Kinh doanh buôn bán hàng hóa trở thành ngành nghề có mạng lưới lớn nhất trong xã hội. Điều này đặt ra nhu cầu cần phải có quy định chặt chẽ để quản lý hoạt động kinh doanh hàng hóa này. Mà không thể bỏ qua được vấn đề hàng hóa buôn bán phải có hóa đơn. Vậy hóa đơn lẻ là gì? Làm thế nào để có hóa đơn bán lẻ? Kinh doanh hàng hóa không có hóa đơn bị xử lý như thế nào? Sau đây; Luật sư X sẽ giải đáp các vấn đề trên thông qua bài viết: Mẫu đơn đề nghị cấp hóa đơn lẻ mới nhất. Mời bạn đọc theo dõi!
Căn cứ pháp lý
- Nghị định 185/2013/NĐ-CP
- Thông tư 39/2014/TT-BTC
Nội dung tư vấn
Hóa đơn lẻ là gì?
Hóa đơn là chứng từ do người bán lập; ghi nhận thông tin bán hàng hóa; cung ứng dịch vụ theo quy định của pháp luật (theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 39/2014/TT-BTC).
Hóa đơn bán lẻ là loại hóa đơn người bán xuất cho người mua khi người đi mua hàng. Hóa đơn bán lẻ không có giá trị nhiều về mặt pháp lý và không được chi cục thuế quản lý. Hóa đơn lẻ của các cửa hàng, hộ kinh doanh, cơ sở kinh doanh.
- Hóa đơn bán lẻ có thể mua dễ dàng ở các tiệm sách hoặc tự in theo mẫu của từng công ty; có thể mua tại các nhà sách khác nhau trên toàn quốc; hoặc tự in theo mẫu thiết kế của công ty mình.
- Hóa đơn bán lẻ là những hóa đơn không được kê khai khấu trừ thuế; mà chỉ được hạch toán nội bộ tại đơn vị mua bán. Thường được sử dụng ở các cửa hàng lẻ; shop bán nhỏ và không do Bộ tài chính phát hành.
Hóa đơn bán hàng lẻ được sử dụng trực tiếp giữa người bán và mua hàng khi thanh toán. Hóa đơn bán lẻ có nội dung đơn giản thể hiện các tiêu thức về ngày tháng năm; người bán, người mua, nội dung hàng hóa, đơn vị tính, thành tiền, chữ ký người bán người mua hàng. Hóa đơn bán lẻ thì sẽ khác với hóa đơn đỏ là không có con dấu.
Dù không có nhiều giá trị về pháp lý hay thuế; nhưng nó cũng có vai trò nhất định giữa người bán với người mua. Hóa đơn bán lẻ sẽ giúp chứng minh được sự mua bán giữa hai bên. Nếu xảy ra tranh chấp giữa 2 bên thì việc mà có hóa đơn bán lẻ thì cũng là có được một bằng chứng đáng giá. Mục đích chủ yếu của hóa đơn bán lẻ là để giúp thể hiện nội dung việc mua bán (số lượng, tên hàng hóa, thành tiền, ngày tháng,….)
Tải xuống mẫu đơn đề nghị cấp hóa đơn lẻ
Mẫu TB01/AC: Đơn đề nghị cấp hóa đơn lẻ là biểu mẫu được áp dụng đối với các hộ; cá nhân kinh doanh khi muốn mua hóa đơn bán lẻ phải có đơn đề nghị mua; việc này nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu hàng hóa; cung ứng dịch vụ trong nền kinh tế thị trường hiện nay.
Luật sư X mời bạn đọc xem trước và tải xuống mẫu đơn này!
Khi hóa đơn sai sót có sửa được không?
Do hóa đơn bán lẻ là loại hóa đơn người bán xuất cho người mua khi người đi mua hàng; không có giá trị nhiều về mặt pháp lý và không được chi cục thuế quản lý. Hơn thế nữa; như đã phân tích ở trên; các loại hóa đơn này rất dễ dàng mua được ở tạp hóa hay siêu thị;… Cho nên khi hóa đơn có sai sót về mặt nội dung thì cũng không cần thiết phải sửa đổi; bổ sung; có thể mua hoặc in loại hóa đơn khác. Nếu sai sót về số tiền thì người bán hoàn toàn có thể thỏa thuận với người mua về vấn đề này.
Đối với những hóa đơn chứng từ do chi cục thuế quản lý; thì trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua nhưng chưa giao hàng hóa; cung ứng dịch vụ hoặc hóa đơn đã lập và giao cho người mua; người bán và người mua chưa kê khai thuế nếu phát hiện sai phải hủy bỏ; hóa đơn đã lập và giao cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ; người bán và người mua đã kê khai thuế, sau đó phát hiện sai sót; thì bên bán và bên mua phải lập biên bản có thỏa thuận ghi rõ sai sót đồng thời lập hóa đơn điều chỉnh.
Có thể bạn quan tâm:
- Mẫu đơn đề nghị hưởng trợ cấp thai sản mới nhất
- Mẫu đơn ly hôn khi một bên ở nước ngoài năm 2022
- Mẫu đơn đề nghị cấp phép thi công công trình năm 2022
Quy định pháp luật về hóa đơn.
