Mẫu đơn đề nghị hưởng trợ cấp xã hội

09/05/2022
Mẫu đơn đề nghị hưởng trợ cấp xã hội mới nhất
1056
Views

Trợ cấp xã hội ra đời với mục tiêu là giúp những người có hoàn cảnh khó khăn khắc phục khó khăn; rủi ro;… và hướng đến ổn định cuộc sống. Tuy nhiên; những đối tượng nào được hưởng trợ cấp xã hội? Mức hưởng là bao nhiêu? Và làm thế nào để được hưởng trợ cấp xã hội? Luật sư X sẽ giải đáp những vấn đề trên thông qua bài viết: Mẫu đơn đề nghị hưởng trợ cấp xã hội mới nhất. Mời bạn đọc theo dõi và tải xuống mẫu đơn!

Căn cứ pháp lý

Nghị định 20/2021/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

Trợ cấp xã hội là gì?

Trợ cấp xã hội là những khoản tiền hoặc tài sản do Nhà nước; do các tổ chức phi chính phủ cấp cho các thành viên trong xã hội khi họ gặp những rủi ro; nghèo đói; trong cuộc sống; những người có hoàn cảnh khó khăn để giúp họ khắc phục khó khăn và hướng đến ổn định cuộc sống.

Mẫu đơn đề nghị hưởng trợ cấp xã hội

Để có thể được hưởng trợ cấp xã hội thì việc hoàn thiện mẫu đơn đề nghị hưởng trợ cấp xã hội là không thể thiếu. Đối với các chủ thể là cá nhân hay hộ gia đình và chủ thể là sinh viên là những chủ thể được hưởng trợ cấp xã hội khác nhau; cơ quan giải quyết vấn đề trên cũng khác nhau; nên sẽ có những mẫu đơn riêng biệt dùng cho những trường hợp cụ thể.

Sau đây; Luật sư X mời bạn đọc xem trước và tải xuống hai mẫu đơn này!

Mẫu đơn đề nghị hưởng trợ cấp xã hội dành cho sinh viên

Mẫu đơn đề nghị hưởng trợ cấp xã hội dành cho cá nhân, hộ gia đình

Hồ sơ thực hiện trợ cấp xã hội hàng tháng

Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 20/2021/NĐ-CP; có hai loại hồ sơ là hồ sơ thực hiện trợ cấp xã hội và hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí chăm sóc; nuôi dưỡng hàng tháng. Cụ thể như sau:

Hồ sơ đề nghị trợ cấp xã hội hàng tháng bao gồm:

Tờ khai của đối tượng theo Mẫu số 1a, 1b, 1c, 1d, 1đ ban hành kèm theo Nghị định 20/2021/NĐ-CP.

Hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng bao gồm:

  • Tờ khai hộ gia đình có người khuyết tật đặc biệt nặng theo Mẫu số 2a ban hành kèm theo Nghị định này;
  • Tờ khai nhận chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội theo Mẫu số 2b ban hành kèm theo Nghị định này;
  • Tờ khai của đối tượng được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trong trường hợp đối tượng không hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Nghị định này.

Đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng

Nhóm đối tượng thứ nhất

Trẻ em dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng thuộc một trong các trường hợp sau đây:

Trường hợp không có cha mẹ

  • Bị bỏ rơi chưa có người nhận làm con nuôi;
  • Mồ côi cả cha và mẹ;
  • Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật;
  • Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc; nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội;
  • Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chỉnh tại trường giáo dưỡng; cơ sở giáo dục bắt buộc; cơ sở cai nghiện bắt buộc;
  • Cả cha và mẹ bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật;

Trường hợp có cha mẹ thuộc đối tượng đặc biệt

  • Cả cha và mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội;
  • Cả cha và mẹ đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam; hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng; cơ sở giáo dục bắt buộc; cơ sở cai nghiện bắt buộc;
  • Cha hoặc mẹ bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật; và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc; nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội;
  • Cha hoặc mẹ bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật; và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam; hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng; cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
  • Cha hoặc mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc; nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam; hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng; cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Nhóm đối tượng thứ hai

Người thuộc diện quy định tại mục (1) đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng mà đủ 16 tuổi nhưng đang học văn hóa; học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng; đại học văn bằng thứ nhất thì tiếp tục được hưởng chính sách trợ giúp xã hội cho đến khi kết thúc học; nhưng tối đa không quá 22 tuổi.

