bị cáo thực hiện quyền kháng cáo và chuyển đơn đến Tòa án cấp sơ thẩm đã ra bản án , quyết định bị kháng cáo.
Trường hợp bị cáo, đương sự vắng mặt tại phiên tòa thì thời hạn trên được tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc tính từ ngày bản án được niêm yết theo quy định của pháp luật.(Điều 333 Bộ luật này)
Giai đoạn | Người tạm giam, bị can, bị cáo, người phải thi hành án | Thân nhân của Người tạm giam, bị can, bị cáo, người phải thi hành án |
Điều tra và khởi tố | Chủ thể trực tiếp “kêu oan” với cơ quan điều tra | Chủ thể gửi thư kiến nghị gửi cơ quan điều tra, đưa ra lý do, đề nghị xem xét |
Truy tố | Chủ thể trực tiếp “kêu oan” với Viện kiểm sát, đề nghị Viện kiểm sát xem xét, trả hồ sơ cho cơ quan điều tra để điều tra bổ sung. | Chủ thể “kêu oan” với Viện kiểm sát bằng cách gửi thư đề nghị Viện kiểm sát xem xét. |
Xét xử Sơ thẩm | Chủ thể trực tiếp “kêu oan” với Tòa án, đề nghị Tòa án xem xét việc trả hồ sơ, điều tra bổ sung.Người phạm tội có thể kháng cáo trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày bị tuyên án. | Chủ thể “kêu oan” có thể gửi thư kiến nghị tới Tòa án trong thời gian trước khi diễn ra phiên tòa diễn ra.Chủ thể có thể gửi thư kiến nghị đến Viện kiểm sát, Viện Kiểm sát xem xét và kháng nghị trong thời hạn 15 ngày (đối với VKS cùng cấp) và 30 ngày (đối với cấp trên trực tiếp) kể từ ngày tuyên án. |
Xét xử Phúc thẩm | Chủ thể trực tiếp “kêu oan” tại phiên tòa. | Không |
Giám đốc thẩm và tái thẩm | Khi có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc xử lý vụ án hoặc có tình tiết mới làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án hoặc quyết định mà tòa án không biết được khi ra bản án hoặc quyết định đó, người bị kết án hoặc thân nhân, những người biết sự việc có thể làm đơn xin giám đốc thẩm hoặc tái thẩm gửi đến cơ quan có thẩm quyền đề nghị cơ quan này xem xét lại bản án của tòa án đã có hiệu lực pháp luật. | |
Thi hành án | Chủ thể có thể viết thư Kiến nghị cho Chủ tịch nước hoặc các cơ quan |
Mời bạn xem thêm :
- Những điều cần biết về tài sản sau ly hôn
- Giải quyết khi mua đất dính quy hoạch
- Thủ tục người nước ngoài nhận nuôi con tại việt nam
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Mẫu đơn kêu oan mới năm 2022”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như soạn thảo hồ sơ quyết định giải thể công ty tnhh 1 thành viên, Đăng ký mã số thuế cá nhân, điều kiện cấp phép bay flycam, thủ tục ngừng kinh doanh công ty TNHH, dịch vụ luật sư thành lập công ty trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Các câu hỏi thường gặp
Nội dung vụ việc: Tại đây, người làm đơn ghi rõ mình (hoặc người thân của mình) là bị cáo trong vụ án nào. Đưa ra căn cứ cho rằng việc xét xử có dấu hiệu oan sai và đề nghị cá nhân, cơ quan có thẩm quyền xem xét.
Nếu bị can không có đơn kêu oan nhưng ông, bà; cha, mẹ; vợ hoặc chồng; anh, chị, em ruột của người đó liên tục kêu oan thay bị can thì có giải quyết hay không.
Theo VKSND Tối cao, khoản 1 Điều 469 Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) quy định cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người tiến hành tố tụng khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Bị can là người chịu tác động trực tiếp bởi quyết định, hành vi tố tụng, biết rõ hành vi vi phạm đã thực hiện và sự việc phạm tội đã xảy ra trong thực tế khách quan, có năng lực trách nhiệm hình sự có khả năng quyết định việc thực hiện quyền khiếu nại. Vì vậy, chỉ khi bị can khiếu nại thì mới xác định là đơn khiếu nại. Các trường hợp còn lại, khi nhận được đơn thì xử lý, giải quyết theo thủ tục đơn kiến nghị, đề nghị, phản ánh.