Theo quy định tại Nghị định 51/2010/NĐ-CP; hóa đơn là chứng từ do người bán lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật. Hóa đơn được phân làm 3 loại chính sau:
- Hóa đơn giá trị gia tăng.
- Hóa đơn bán hàng.
- Hóa đơn khác.
Về mặt hình thức. Các loại hóa đơn này có thể được thể hiện dưới hình thức hoá đơn tự tin; hóa đơn điện tử hoặc hóa đơn đặt in. Các hình thức này có thể do luật quy định hoặc do các bên lựa chọn.
Về mặt nội dung trên hóa đơn; cần chú ý những nội dung bắt buộc phải có như sau:
- Tên hóa đơn, ký hiệu hóa đơn; số hóa đơn, tên liên hóa đơn. Đối với hóa đơn đặt in còn phải ghi tên tổ chức đã nhận in hóa đơn.
- Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán.
- Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua.
- Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ; thành tiền chưa có thuế giá trị gia tăng, thuế suất thuế giá trị gia tăng; số tiền thuế giá trị gia tăng trong trường hợp là hóa đơn giá trị gia tăng.
- Tổng số tiền thanh toán, chữ ký người mua, chữ ký người bán; dấu người bán (nếu có) và ngày, tháng, năm lập hóa đơn.
Kinh doanh hàng hóa không có hóa đơn xử phạt như nào?
Hóa đơn không chỉ đơn giản ghi lại tên mặt hàng; số lượng hàng hóa xuất. Mà hóa đơn còn ghi lại số thuế mà các bên có nghĩa vụ thực hiện. Trong khi đó thuế là một nguồn thu chính của ngân sách nhà nước. Ngân sách giúp duy trì hoạt động quản lý chung; xây dựng đất nước. Tuy nhiên ở đâu đó vẫn tồn tại những lợi ích cá nhân; lợi ích nhóm. Không ít chủ thể bỏ qua hóa đơn hàng hóa để trốn thuế; trục lợi. Vậy hành vi này có thể bị xử lý như thế nào?
Theo Điều 21; Nghị định 185/2013/NĐ-CP quy định các mức phạt đối như sau:
Giá trị hàng không rõ nguồn gốc | Mức phạt |
Dưới 1 triệu | Phạt tiền từ 200 – 400 nghìn đồng. |
1 triệu đến dưới 2 triệu đồng | Phạt tiền từ 400 – 600 nghìn đồng |
2 triệu đến dưới 3 triệu đồng | Phạt tiền từ 600 nghìn đến 1 triệu đồng. |
3 đến dưới 5 triệu đồng | Phạt tiền từ 1 – 2 triệu đồng. |
10 đến dưới 20 triệu đồng | Phạt tiền từ 3 – 5 triệu đồng. |
20 – dưới 30 triệu đồng | Phạt tiền từ 5 -7 triệu đồng. |
30 đến dưới 40 triệu đồng | Phạt tiền từ 7 – 10 triệu đồng. |
50 đến dưới 70 triệu đồng | Phạt tiền từ 10 – 15 triệu đồng. |
70 đến dưới 100 triệu đồng | Phạt tiền từ 20 – 30 triệu đồng |
từ 100 triệu đồng trở lên | Phạt tiền từ 30 – 40 triệu đồng. |
Ngoài ra; tại Khoản 13, Điều 21, Nghị định 185/2013/NĐ-CP; Chính Phủ khẳng định sẽ phạt tiền gấp đôi các mức phạt trên đối với người sản xuất; nhập khẩu nếu vi phạm hành chính hay mắc phải các sai phạm quy định tại khoản này.
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về: Mẫu đơn đề nghị cấp hóa đơn lẻ mới nhất. Hy vọng bài viết hữu ích với độc giả!
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, tạm dừng công ty, giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, …. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Biên bản điều chỉnh hóa đơn là biên bản được lập cùng với hóa đơn điều chỉnh để sử dụng khi hóa đơn có những sai sót về ngày; số tiền hàng, địa chỉ hoặc nội dung hóa đơn. Căn cứ của điều chỉnh hóa đơn chính là việc phát hành hóa đơn.
Trên thông báo phát hành hóa đơn phải bao gồm những thông tin: tên đơn vị phát hành hóa đơn; mã số thuế, địa chỉ, điện thoại, email, các loại hóa đơn phát hành; tên và mã số thuế của doanh nghiệp in hóa đơn, tên và mã số thuế của đơn vị trung gian cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử; tên và mã số thuế của đơn vị cung ứng phần mềm tự in hóa đơn; ngày lập thông báo phát hành hóa đơn, tên và chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, đóng dấu đơn vị.
– Các hộ gia đình, cá nhân đã đăng ký kinh doanh.
– Các tổ chức có hoạt động kinh doanh nhưng không phải là doanh nghiệp. Trường hợp này sẽ bao gồm cả hợp tác xã; nhà thầu nước ngoài hay ban quản lý dự án,…
– Các tổ chức; doanh nghiệp áp dụng phương pháp trực tiếp theo tỷ lệ % doanh thu khi nộp thuế GTGT.
– Các doanh nghiệp đang sử dụng hóa đơn tự in; đặt in thuộc loại có rủi ro cao về thuế.
– Các doanh nghiệp đang sử dụng hóa đơn tự in; đặt in nhưng có hành vi vi phạm hành chính liên quan đến trốn thuế hay gian lận thuế.