Nhóm đối tượng thứ ba

Trẻ em nhiễm HIV/AIDS thuộc hộ nghèo. Mức hệ số áp dụng đối với nhóm đối tượng này là:

  • Hệ số 2,5 đối với đối tượng dưới 4 tuổi;
  • Hệ số 2,0 đối với đối tượng từ đủ 4 tuổi đến dưới 16 tuổi.

Nhóm đối tượng thứ tư

Người thuộc diện hộ nghèo; hộ cận nghèo chưa có chồng hoặc chưa có vợ; đã có chồng hoặc vợ nhưng đã chết hoặc mất tích theo quy định của pháp luật và đang nuôi con dưới 16 tuổi hoặc đang nuôi con từ 16 đến 22 tuổi và người con đó đang học văn hóa; học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất quy định tại mục (2).

Nhóm đối tượng thứ năm

Người cao tuổi thuộc một trong các trường hợp quy định sau đây:

  • Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo; không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng (*);
  • Người cao tuổi từ đủ 75 tuổi đến 80 tuổi thuộc diện hộ nghèo; hộ cận nghèo không thuộc diện quy định ở điểm a khoản này đang sống tại địa bàn các xã; thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn;
  • Người từ đủ 80 tuổi trở lên không thuộc diện quy định tại (*) mục này mà không có lương hưu; trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng;
  • Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo; không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng; không có điều kiện sống ở cộng đồng; đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội nhưng có người nhận nuôi dưỡng; chăm sóc tại cộng đồng.

Nhóm đối tượng thứ sáu

Người khuyết tật nặng; người khuyết tật đặc biệt nặng theo quy định pháp luật về người khuyết tật. Trong đó:

  • Người khuyết tật đặc biệt: Những người do khuyết tật dẫn đến mất hoàn toàn chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn.
  • Người khuyết tật nặng: Là những người do khuyết tật dẫn đến mất một phần hoặc suy giảm chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được một số hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc.

Nhóm đối tượng thứ bảy

Trẻ em dưới 3 tuổi thuộc diện hộ nghèo; hộ cận nghèo không thuộc đối tượng quy định tại các mục (1), (3) và (6) đang sống tại địa bàn các xã; thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn (quy định mới).

Nhóm đối tượng thứ tám

Người nhiễm HIV/AIDS thuộc diện hộ nghèo không có nguồn thu nhập ổn định hàng tháng như tiền lương; tiền công, lương hưu, trợ cấp bảo bảo hiểm xã hội, trợ cấp xã hội hàng tháng.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về: Mẫu đơn đề nghị hưởng trợ cấp xã hội mới nhất. Hy vọng bài viết hữu ích với độc giả!

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, tạm dừng công ty,  giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu,  …. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Các trường hợp tạm dừng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng?

Theo quy định mới; việc tạm dừng hưởng trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc; nuôi dưỡng hàng tháng trong các trường hợp sau đây:
– Đối tượng không nhận chế độ; chính sách liên tục từ 03 tháng trở lên;
– Đối tượng không chấp hành yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc xác định lại mức độ khuyết tật; xác định lại điều kiện hưởng trợ giúp xã hội hoặc thông tin khác phục vụ công tác quản lý đối tượng;
– Đối tượng bị tạm giam từ 01 tháng trở lên đối với trường hợp đối tượng đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng.

Thẩm quyền tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội của cơ quan nào?

Thẩm quyền tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội: Người đứng đầu cơ sở trợ giúp xã hội quyết định tiếp nhận đối tượng vào cơ sở. Đối với cơ sở trợ giúp xã hội do cấp huyện quản lý thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định đưa đối tượng vào cơ sở.

Mức chuẩn trợ cấp xã hội hiện nay là bao nhiêu?

Mức chuẩn trợ giúp xã hội áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2021 là 360.000 đồng/tháng.
Tùy theo khả năng cân đối của ngân sách; tốc độ tăng giá tiêu dùng và tình hình đời sống của đối tượng bảo trợ xã hội; cơ quan có thẩm quyền xem xét, điều chỉnh tăng mức chuẩn trợ giúp xã hội cho phù hợp; bảo đảm tương quan chính sách đối với các đối tượng khác.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Biểu mẫu

Comments are closed.